QUẢN LÝ CÁC VỤ KHỦNG HOẢNG

Một phần của tài liệu quy-111inh-ec-so-178-2002-cua-nghi-vien-chau-au-ngay-28-01-2002 (Trang 36)

Điều 55

Kế hoạch tổng thể quản lý các vụ khủng hoảng

1. Uỷ ban Châu Âu thiết lập, với sự phối hợp chặt chẽ của Cơ quan thẩm quyền và các Nước Thành Viên, một kế hoạch tổng thể để quản lý các vụ khủng hoảng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thức ăn động vật (sau đây gọi là kế hoạch tổng thể).

2. Kế hoạch tổng thể xác định cụ thể những trường hợp mang biểu hiện của những mối nguy trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sức khoẻ con người trong thực phẩm hoặc thức ăn động vật không thể tiên liệu trước, loại bỏ hay giảm đến mức có thể chấp nhận được bằng những quy định hiện hành, hay không thể quản lý được ở phạm vi thích hợp chỉ bằng việc áp dụng các điều 53 & 54.

Kế hoạch tổng thể quy định các phương thức thực tế cần để quản lý một khủng hoảng, bao gồm cả những nguyên tắc minh bạch & một chiến lược thông tin.

Điều 56

Tổ chức quản lý khủng hoảng

1. Không phương hại đến quyền và nghĩa vụ trong việc giám sát thực hiện hệ thống luật pháp cộng đồng, khi hệ thống luật pháp xác định một tình huống mang dấu hiệu của một mối nguy nghiêm trọng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sức khoẻ cộng đồng có trong thực phẩm hoặc thức ăn động vật, và rằng mối nguy này không thể tiên liệu trước, loại bỏ hoặc giảm bớt bởi các quy định hiện hành hoặc mối nguy này không thể quản lý được ở phạm vi thích hợp chỉ bằng việc áp dụng các điều 53 & 54, Uỷ ban Châu Âu thông báo về mối nguy này đến các Nước Thành Viên và Cơ quan thẩm quyền.

2. Uỷ ban Châu Âu thành lập ngay một tổ chức quản lý khủng hoảng, có sự tham gia của Cơ quan thẩm quyền và giúp đỡ về khoa học và kỹ thuật khi có yêu cầu.

Điều 57

Nhiệm vụ của tổ chức quản lý khủng hoảng

1. Tổ chức quản lý khủng hoảng chịu trách nhiệm thu thập và đánh gía mọi thông tin thích đáng, và xác định những lựa chọn cần thiết để liệu trước, loại bỏ hay giảm đến mức có thể chấp nhận được mối nguy đối với sức khoẻ con người theo cách hiêụ quả và nhanh nhất có thể.

2. Tổ chức quản lý khủng hoảng có thể theo sát cuộc cạnh tranh của tất cả các tổ chức nhà nước và tư nhân mà khả năng và thẩm quyền của họ cần cho việc quản lý hiệu quả khủng hoảng.

3. Tổ chức quản lý khủng hoảng duy trì thông tin cho công chúng về các mối nguy đang nghi ngờ và các biện pháp đã được thực hiện nhằm mục tiêu này.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu quy-111inh-ec-so-178-2002-cua-nghi-vien-chau-au-ngay-28-01-2002 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)