8. Bố cục của luận văn/cấu trúc luận văn
1.5.7. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo tính thực tiễn
BTVL cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Vật lý và các ứng dụng của Vật lý trong thực tiễn, cần khai thác các nội dung về vai trò của Vật lý với các vấn đề kinh tế, xã hội, sức khỏe, môi trƣờng, các hiện tƣợng tự nhiên, khoa học trái đất, khoa học công nghệ….
1.5.8. Nội dung bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, logic và tính sư phạm
Hệ thống câu hỏi và BTVL cần sắp xếp theo chƣơng, bài và phù hợp với mức độ nhận thức tƣ duy của HS nhằm rèn luyện và từng bƣớc nâng cao năng lực của HS. Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chƣa biết. Bài tập ra trƣớc nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo.
1.6. Qui trình lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập theo định hƣớng Pisa nhằm phát triển năng lực vật lý của HS phát triển năng lực vật lý của HS
Dựa trên những nguyên tắc trên, có thể thấy BTVL theo định hƣớng PISA hƣớng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, tƣ duy và
giải quyết các vấn đề liên quan đến vật lý cho học sinh. Vì vậy, việc xây dựng BTVL theo định hƣớng PISA có thể xuất phát từ:
- Những kiến thức và các mức độ năng lực cần kiểm tra.
- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến vật lý. - Một số bài tập mẫu của PISA
- Một số bài tập Vật lý cơ bản có sẵn.
1.6.1. Qui trình lựa chọn, xây dựng bài tập theo định hướng PISA
1.6.1.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo dục
Căn cứ theo những định hƣớng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Vật lý ở trƣờng THPT và phát huy những điểm tích cực của bài tập theo định hƣớng PISA.
Khi xây dựng hệ thống bài tập Vật lý 10 cơ bản chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng – Sự chuyển thể” theo định hƣớng PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt vật lý mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng, phát huy đƣợc năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề...của HS nhƣng không quá khó, quá trừu tƣợng hoặc làm mất đi bản chất vật lý.
1.6.1.2. Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn
Trên cơ sở các đơn vị kiến thức lựa chọn phù hợp với mục tiêu và dựa trên 3 mức độ năng lực khoa học cần đạt của HS, đã chọn lựa những chủ đề để thiết kế thành các bài tập theo định hƣớng PISA:
1.6.1.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo các chủ đề
Trên cơ sở các chủ đề, tình huống đã xác định, tiến hành xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi theo các hƣớng nhƣ:
* Xây dựng các bài tập tƣơng tự các bài tập đã có
Từ các bài tập vật lý và những bài tập của PISA đã có phù hợp với các ý tƣởng chủ đề trên, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tƣơng tự theo các cách nhƣ:
- Giữ nguyên hiện tƣợng vật lý và câu hỏi, chỉ thay đổi số liệu. - Giữ nguyên nội dung bài tập, thay đổi nội dung câu hỏi. - Giữ nguyên hiện tƣợng vật lý, thay đổi câu hỏi và số liệu. - Thay các số liệu bằng chữ để tính toán tổng quát.
- Thay đổi dạng câu hỏi: tự luận trả lời ngắn hoặc dài, trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trả lời trên những đáp án có sẵn…
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới. * Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thƣờng, có hai cách xây dựng bài tập mới là:
- Lấy những ý tƣởng, nội dung, những tình huống thực tiễn hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu.... để phối hợp lại thành bài mới.
1.6.1.4. Kiểm tra thử
Thử nghiệm áp dụng BTVL đã thiết kế trên đối tƣợng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức cũng nhƣ độ khó, tính ƣu việt, tính khả thi và khả năng áp dụng của bài tập.
1.6.1.5. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử để hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tƣợng HS và mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Vật lý ở trƣờng THPT.
1.6.1.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống câu hỏi và bài tập một cách khoa học theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo kiến thức. Đƣa ra hệ thống bài tập theo định hƣớng PISA bám sát nội dung chƣơng trình SGK, đảm bảo phù hợp với trình độ kiến thức của HS. Trong quá trình hoàn thiện có thể tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp để thực hiện tốt khâu này. Việc chăm chút cho bài tập ở khâu trình bày, chỉnh sửa các lỗi chính tả hoặc các chi tiết chƣa hợp lí sẽ làm tăng giá trị của bài tập khi sử dụng.
1.6.2. Qui trình sử dụng bài tập theo định hướng PISA
1.6.2.1. Sử dụng khi dạy bài mới
Trong một giờ dạy bài mới, nếu giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức mới mà quên đi việc phải khắc sâu những kiến thức đó cho học sinh thì giờ học chƣa thực sự thành công. Việc khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh một cách có hiệu quả nhất là củng cố các kiến thức vừa học bằng các bài tập. Bài tập củng cố có thể đƣa ra ngay sau một khái niệm, một định luật, một tính chất hoặc có thể để cuối bài dạy. Vì vậy, bài tập vật lý theo định hƣớng PISA đƣợc sử dụng trong giờ dạy bài mới là những bài tập khá đơn giản và cơ bản
1.6.2.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập
Trong một giờ luyện tập nếu giáo viên không xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập đa dạng và phong phú thì sẽ không tạo đƣợc sự hứng thú của học sinh, nếu các bài tập dễ quá thì sẽ không lôi cuốn đƣợc học sinh khá, giỏi, còn nếu bài tập khó quá thì lại làm cho những học sinh có học lực trung bình cảm thấy áp lực. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải biết kết hợp các phƣơng pháp dạy học cho phù hợp tạo đƣợc sự chú ý của tất cả các học sinh trong lớp. Chính vì vậy, ngoài việc nâng cao nhằm củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã học thì bài tập vật lý theo định hƣớng PISA còn
tạo sự gần gũi, quen thuộc vì các bài tập đƣợc xây dựng dựa trên các tình huống của cuộc sống sẽ giúp cho các giờ luyện tập, ôn tập không còn nhàm chán
1.6.2.3. Sử dụng khi tự học ở nhà
Do việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập tính toán cho học sinh thƣờng mất nhiều thời gian, có những nội dung kiến thức, kĩ năng đòi hỏi cần có thời gian nghiên cứu dài hơn, nên giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu, thực hiện bài tập trƣớc ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôn tập, luyện tập.
1.6.2.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá
Đổi mới giáo dục sẽ không thể thành công đƣợc nếu chúng ta không đổi mới phƣơng pháp đánh giá. Trong định hƣớng về nội dung và hình thức đánh giá đã nhấn mạnh rằng phải coi trọng kiểm tra đánh giá chất lƣợng của việc nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản vật lý, không nặng về học thuộc lòng; Chú ý đánh giá năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm năng trí tuệ của học sinh; Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm vật lý và năng lực tự học của học sinh. Vì vậy, việc sử dụng bài tập vật lý theo định hƣớng PISA khi kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần vào thực hiện định hƣớng này
1.7. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng BTVL theo định hƣớng PISA trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT PISA trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT
- Thuận lợi
Việc sử dụng BT theo định hƣớng PISA trong dạy học vật lí là một vấn đề mới nên đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục; các thầy cô giáo dễ thích thú với cái mới; học trò Việt Nam ham thích khám phá khoa học và tự nhiên , có tính tò mò, óc sáng tạo, có tinh thần vƣợt khó trong học tập … nên đây là điều kiện rất tốt để nội dung nghiên cứu của đề tài đi vào thực tiễn.
Các phƣơng tiện dạy học và các công nghệ - thông tin hiện đại đã góp phần không nhỏ vào việc chia sẻ các dữ liệu liên quan đến môn học.
- Khó khăn
Nguồn tƣ liệu phục vụ cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi Vật lí theo định hƣớng PISA còn hạn chế.
Việc triển khai chƣơng trình đánh giá PISA chƣa đƣợc tiến hành trên toàn quốc, vì vậy đa số GV và HS chƣa đƣợc tiếp xúc với cách đánh giá HS của tổ chức PISA; nội dung các câu hỏi chƣa đi vào chiều sâu của từng môn học.
Công tác kiểm tra và thi cử của nƣớc ta mặc dù có nhiều cải tiến song vẫn còn nặng về kiến thức chuyên sâu và khó, chƣa thực sự gắn liền với thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong chƣơng này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lí trong dạy học theo đinh hƣớng PISA. Những vấn đề trình bày trong này có thể tóm tắt thành những điểm chính sau:
Nêu đƣợc khái niệm năng lực, năng lực của học sinh THPT và phân loại các năng lực. So sánh đƣợc một số đặc trƣng cơ bản của chƣơng trình dạy học định hƣớng nội dung và chƣơng trình dạy học định hƣớng phát triển năng lực về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi làm rõ đƣợc vấn đề đánh giá theo hƣớng tiếp cận năng lực. Nêu đƣợc một số dấu hiệu khác biệt giữa đánh giá năng lực ngƣời học và đánh giá kiến thức kỹ năng ngƣời học; Thấy đƣợc rằng không có sự mâu thuẫn giữa đánh giá NL và ĐG kiến thức kỹ năng, mà đánh giá NL là bƣớc phát triển cao hơn so với ĐG kiến thức kỹ năng.
Đối với BTVL định hƣớng phát triển năng lực, chúng tôi đã làm rõ: vai trò, phân loại, đặc điểm và các bậc trình độ của BT, đồng thời chúng tôi cũng đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng BT theo định hƣớng PISA.
Chúng tôi cũng đã làm rõ mục đích việc sử dụng BTVL theo định hƣớng PISA, đề xuất một số hƣớng và lƣu ý khi sử dụng BT theo định hƣớng PISA.
Đánh giá đƣợc thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BTVL theo định hƣớng PISA trong dạy học.
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƢỚNG PISA TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “ CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ
CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH
2.1. Phân tích đặc điểm, cấu trúc chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” - Vật lý 10 THPT - Vật lý 10 THPT
2.1.1. Đặc điểm chương
Nếu ta phân chƣơng “Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” thành 3 phần kiến thức: phần kiến thức về cấu tạo chất rắn và chất lỏng, phần kiến thức về tính chất vật lý về chất rắn và chất lỏng, phần kiến thức về sự chuyển thể thì ta có thể thấy rằng các phần kiến thức đó đƣợc phát triển từ THCS đến THPT.
Nhƣ vậy khi học chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” HS đã có kiến thức cơ bản về chƣơng này ở trung học cơ sở. Vấn đề đặt ra cho GV là phải cũng cố kiến thức cho HS đã học, đồng thời bổ sung thêm một số kiến thức mới giúp HS hiểu đƣợc sự vật, hiện tƣợng một cách sâu sắc hơn
Nhƣ vậy ta thấy chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” là một chƣơng nặng về định tính, các kiến thức đƣợc tiếp cận theo khía cạnh vi mô và vĩ mô, kiến thức trong chƣơng cung cấp thêm thông tin về cấu tạo, tính chất vật lí của chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể cho HS. Khi HS tiếp cận chƣơng này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác tƣ duy, phải lập luận có căn cứ để nắm bắt và vận dụng kiến thức. Muốn nhƣ vậy thì GV cần phải sáng tạo trong việc tổ chức các TÌNH HUỐNG học tập để HS hứng thú tham gia vào bài học. Chính vì thế việc sử dụng bài tập theo định hƣớng PISA có thể xem là một giải pháp tốt vì các bài tập theo định hƣớng PISA sẽ giúp phát huy vai trò của học sinh trong quá trình học và giúp HS rèn luyện kỹ năng tƣ duy của mình. Các vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng:[1]
- Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình - Biến dạng cơ của vật rắn
- Sự nở vì nhiệt của vât rắn
- Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng - Sự chuyển thể của các chất
- Độ ẩm của không khí
2.1.2. Cấu trúc chương
Chƣơng "Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể" có thể chia làm 3 phần chính: chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể. Cấu trúc logic của chƣơng có thể đƣợc mô tả theo các sơ đồ sau:[1]
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Chất rắn và chất lỏn sự chuyển thể” – VL10 Cụ thể nhƣ sau: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Chất rắn Chất lỏng Sự chuyển thể Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định Biến dạng cơ của vật rắn Sự nở vì nhiệt của vật rắn Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng Sự chuyển thể của các chất Độ ẩm của không khí Chất rắn Chất rắn kết tinh Chất rắn đơn tinh thể -Có cấu trúc tinh thể -Có nhiệt độ nóng chảy xác định Chất rắn vô định hình
-Không có cấu trúc tinh thể
-Không có nhiệt độ nóng chảy xác định Chất rắn đa tinh thể
Có tính đẳng hƣớng Có tính dị hƣớng Có tính đẳng hƣớng
Biến dạng cơ và nở vì nhiệt của vật rắn
Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng
Sự chuyển thể của các chất
Biến dạng cơ của vật rắn Biến dạng cơ
Biến dạng đàn hồi
Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Biến dạng
không đàn hồi Δl =αlNở dài 0Δt
Nở khối
ΔV = βV0Δt, với β =3α
-Định luật Húc: hay ; Lực đàn hồi:Fđh =
Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng Hiện tƣợng căng bề mặt
Lực căng bề mặt f =σl Hiện tƣợng dính ƣớt, không dính ƣớt
Hiện tƣợng mao dẫn
Hiện tƣợng mức chất lỏng bên trong các ống có đƣờng kính nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tƣợng mao dẫn
Độ ẩm của không khí
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cấu trúc logic cụ thể từng nội dung có trong chương
2.2. Xây dựng các dạng bài tập theo định hƣớng PISA
TÌNH HUỐNG 1: VAI TRÒ CỦA MUỐI ĂN VỚI CƠ THỂ
Muối ăn có màu trắng, có dạng khối lập phƣơng, có nhiều trong tự nhiên ở trong