Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và gia đình họ, đóng góp cho sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng đƣợc coi là mục tiêu quan trọng. Những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nhƣ trả lƣơng cao, phân phối công bằng, thực hiện đầy đủ các chế độ lao
động, xây dựng đƣợc môi trƣờng làm việc thân thiện, an toàn... sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc lao động có tay nghề cao, gắn bó với doanh nghiệp. Về phía ngƣời lao động, việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ tạo điều kiện để họ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần do đƣợc làm việc trong điều kiện đảm bảo các quyền lợi, chế độ và môi trƣờng lao động. Chính vì thế, ngƣời lao động cũng phải thực hiện tốt các trách nhiệm của mình, nhƣ tôn trọng các cam kết trong hợp đồng lao động, chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
Trong quan hệ lao động, theo quy định tại Việt Nam, công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho ngƣời lao động tham gia xây dựng, đàm phán, ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể đây đƣợc coi là cơ sở của quan hệ lao động hài - hòa, ổn định và tiến bộ ở doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ngày một nhiều. Đó là mảnh đất để tổ chức công đoàn hoạt động, đòi hỏi công đoàn phải đổi mới nội dung và phƣơng pháp hoạt động cho phù hợp, phải tập hợp đƣợc nhiều đoàn viên, bám sát cơ sở để giữ vững vị trí, phát huy vai trò tích cực của mình. Vai trò của công đoàn cơ sở trong việc đàm phán với doanh nghiệp về những quyền lợi của công nhân là rất cần thiết, nếu công đoàn đàm phán có hiệu quả với doanh nghiệp về quyền lợi của công nhân sẽ hạn chế tối đa các cuộc đình công, trong trƣờng hợp phải "nói chuyện" với doanh nghiệp bằng đình công, công đoàn cơ sở phải là tổ chức hƣớng dẫn công nhân đình công theo trình tự hợp pháp.
Tuy nhiên, một thực tế là vai trò của công đoàn ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động còn khá
mờ nhạt. Ở Việt Nam, từ khi có quy định về đình công đến nay đã xảy ra hơn 4.200 cuộc đình công, song hầu hết đều là tự phát và không đúng trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành, không do công đoàn lãnh đạo. Theo đánh giá của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, có đến 90% số cuộc đình công diễn ra ở Việt Nam thời gian qua nhằm mục đích yêu cầu chủ sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi về tiền lƣơng, tiền thƣởng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các chế độ xã hội khác. Trên thực tế, do thu nhập quá thấp so với cƣờng độ, thời gian mà ngƣời lao động phải bỏ ra, do chủ sử dụng lao động vi phạm Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, không quan tâm đến quan hệ lao động, không tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động, xâm phạm quyền, lợi ích, thân thể ngƣời lao động... là những nguyên nhân chính dẫn đến đình công. Một nghịch lý là có đến 70% số cuộc đình công xảy ra ở doanh nghiệp Việt Nam có tổ chức công đoàn nhƣng đều không có sự lãnh đạo của công đoàn cơ sở, thậm chí xảy ra đình công rồi, công đoàn cơ sở mới biết. Điều này cho thấy vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động còn rất yếu.