Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Mẫu SV 12 (Trang 34 - 39)

3.2.1.1. Mục đích

Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong khoa học truyền thống, mà còn trong nghiên cứu thị trường và các cơ sở khác. Nghiên cứu

định tính nhằm tìm kiếm cái nhìn sâu sắc về hành vi của con người và tại sao nó lại ảnh hưởng đến hành vi đó.

Nghiên cứu định tính có nhiều cách thu thập dữ liệu và không có một quy trình cụ thể như nghiên cứu định lượng. Giai đoạn nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm:

- Đánh giá mức độ hợp lý của các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu từ đó chỉnh sửa và bổ sung các biến quan sát cho bộ thang đo sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên

- So sánh đánh giá dựa trên thực tiễn để bổ sung hoặc loại bỏ các biến

quan sát đã có từ các nghiên cứu được thực hiện trước đó.

- Đảm bảo nội dung và tính logic của từng câu hỏi trong các biến

quan sát để người làm khảo sát hiểu đúng hàm ý muốn truyền tải. Thực hiện nghiên cứu định tính giúp chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng đồng thời giúp cho việc khai thác thông tin về sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên trong thời kỳ Covid- 19 một cách sâu sắc hơn, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá các biểu hiện và tìm ra các giải pháp hỗ trợ. Ngoài ra còn đánh giá sự phù hợp của các thang đo và quyết định bổ sung hoặc loại bỏ sao cho đúng đắn với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

3.3.1.2. Cách thực hiện

Phương pháp khảo sát: Đối với nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương pháp tạo bảng câu hỏi cho các sinh viên của các trường đại học trong khối ĐHQG TP.HCM và kết hợp thảo luận. Kết quả của nghiên cứu dùng để kiểm tra đánh giá và bổ sung các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Đối tượng khảo sát: Các đối tượng khảo sát là các sinh viên của các trường đại học thuộc khối ĐHQG TP.HCM.

Quá trình thực hiện: Tạo bảng câu hỏi và gửi cho đối tượng khảo sát. Tất cả thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp lại phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu: Sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ, mô hình không có nhân tố mới nào được đề xuất vào. Vậy nên sẽ tiến hành xây dựng thang đo và bảng hỏi dựa trên các dữ liệu đã được chỉnh sửa và hoàn thiện.

Ký hiệu Thang đo Biến quan sát Nguồn tham

khảo Yếu tố lo lắng

LL1 Lo lắng cho người thân

và họ hàng có thể nhiễm bệnh

“Tôi rất lo lắng cho những người thân lớn tuổi trong gia đình vì họ đang có bệnh nền, nếu chẳng may bị mắc Covid, bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng.” J Med Internet Res 2020 LL2 Lo lắng cho thành viên gia đình vẫn phải làm việc trong đại dịch

“Tôi rất lo lắng cho những thành viên trong gia đình vì mọi người vẫn đang đi làm ở công xưởng và tiếp xúc với rất nhiều đồng

nghiệp.”

LL3 Lo lắng bản thân có thể

nhiễm bệnh

“Tôi luôn bị ho và sổ mũi, gần giống với các triệu chứng của dịch Covid vì vậy tôi luôn e ngại không biết mình có đang mắc bệnh hay không.”

Yếu tố thay đổi của thói quen ngủ

GN1 Thức khuya hơn hoặc

dậy muộn hơn

“Tôi thường xuyên thức tới 4 đến 5 giờ sáng và ngủ đến chiều. Vì các lớp học đã chuyển sang hình thức trực tuyến và không bắt buộc nên tôi thường ngủ lúc lớp học đang diễn ra và xem lại video record.” J Med Internet Res 2020 GN2 Thói quen ngủ bất thường

“Tôi thường xuyên đi ngủ trễ và thức dậy sớm nhưng đôi khi lại ngủ rất sớm.”

GN3 Tăng số giờ ngủ trong

ngày

“Vì thời gian ở nhà tăng trong thời kỳ giãn cách xã hội và không có nhiều việc để làm, tôi đã ngủ rất nhiều.”

GN4 Khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn

“Vì ngủ và thức thường xuyên nên tôi gặp khó khăn thời gian ở trong giấc ngủ và đi vào giấc ngủ.”

Yếu tố thay đổi của thói quen ăn uống

AU1 Ăn uống không điều độ “Vì ở nhà cả ngày nên đôi khi tôi

ăn 2 lần 1 ngày, đôi khi 1 lần đôi khi không ăn gì. Điều này chưa từng xảy ra trước đây.”

J Med Internet Res 2020

AU2 Tiêu thụ nhiều đồ ăn

vặt, nước có ga

“Tôi thường xuyên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh khi giành nhiều thời gian ở nhà.”

AU3 Giảm cảm giác thèm ăn “Tôi mắc chứng khó ăn nên khi

chán tôi thường không có cảm giác thèm ăn.”

AU4 Ăn uống tùy theo cảm

xúc

“Tôi ăn rất nhiều khi không có việc gì để làm.”

Yếu tố thay đổi trong môi trường sống

MX1 Ở trong nhà lâu hơn “Tôi ở nhà và nằm trên giường

suốt 7 đến 8 tiếng đồng hồ.”

J Med Internet Res 2020

MX2 Giảm tương tác cá nhân “Tôi mắc kẹt ở kí túc xá trong khi

tất cả bạn bè đều đã về quê, ở trong phòng 1 mình và hầu như rất ít người mắc kẹt như tôi.”

MX3 Đóng cửa khu vui chơi “Tôi không được đến các khu vui

chơi, giải trí sau giờ học”

MX4 Đóng cửa trường học “Thay vì tương tác trực tiếp với

thầy cô và bạn bè, tôi phải giao tiếp với họ thông qua màn hình vi tính”

ngoài trời dục hay đi siêu thị vì lệnh hạn chế từ chính phủ”

Yếu tố tài chính

TC1 Do tài chính gia đình

khó khăn “Gia đình vẫn phải chi trả những chi phí tối thiểu trong khi thu nhập bị cắt giảm.”

J Med Internet Res 2020

TC2 Tác động đến việc làm

hiện tại hoặc tương lai

“Tôi không chắc về việc có thể đi thực tập và kỳ hè hay không vì phụ thuộc vào tình hình dịch và giãn cách xã hội.”

TC3 Do tài chính cá nhân

gặp khó khăn

“Tôi bị cắt giảm nhân sự nên không thể tự chi trả cho các khoản phí cá nhân như tiền thuê nhà, tiền học thêm.”

Yếu tố quá tải công việc

QT1 Khó bắt kịp tiến độ học

online

“Sau giờ học trực tuyến tôi phải xem lại record mới có thể bắt kịp tiến độ của bài giảng nên nhìn chung tôi phải dành thời gian gấp đôi so với học trực tiếp.”

J Med Internet Res 2020

QT2 Gặp khó khăn khi phải

hoàn thành cùng một môn học trong thời gian ngắn hơn

“Hai tuần nghỉ ngơi sau dịch đã bị lấn vào thời gian làm việc tôi đã lên kế hoạch trước đó nên phải hoàn thành môn học đó trong thời gian ngắn hơn.”

QT3 Quá nhiều bài tập,

thuyết trình,...

“Hầu hết thầy cô các môn tăng cường giao các bài tập nhóm.”

QT4 Deadline dồn dập “Vì nhiều môn học có bài tập

nhóm nên thời gian rất sát nhau.”

Yếu tố sức khỏe tâm lý

chế tiếp xúc với người khác

tình hình dịch trwor nên phức tạp tôi phải cách ly và ở nhà 24/7, điều đó khiến bệnh tình tôi ngày càng xấu hơn.”

Internet Res 2020

TL2 Suy nghĩ quá mức “Vì dư quá nhiều thời gian nên

tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi ở nhà.”

TL3 Cảm thấy không an

toàn

“Vài ngày đầu khi thực hiện cách ly tại nhà, tôi cảm thấy rất sợ hãi và nghĩ rằng mọi việc đang rất tồi tệ.”

TL4 Cảm thấy bất lực, vô

vọng trong cuộc sống

“Covid-19 đã khiến tôi trở nên tiêu cực hơn rất nhiều và đôi khi tôi nghĩ bản thân mình không có khả năng trở lại bình thường như lúc trước.”

TL5 Lo lắng về kết quả học

tập

“Vì khó bắt kịp nội dung trong bài học nên học tập của tôi ngày càng sa sút, điều đó khiến tôi cảm thấy rất lo lắng.”

Bảng 3.2. Bảng thang đo nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mẫu SV 12 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)