Doanh nghiệp
a. Mục tiêu của biện pháp:
Xây dựng một môi trƣờng học tập lành mạnh và tạo mối gắn kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện mở rộng cơ hội thực tập, việc làm cho HSSV vừa giúp nhà trƣờng hoàn thành mục tiêu gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất.
b. Nội dung của biện pháp:
- Nắm bắt nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động, từ đó có sự thay đổi nội dung đào tạo cho phù hợp với mong muốn của ngƣời học và nhu cầu của doanh nghiệp
Công tác đào tạo nghề đã bƣớc đầu có sự gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong dạy nghề. Ngƣời học nghề đƣợc học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các kiến thức và kỹ năng nghề mà ngƣời học tiếp thu đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động. Ngƣời học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề còn đƣợc thực tập ngay trên máy móc, các thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp.
- Tạo môi trƣờng học tập thực tế theo kịp sự phát triển công nghệ cho ngƣời học trong bối cảnh kinh phí đào tạo khó khăn và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào
Việc liên kết này đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ cho việc mua sắm trang thiết bị dạy thực hành và học sinh có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng ngay đƣợc lực lƣợng lao động sau khi học sinh tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.
c. Cách thức tiến hành:
Để tạo đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cần thực hiện một số nội dung sau đây:
- Trên cơ sở chƣơng trình module May áo sơ mi nam nữ hiện hành, Nhà trƣờng và doanh nghiệp cùng phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình đào tạo và nhà trƣờng có thể mời những chuyên gia giỏi tham gia xây dựng chƣơng trình.
- Chủ động phối hợp với doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để tổ chức điều chỉnh kế hoạch đào tạo.
- Doanh nghiệp cung cấp thông tin cho trƣờng về nhu cầu của thị trƣờng lao động.
- Cần tạo mạng lƣới các doanh nghiệp để đƣa học sinh đến tham quan thực tế, thực tập theo kỳ. Kỳ tham quan thực tế đầu tiên nên là thời gian kết thúc môn học Thiết bị may, bắt đầu chuyển sang module May áo sơ mi nam nữ. Điều này giúp cho HS đƣợc quan sát trực tiếp các loại máy móc thiết bị đƣợc sử dụng trên dây chuyền may, đặc biệt là các máy móc đƣợc sử dụng trong dây chuyền may áo sơ mi, những loại máy chỉ đƣợc giới thiệu trong bài học mà xƣởng thực hành của nhà tƣờng không có. Mặt khác cho HS có cái nhìn tổng quan về những công việc mà công nhân tác nghiệp trên dây chuyền sản xuất, từ đó các định động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
Doanh nghiệp có thể đƣa công nhân đến trƣờng để đào tạo lại về kỹ năng tay nghề. Tổ chức liên kết đào tạo, mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, bồi dƣỡng nâng bậc cho công nhân…Sau mỗi kỳ thực tập cần kiểm tra đúc rút kinh nghiệm từ cả hai phía
nhà trƣờng và doanh nghiệp để có tiếng nói chung trong việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc sản suất.
Ngại bắt tay với doanh nghiệp, không đồng nhất trong quan điểm giữa hai bên là một thực trạng đang tồn tại trong liên kết giữa khoa May và TKTT với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều này dẫn tới bất lợi rất lớn cho HS khi đi thực tập, thực tế tại công ty, nhất là trong điều kiện thiếu thốn các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng trong xƣởng của nhà trƣờng. Thực hiện tốt giải pháp tăng cƣờng chặt chẽ mối liên kết Nhà trƣờng – Doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong quá trình tác nghiệp tại doanh nghiệp. Tạo tâm lý vững vàng cho các em khi bắt đầu trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất.