6Sự tăng trưởng nhanh chóng của Berkshire

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 1 (Trang 44 - 48)

của Berkshire

igrmb-6

Tiền thân của hãng Berkshire Hathaway là một công ty máy móc dệt may có lịch sử hàng trăm năm, thời kỳ hưng vượng nó có tới 14 xưởng dệt may. Những năm đầu thập kỷ 20, các doanh nghiệp dệt may hưng thịnh một thời gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt. Đến

những thập niên 50, 60, công ty này đứng trước bờ vực phá sản, 14 xưởng sản xuất cũng lần lượt đóng cửa, phải bán đi một nửa.

Lúc đó, các nhà đầu tư đều không mấy hứng thú với công ty

Berkshire, trong mắt họ, Berkshire chẳng khác nào điếu thuốc hút hết chỉ còn lại đầu lọc. Tuy nhiên, Buffett lại có một cái gì đấy rất đặc biệt với Berkshire, năm 1962, ông mua vào cổ phiếu của

Berkshire với giá mỗi cổ phiếu 7 đô-la, và trở thành cổ đông lớn của công ty này.

Chẳng lẽ Berkshire đúng như những gì người ta nghĩ, chỉ giống như đầu lọc thuốc lá còn sót lại sao? Đương nhiên không phải vậy!

Buffett đã theo nguyên tắc "giá trị nội tại” để mua vào cổ phiếu. Thực tế sau này đã chứng minh, việc làm của Buffett là rất đúng đắn, thông qua Berkshire, ông đã xây dựng nên vương quốc đầu tư của riêng mình.

Vài năm sau đó, Buffett liên tục mua vào cổ phiếu của Berkshire, đến năm 1965, ông đã nắm giữ 70% cổ phiếu của Berkshire, và giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Berkshire lúc này có thể nói là không còn một chút gì đáng giá, chỉ còn lại hai công xưởng giá trị không tới một triệu đô-la, nhưng những điều này không hề lay động niềm tin của Buffett.

Buffett đã tiến hành một loạt những cải cách, bán đi một xưởng, sắp xếp lại đội ngũ nhân viên, và bầu Ken Chace giữ chức phó tổng giám đốc công ty. Với sự tận tâm của Chace, nghiệp vụ của công ty bắt đầu hồi phục và tăng trưởng, không lâu sau đã thu được lợi nhuận, giá cổ phiếu theo đó cũng dần tăng lên, tài khoản của Buffett cũng nhờ đó có được những khoản thu khả quan.

Từ đó về sau, thông qua Berkshire, Buffett đã thực hiện hàng loạt những hoạt động mua bán đầu tư, ông muốn đưa Berkshire trở thành một vương quốc của cải. Năm 1967, lấy danh nghĩa công ty Berkshire, Buffett đã mua vào 8.600.000 đô-la cổ phần từ hai công ty bảo hiểm danh tiếng của Ohama, tức công ty Bồi thường quốc dân và công ty Bảo hiểm tai nạn và hải quân. Tiếp đó, Berkshire lại mua tiếp gần hết cổ phần của công ty Tín dụng và Ngân hàng Illinois; Ngoài ra, ông còn mua một công ty ngân phiếu có cổ phiếu Blue Chip nữa, công ty này lúc đó có 60 triệu đô-la ngân phiếu ngắn hạn có thể đổi ra tiền mặt bất cứ lúc nào, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán sau này của Buffett.

Năm 1969, Mỹ tuyên bố đưa người bay lên mặt Trăng thành công, cả đất nước Mỹ chìm trong sự hân hoan, thị trường cổ phiếu cũng vì thế mà nóng bỏng theo. Tuy nhiên, Buffett lại đưa ra một quyết định làm người khác phải ngạc nhiên. Năm 1970, Buffett tuyên bố giải thể công ty hợp tác đầu tư, lí do rất đơn giản, ông không tìm được cổ phiếu nào thấp hơn giá trị cổ phiếu trên thị trường. Sự việc tiếp theo đã chứng minh quyết định này của ông rất đúng đắn, thị trường cổ phiếu Mỹ sang đầu năm 1970 bắt đầu sa sút. Công ty hợp tác đầu tư này hoạt động từ năm 1957 đến năm 1970, trong 13 năm, tỉ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 29.5%, vượt qua chỉ số Dow Jones cùng kỳ năm trước là 22%. Trong thời gian 13 năm, tuy chỉ số Dow sụt giảm 5 lần, nhưng công ty vẫn luôn giữ ổn định.

Năm 1970, sau khi công ty đối tác giải thể, Buffett với danh nghĩa cá nhân đã mua một phần cổ phần từ tay các đối tác khác, tổng cộng nắm giữ 240 nghìn cổ phiếu của Berkshire, ước tính chiếm 25% cổ phần của công ty. Việc thu mua của Buffett không vì công ty giải thể mà dừng lại. Ngược lại, càng ngày càng mãnh liệt.

Năm 1972, với 25 triệu đô-la, ông mua vào công ty kẹo See's Candies, công ty này trong vòng 10 năm đã đem lại cho Berkshire 212 triệu đô-la thu nhập sau thuế.

Năm 1977, Buffett đã mua lại tờ Buffalo Evening News, bắt đầu bước chân vào lĩnh vực báo chí truyền thông. Lần làm ăn này tuy không mang lại lợi nhuận cho Berkshire, thậm chí còn gây tổn thất, nhưng qua sự quản lý của Buffett, trong vài năm sau đã có được những thành quả khả quan. Điều này đã khiến Buffett lần đầu nếm trải được vị ngọt của ngành in ấn xuất bản, tạo tiền đề cho việc thu mua công ty phát thanh Mỹ (American Broadcasting Corporation) và tờ Washington Post sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Buffett, Hathaway đã phát triển nhanh chóng, trở thành công ty đầu tư cổ phiếu có ảnh hưởng sâu sắc, với hàng trăm công ty con và phạm vi rộng lớn, trong đó không thể không kể đến những công ty nổi tiếng như Coca- Cola, Gillette, tờ

Washington Post, ngân hàng Wells Fargo.

Từ sau khi lên làm quản lý Berkshire, cổ phiếu tăng từ 7 đô-la lên 150 nghìn đô-la; cũng vì nắm giữ 31.1% cổ phần của Berkshire nên nhiều lần Buffett giữ vị trí đầu bảng những người giàu nhất trên thế giới.

Từ năm 2007 đến nay, mặc dù thế giới diễn ra cơn bão tiền tệ chưa từng thấy, Buffett và hãng Berkshire phải chịu không ít những tổn thất, nhưng so với những nhà đầu tư phố Wall khác thì Buffett và Berkshire vẫn làm tương đối tốt, họ hoàn toàn có khả năng nhanh chóng phát triển trở lại.

Point

4l6v6-7

Muốn giành chiến thắng trong thị trường cổ phiếu thì phải có tư duy hơn người, lợi dụng tư duy của số đông, mua vào khi mọi người chưa chú ý đến, và bán ra khi mọi người đã để ý đến nó. Giảm

nhiều rồi sẽ tăng lại, tăng nhiều rồi sẽ bị giảm, đây là nguyên lý thường thấy trong thị trường cổ phiếu.

4ni3e-22

Vương quốc Berkshire Hathaway: Coca-Cola, tờ Washington Post, Gillette, GEICO, See's Candies

Lời khuyên của Buffett:

9l93o-8

Lãi gộp tạo ra một kỳ tích lớn về tài chính tiền tệ. Einstein đã từng nói: "Nếu không cần thiết thì đừng bao giờ gián đoạn lãi gộp”.

Một phần của tài liệu Ebook Sách lược đầu tư của W. Buffett: Phần 1 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)