9. Cấu trúc của luận văn
1.4.1 Cơ sở để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vật lí
Trong cuốn “Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông” [9], PGS. TS Nguyễn Văn Biên, TS Tưởng Duy Hải cùng nhiều tác giả khác đã đưa ra nguyên tắc đánh giá năng lực trong giáo dục STEM là cần phải bám sát nguyên tắc đánh giá năng lực chung, đó là:
- Đánh giá bám sát mục tiêu phát triển năng lực. - Đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả.
- Hỗ trợ nhiều cách để ghi lại những suy nghĩ, vấn đề thực tiễn và sản phẩm của học sinh, bao gồm các bài viết, hình ảnh hoặc video.
- Tạo điều kiện cho việc thảo luận và cộng tác giữa các học sinh. - Sử dụng các kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Công cụ được sử dụng trong đánh giá cần thỏa mãn các tiêu chí sau: - Tương thích với công cụ đa phương tiện và mô phỏng.
Để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vật lí của học sinh, chúng tôi dựa vào nội hàm và cấu trức của khái niệm năng lực vật lí. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí trong giai đoạn sau 2018, năng lực vật lí gồm ba thành phần: [1]
+ Nhận thức được kiến thức phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí,cchất, năng lượng và sóng, lực và trường.
+ Nhận biết được một số ngành nghề liên quan đến vật lí - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
+ Thực hiện được hoạt động tìm hiểu một số sự vật hiện tượng đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình xây dựng kiến thức
+ Sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề.