- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
1 ThS Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức
2.2. Các đƣờng hƣớng dạy ngữ pháp
Tranh luận về vai trò của ngữ pháp trong dạy và học ngoại ngữ có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dạy học ngoại ngữ. Trong thế kỷ trước, hầu hết các tranh luận đều xoay quanh vấn đề dạy ngữ pháp có giúp người học thành thạo ngoại ngữ hay không. Đã có rất nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này, trong đó có những câu trả lời thuộc về hai thái cực khác nhau (Gascoigne, 2002). Một thái cực cho rằng, ngữ pháp nên được dạy một cách tường minh, thái cực kia cho rằng, cần phải tránh giải thích tường minh cấu trúc ngữ pháp trong quá trình dạy học ngoại ngữ.
Hinkel (2002) đã tóm tắt lại lịch sử dạy ngữ pháp trong các lớp ngoại ngữ. Danh sách các đường hướng dạy học ngữ pháp đã được sử dụng là rất dài, tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập đến những đường hướng nổi bật và có ảnh hưởng lớn. Một trong những đường hướng dạy ngữ pháp cổ điển nhất là đường hướng ngữ pháp - dịch (Grammar Translation Approach) với đặc điểm nổi bật là chú trọng việc ghi nhớ máy móc cấu trúc ngữ pháp nhưng thiếu các hoạt động giao tiếp thực tế. Bước sang thế kỷ XX, sự kết hợp giữa trường pháp cấu trúc với trường phái hành vi đã cho ra đời phương pháp trực tiếp (Direct Method). Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng, người học ngoại ngữ nên học ngoại ngữ theo cách họ học tiếng mẹ đẻ; ngữ pháp được tiếp thụ thông qua hoạt động thực hành giao tiếp, luyện tập, nhắc lại chứ không phải thông qua ghi nhớ máy móc và làm bài tập ngữ pháp. Tuy nhiên, hoạt động dạy học ngoại ngữ
vẫn chỉ xoay quanh các quy tắc và cấu trúc ngữ pháp. Phương pháp nghe - nói
(Audiolingual Method) là một phương pháp theo đường hướng cấu trúc và cũng đi theo nguyên tắc dạy ngữ pháp gián tiếp. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, đường hướng tri nhận (Cognitive Approach) đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Đường hướng này bắt nguồn từ thuyết ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar) của Chomsky và chú trọng vào cấu trúc (syntax), đường hướng này quay lại việc dạy ngữ pháp trực tiếp. Tuy nhiên, giống như con lắc đồng hồ, việc dạy học ngữ pháp lại chuyển sang gián tiếp vào những năm 70 với sự ra đời của đường hướng nhân sinh (Humanistic Approaches), đặc biệt là phương pháp giao tiếp (Communicative Language Teaching). Các đường hướng này nhấn mạnh vai trò của sự tương tác có ý nghĩa và sự chân thực trong các hoạt động dạy học ngoại ngữ và cho rằng, mục tiêu của quá trình dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Ngữ pháp không được dạy trực tiếp, theo thời gian người học sẽ sử dụng chuẩn ngữ pháp.
Những nghiên cứu về hiệu quả của việc dạy ngữ pháp trực tiếp và dạy ngữ pháp gián tiếp trình bày ở trên cho thấy, việc chú trọng dạy ngữ pháp dù theo hướng nào cũng sẽ thúc đẩy quá trình học ngoại ngữ của người học. Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập của việc chỉ chú trọng dạy cấu trúc ngữ pháp theo cách truyền thống (Green & Hecht, 1992; Long, 1991), nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra những điểm hạn chế của của đường hướng dạy học chỉ tập trung vào giao tiếp (Norris & Ortega, 2000; Scott, 1990; Skehan, 1996). Trên thực tế, các nhà sư phạm ngoại ngữ có kinh nghiệm từ lâu đã nhận ra lợi ích của các hoạt động sửa lỗi, nhắc lại, và thậm chí là luyện tập trong các lớp học ngoại ngữ (Poole, 2005). Gass và Selinker (2008) đã thống kê một loạt các nghiên cứu cho rằng, các cấu trúc ngữ pháp phức tạp không thể được tiếp thụ chỉ bằng quá trình xử lý các ngữ liệu có ý nghĩa. Ellis (2006) cho rằng, các hoạt động nói, viết ở trình độ cao, cần thiết cho mục tiêu học thuật hoặc nghề nghiệp của người học, cần phải được giảng dạy theo hướng dạy ngữ pháp trực tiếp. Ngoài ra, các nghiên cứu về quan điểm và thực hành giảng dạy của giáo viên (Borg & Burns, 2008) và quan điểm của sinh viên (Ikpia, 2003; Manley & Calk, 1997) cho thấy rằng, cả người dạy và người học đều mong muốn được dạy ngữ pháp trực tiếp ở chừng mực nhất định trong lớp học. Những kết luận này và kết quả từ các nghiên cứu khác đã tạo nên cơ sở của xu hướng dạy học ngữ pháp phổ biến hiện nay, xu hướng dạy học hướng chú ý của người học vào hình thức ngôn ngữ (focus-on-form) thông qua các hoạt động giao tiếp có ý nghĩa.