Tƣ liệu hóa cácbài thuốc dân tộc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người H (Trang 43 - 44)

b) Phương pháp khảo sát thực địa

3.5.2. Tƣ liệu hóa cácbài thuốc dân tộc

Cây thuốc dân tộc và tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là một nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đây thực sự là một kho báu còn nhiều điều chưa được khám phá.

Vị trí xa xôi, đường sá đi lại khó khăn, người dân nơi đây sống dọc theo những khu rừng nên việc sử dụng cây thuốc từ rừng là điều tất yếu. Điều này giúp cho hệ thống kiến thức bản địa về tài nguyên dược liệu ngày càng phong phú hơn.

Việc tư liệu hóa các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, các thầy lang, bà mế. Thành lập một đội những cán bộ có trình độ, xây dựng tốt mối quan hệ với người dân địa phương. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu được giá trị của tài nguyên cây thuốc.Phải giữ gìn, lưu truyền tri thức bản địa về nguồn tài nguyên cây thuốc cho con cháu đời sau là điều vô cùng quý giá. Phải xóa bỏ được tính bảo thủ trong mỗi người

dân nơi đây mới mong thu thập được những thông tin về cácbài thuốc dân tộc. Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về tên cây thuốc, vùng phân bố, bộ phận sử dụng, cách chế biến và công dụng. Ghi chép đầy đủ các thông tin, có hình ảnh minh họa rõ ràng, đóng thành tập văn bản để tiện lưu trữ.Có như vậy, nguồn tri thức bản địa về tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người H’rê tại xã Sơn Linh mới mong được lưu truyền cho đời sau. Việc tư liệu hóa lại các bài thuốc dân tộc góp phần vào công cuộc phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc nói chung và tri thức y học của người H’rê tại xã Sơn Linh nói riêng.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người H (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)