7. Bố cục đề tài
3.1. Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng tƣ liệu lịch sử phục vụ giảng dạy
3.1.1. Phải nắm vững yêu cầu chƣơng trình và nội dung môn học
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc giảng dạy Lịch sử nói chung và việc xây dựng tƣ liệu trong dạy học Lịch sử nói riêng.
Một giáo viên mà không nắm vững những kiến thức cơ bản thì không thể dạy tốt lịch sử. “không biết sử thì không thể dạy sử, nhưng không phải ai biết sử đều cũng có thể
dạy tốt, cũng như không phải ai biết nhạc lí đều có thể sáng tác nhạc và hát hay” [19].
Nắm vững đƣợc kiến thức, từ đó giáo viên mới tái hiện những sự kiện lịch sử, những diễn biến lịch sử đã xảy ra trong quá khứ đúng nhƣ nó đƣợc tồn tại.
Bên cạnh đó, việc nắm vững đƣợc kiến thức, giáo viên mới có thể đặt đúng sự kiện lịch sử, đúng thời gian mà nó từng diễn ra, đúng với từng bài học và với khóa trình học tập của học sinh. Từ đó giáo viên xác định đƣợc trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Từ đó, đƣa ra những kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và phù hợp với nội dung cần nắm mà bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra.
3.1.2. Đảm bảo tính Đảng
Tính Đảng là một nội dung quan trọng của phƣơng pháp luận sử học. Trong dạy học lịch sử, khi xây dựng hệ thống tƣ liệu, giáo viên phải quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính Đảng. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học lịch sử tùy thuộc vào mục đích sử dụng nên thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Thêm vào đó, lịch sử gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp, vì thế tính Đảng là không thể phủ nhận đƣợc. Trong quá trình xây dựng, giáo viên phải tuân thủ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu sự kiện lịch sử và coi đó là kim chỉ nam định hƣớng cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống tƣ liệu lịch sử.
Tính Đảng trong lịch sử thể hiện ở việc dựa vào hệ tƣ tƣởng, vào lý tƣởng nào trong xã hội, với chúng ta, lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa là mục tiêu định hƣớng trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học
Ngoài việc nắm vững những kiến thức trong quá trình dạy học Lịch sử thì ngƣời giáo viên phải đảm bảo những kiến thức đúng đắn và đảm bảo tính khoa học, kiến thức phải đảm bảo dễ nhớ, dễ hiểu nhƣng đi sâu vào tâm trí của học sinh.
Việc sƣu tầm và xây dựng hệ thống tranh ảnh, phim tƣ liệu để phục vụ giảng dạy lịch sử, tính khoa học phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Các tƣ liệu đƣợc sử dụng để giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) và phía Bắc Tổ Quốc (2- 1979), phải đảm bảo đúng sự kiện xảy ra. Đồng thời cho các em thấy đúng bản chất và sự kiện lịch sử đó.
Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp sƣ phạm, tạo biểu tƣợng lịch sử cho học sinh, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. Giúp các em học sinh có thể hình dung ra bức tranh lịch sử một cách chân thực, tránh việc hiện đại hóa lịch sử.
Sử dụng đa dạng các nguồn tƣ liệu trong dạy học lịch sử, giúp học sinh đánh giá đúng bản chất sự kiện, vai trò của các nhân vật lịch sử, rút ra quy luật lịch sử, bài học kinh nghiệm.
3.1.4. Phát huy tính tính cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử
Học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và là đối tƣợng để giáo viên tác động giáo dục, nhƣng chúng ta đều biết không phải trình độ học sinh nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, giáo viên cần phải lựa chọn những kiến thức phù hợp với trình độ học sinh để giảng dạy, đảm bảo có thể tiếp thu đƣợc những kiến thức cần thiết và phát huy đƣợc tính tích cực.
Tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử diễn ra theo một trình tự, tuân thủ nguyên tắc về con đƣờng nhận thức từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Việc nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp và hiện thực lịch sử đã qua, mà từ những biểu tƣợng đƣợc tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể. Do đó việc sử dụng các nguồn tƣ liệu hình ảnh, phim tƣ liệu trong quá trình giảng dạy rất có ƣu thế trong việc tạo biểu tƣợng lịch sử.
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, giáo viên nên kết hợp nhiều phƣơng pháp dạy học, đặc biệt là phối hợp sử dụng các kênh hình hay các đoạn phim tƣ liệu…nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho các em.
Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng hình ảnh, phim tƣ liệu trong quá trình giảng dạy không chỉ để cụ thể hóa kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện để học sinh tiếp thu kiên thức, hiểu sâc sắc.
Đảm bảo đƣợc các yêu cầu trên trong quá trình sƣu tầm và xây dựng hệ thống tƣ liệu sẽ góp phần thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dƣỡng, phát triển toàn diện cho học sinh trong dạy học.
3.2. Các hình thức và biện pháp sử dụng hệ thống tranh ảnh, phim tƣ liệu để giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) và phía Bắc Tổ dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) và phía Bắc Tổ quốc (2-1979)
3.2.1. Sử dụng tƣ liệu giảng dạy trong chƣơng trình nội khóa
Đổi mới chƣơng trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới đánh giá là những phƣơng diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều đƣợc biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học. Chính vì thế những câu hỏi nhƣ: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt nhƣ thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi dƣỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tác động tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho ngƣời học.
Sau đây là một số hình thức và biện pháp sử dụng tƣ liệu để giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) và phía Bắc tổ Quốc (2-1979) một cách hiệu quả, nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và giảng dạy:
3.2.1.1. Để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh
Về mặt tâm lý, có một số thầy cô cho rằng “dẫn dắt vào bài có thể có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc”. chúng ta sẽ không bao giờ tập trung thậm chí bỏ thời gian ra để nghe ai nói một vấn đề gì mà nó không giải quyết đƣợc vấn đề cho bản thân chúng ta, cho xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy nếu trong giờ học mà học sinh không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì thì các em sẽ không bao giờ có thể tập trung, hứng thú học tập. Vì vậy trƣớc khi vào bài chúng ta nên dẫn dắt vào bài bằng cách đƣa ra những tình huống cụ thể mà thông qua bài học đó các em sẽ giải thích cũng nhƣ giải quyết đƣợc.
Ví dụ nhƣ: Trƣớc khi dẫn dắt vào bài học về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (12-1978), giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học nhƣ nhƣ:
Hình ảnh một trong những núi xƣơng của tổng cộng gần 2 triệu ngƣời bị sát hại dƣới chế độ Khmer đỏ (Nguồn: http://infonet.vn/con-gai-cua-pol-pot-chay-tron-di-vang- post9708.info). Tấm bia ghi tội ác bọn Pol Pot thảm sát nhân dân Việt Nam ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tháng 4-1978 (Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc- phong/chien-truong-k-cuoc-chien-bat-buoc-2241903/). Sau đó giáo viên dẫn dắt :“Đây là những hình ảnh minh chứng cho tội ác của Pol Pot đối với chính người Campuchia và đối với nhân dân Việt Nam. Như vậy, để tìm hiểu rõ hơn về tội ác diệt chủng của Pol Pot cũng như nội dung của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (12-1978) – cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng thì cô và các em sẽ cùng
đi vào bài học ngày hôm nay”.
Đối với bài giảng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh để dẫn dắt vào bài mới theo hình thức sau:
Giáo viên sử dụng hình ảnh một bộ đội biên phòng của Việt Nam đã bị giết hại trong một cuộc tấn công ở Đồng Đăng (Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/culture- social-38992887). Chị Nông Thị Ty, ngƣời dân thôn Tổng Chúp, xã Hƣng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc(Nguồn:http://www.reds.vn/index.php/khoanh- khac-lich-su/12187-bien-gioi-phia-bac-thang-2-1979). Sau đó giáo viên dẫn dắt: “ Như các em thấy đấy hơn 37 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc lại những vết thương lòng vẫn còn âm ỉ cháy - vết thương của những người ở lại. Trong suốt thời kỳ chiến tranh biên giới Việt - Trung, không ít cán bộ chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại ở những mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Và để tìm hiểu tường tận hơn về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) thì cô và các em sẽ cùng đi vào bài học ngày hôm nay”.
Thông qua hình thức sử dụng tƣ liệu hình ảnh để dẫn dắt vào bài mới sẽ kích thích đƣợc tính tò mò tìm hiểu của các em, làm cho học sinh sẽ có thái độ tích cực hơn khi
3.2.1.2. Sử dụng tƣ liệu để học sinh nắm bắt đƣợc nội dung bài học
Bên cạnh công dụng là giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh, việc sử dụng hệ thống tranh ảnh, phim tƣ liệu trong quá trình giảng dạy còn giúp học sinh nắm bắt đƣợc nội dung bài học một cách sâu sắc và tƣờng tận hơn.
Sử dụng tranh ảnh, phim tƣ liệu trong dạy học lịch sử giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, góp phần phát triển khả năng quan sát trí tƣởng tƣợng, tƣ duy và ngôn ngữ của học sinh.
Ví dụ: đối với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) để giúp học sinh nắm bắt và ghi nhớ sâu hơn về nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng những hình ảnh sau:
Khi giảng dạy về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của chiến sĩ Lê Đình Chinh - là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi, anh hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. (Nguồn: http://vnexpress.net/projects/chien-tranh-bien-gioi-phia-bac-nhung-dieu-khong-the-quen- 3542378/index.html). Sau đó giải thích thêm cho học sinh hiểu thêm là Trung Quốc đã tiến hành những cuộc xâm lấn trên diện rộng dọc biên giới với Việt Nam từ năm 1978 trƣớc khi cuộc chiến chính thức bùng nổ ngày 17/2/1979.
Tƣơng tự ở phần kết quả khi giảng về những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho ta trong cuộc chiến tranh biên giới, giáo viên có thể lồng ghép vào các hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang (Nguồn: http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/12187-bien-gioi-phia-bac-thang-2- 1979). Đồng thời mô tả thêm: từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trƣờng học, bệnh viện, cầu cống, ngƣời dân bị giết hại. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phƣơng tiện sinh sống. Các thị xã lớn Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đƣờng gần nhƣ bị hủy diệt hoàn toàn, lính Trung Quốc dùng mìn đánh sập hầu hết các công trình, nhà ở, cầu, đƣờng bộ và đƣờng sắt... ngay cả những di tích lịch sử hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt quân sự nhƣ hang Pắc Bó (Cao Bằng) – từng là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)… cũng bị phá hoại.
Ví dụ: đối với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (12-1978), ở phần diễn biến giáo viên có thể sử dụng bản đồ các mũi tiến công của QĐND Việt Nam tiêu diệt tập
đoàn Pol Pot (Nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chien-truong-k-hoang-tuong- cua-pol-pot-2193916/) . Thông qua bản đồ giáo viên trình bày nội dung phần diễn biến và học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt đƣợc nội dung bài học hơn.
Nhƣ vậy, qua lời miêu tả của giáo viên về bức tranh, học sinh sẽ nhận rõ bản chất của cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt, hủy diệt bao sinh mạng ngƣời dân vô tội.
3.2.1.3. Đƣa vào bài giảng để minh họa sự kiện đang học làm cho nội dung thêm
phong phú, sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh
Nhìn chung, hầu hết giáo viên chỉ vận dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống là trình bày miệng. Việc sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu đó dẫn tới bài học tẻ nhạt, nhàm chán, không đạt hiệu quả cao .
Tranh ảnh, phim tƣ liệu lịch sử có tính hình tƣợng, góp phần cụ thể hóa kiến thức, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, khiến học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử. Vì vậy trong dạy học lịch sử để trách sự nhàm chán cần kết hợp ngôn ngữ phù hợp với tranh ảnh, phim tƣ liệu làm sống dạy các sự kiện và không gian, diễn biến chân thực, sinh động , các nhân vật lịch sử, làm sáng tỏ nội dung tranh ảnh. Đặc biệt việc sử dụng tranh ảnh, phim tƣ liệu lịch sử kết hợp miêu tả khái quát có phân tích và đàm thoại có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh.
Hệ thống tranh ảnh, phim tƣ liệu về hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) và phía Bắc Tổ quốc (2-1979) với những biểu tƣợng chân thực về quá khứ lịch sử, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh phản ánh hiện thực lịch sử sinh động là một kênh dạy Lịch sử rất hiệu quả, nội dung thêm phong phú, sinh động.
Ví dụ nhƣ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (12-1978) sử dụng hình ảnh tấm bia ghi tội ác bọn Pol Pot thảm sát nhân dân Việt Nam ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tháng 4.1978. (Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/chien- truong-k-cuoc-chien-bat-buoc-2241903/). Giáo viên sử dụng hình này để minh chứng cho học sinh thấy đƣợc tội ác của quân Khmer đỏ. Quân đội Khmer Đỏ đi đến đâu là đốt phá làng mạc và tàn sát ngƣời Việt vì lệnh từ trung ƣơng Khmer Đỏ đã ghi rõ: “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50
triệu người Việt Nam”. Trong một góc độ khác, Khmer đỏ đã có dấu hiệu chống đối và
phá hoại Việt Nam khi từ năm 1973. Chúng bắt giết ngƣời gốc Việt sinh sống trên đất Campuchia và thậm chí giết cả những ngƣời Campuchia có cảm tình với Việt Nam.
Đối với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) ở phần diễn