Tình hình nhập khẩu sản phẩm động vật 6 tháng đầu năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm trên thịt nhập khẩu do cơ quan thú y vùng II cục thú y quản lý (Trang 44 - 47)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Tình hình nhập khẩu sản phẩm động vật 6 tháng đầu năm 2016

NĂM 2016

4.1.1. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu

Khối lượng sản phẩm động vật nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 là 185.180.961 kg, giảm 10% so với cùng k ỳ năm 2015 tính theo khối lượng, cụ thể: - Tổng khối lượng hàng SPĐV nhập khẩu làm thực phẩm: 64.761.809 kg; - Tổng khối lượng hàng SPĐV nhập khẩu không làm thực phẩm: 120.417.151 kg;

- Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm: Bột gia cầm (bằng 90% so với cùng kỳ năm 2015); Bột lông vũ (bằng 52% so với cùng kỳ năm 2015); Bột đạm từ lợn (bằng 95% so với cùng kỳ năm 2015); Bột thịt xương bò (bằng 44% so với cùng kỳ năm 2015).

- Thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu làm thực phẩm tăng mạnh: Tim, gan, lợn đông lạnh (tăng 67% so với cùng kỳ năm 2015); Thịt trâu, bị, cừu đơng lạnh (tăng 56% so với cùng kỳ năm 2015).

- Mặt hàng nhập gia công xuất khẩu: Sản phẩm thủy sản gia công tăng 12%, Sản phẩm động vật gia công giảm (bằng 46% so với cùng kỳ 2015).

- Sữa và các sản phẩm từ sữa làm thực phẩm giảm mạnh: Sữa bột nguyên liệu (bằng 75% so với cùng kỳ 2015); Sữa bột đóng hộp (bằng 48% so với cùng kỳ 2015). Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 số (379/TYV2-TH)

Việt Nam trong thời kỳ mở cửa hội nhập đã trở thành thị trường xuất khẩu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia xuất khẩu sản phẩm động vật sang Việt Nam chủ yếu từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil, Tây Ban Nha, Đức… Hiện nay, các nước trên thế giới đều quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP hoặc ISO 22000:2005. Đặc biệt với các cơ sở, nhà máy sản xuất thực phẩm xuất nhập khẩu bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận áp dụng hệ thống quản lý HACCP để kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm và đảm bảo an toàn về thực phẩm. Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về mức giới hạn vi sinh vật, các chất tồn dư có trong thực phẩm nhập khẩu nhằm tạo ra hàng rào thương mại đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

Bảng 4.1: Số lƣợng kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu Số TT Danh mục ĐV tính Số lƣợng 2015 2016 Tỷ lệ 1 Sữa bột bao Kg 7.813.045 5.826.370 0,75 2 Sữa bột hộp - 1.358.486 648.714 0,48 3 Bột váng sữa làm TP - 982.000 1.568.730 1,60 4 Bột váng sữa chế biến TĂCN - 10.000.110 9.326.405 0,93 5 Sữa tươi, sữa đặc có đường - 2.140.452 2.799.485 1,31

6 Bơ, pho mát - 120.052 152.938 1,27

7 Bột gan mực - 680.530 72.000 0,11

8 Bột gia cầm - 4.634.661 4.173.375 0,90

9 Bột lông CB TĂGS - 5.149.933 2.682.094 0,52

10 Dầu bơ khan - 168.000 50.400 0,30

11 Váng sữa, sữa chua - 41.816 67.126 1,61

12 Bột đạm từ lợn - 90.095.928 86.026.747 0,95 13 Bột huyết - 1.713.523 1.882.773 1,10 14 Lông vũ - 2.226.778 2.795.114 1,26 15 Chất thay thế sữa - 1.881.675 3.323.350 1,77 16 Bột cá - 883.680 1.544.218 1,75 17 Da trâu, bò - 8.076.584 3.405.664 0,42

18 Thịt trâu, bị, cừu đơng lạnh - 3.086.760 4.827.653 1,56 19 Thịt gà đông lạnh - 12.366.352 12.204.702 0,99 20 Chân, cánh gà, vịt đông lạnh - 11.408.779 5.266.055 0,46 21 Thịt lợn đông lạnh - 2.771.764 1.574.427 0,57 22 Bột thịt xương bò - 5.147.869 2.251.472 0,44 23 Thủy sản, SPTS đông lạnh - 26.403.733 20.094.560 0,76 24 Thủy sản, SPTS gia công - 4.365.648 4.878.150 1,12 25 Tim, gan lợn đông lạnh - 480.164 802.499 1,67

26 Dầu cá - 1.102.085 1.687.664 1,53

27 Ruột cừu, lợn muối - 41.860 54.140 1,29

28 Sừng trâu, bò, vỏ trai, sò, điệp - 1.017.474 478.299 0,47 29 Thức ăn cho vật nuôi - 632.797 713.836 1,13

30 Sản phẩm khác - 79.976 2.000 0,03

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành kiểm tra trên 360 lô thịt đông lạnh bao gồm thịt gà, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn được nhập khẩu từ các nước trên thế giới qua cảng Hải Phịng. Số lượng lơ của từng loại thịt đơng lạnh được thể hiện qua bảng 4.2 và hình 4.1

Bảng 4.2: Số lƣợng các lô thịt đông lạnh kiểm tra

Loại mẫu Số lô Tỷ lệ (%)

Thịt gà 200 55,55 Thịt trâu 55 15,27 Thịt lợn 35 9,72 Thịt bò 70 19,44 Tổng 360 100 55.55% 15.27% 9.72% 19.44% Thịt gà Thịt trâu Thịt lợn Thịt bị

Hình 4.1: Tỷ lệ các loại thịt đơng lạnh kiểm tra (%)

Từ hình 4.1 ta thấy, thịt gà là mặt hàng nhập khẩu chính, chiếm 55,55% trong tổng số các loại thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu qua cảng Hải Phòng từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2016 vào nước ta. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống của người Việt Nam chủ yếu là tiêu thụ thịt gà và thịt lợn. Hơn nữa, thịt gà nhập khẩu phần lớn có nguồn gốc từ Hàn Quốc là gà hướng trứng, hết thời gian khai thác, thịt dai phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam và có giá thành thấp. Lượng thịt bò nhập khẩu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 15,27%, tiếp đến là thịt trâu 19,44%, thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Hải Phịng với lượng khơng cao 9,72%.

Như chúng ta đã biết, đầu năm 2014 do Hàn Quốc có xảy ra dịch cúm gia cầm và có xu hướng lan rộng ra nhiều địa phương nên Cục Thú y đã ra công văn tạm ngừng nhập khẩu gà từ Hàn Quốc để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia cầm trong nước. Tuy nhiên, sau khi Hàn Quốc cơng bố hết dịch cúm gia cầm thì lượng gà Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam rất lớn, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng thịt gà vẫn chiếm hơn 50% tổng số thịt nhập khẩu qua cảng Hải Phịng. Đã có rất nhiều thơng tin trái chiều về chất lượng của mặt hàng thịt gà Hàn Quốc nhập khẩu, gây băn khoăn lo lắng cho người tiêu dùng. Vì vậy, cơng tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu ln được thực hiện nghiêm ngặt nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm trên thịt nhập khẩu do cơ quan thú y vùng II cục thú y quản lý (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)