Giáo mở rộng trụ:

Một phần của tài liệu Đồ án cầu bãi cháy (Trang 41)

Chiều dài đà giáo theo phương ngang cầu: bằng chiều rộng đáy hộp dầm cộng thêm về mỗi bên 2m.

Chiều rộng đà giáo theo phương dọc cầu: toàn bộ chiều rộng đà giáo phải đủ để đúc tại chỗ toàn bộ chiều dài đốt Ko và chiều rộng dành cho làm sàn công tác mỗi phía 2m. Độ mở rộng về mỗi phía đỉnh trụ của đà giáo xác định theo công thức:

Các dạng kết cấu đà giáo mở rộng trụ: Dạng dầm đỡ gác trên trụ tạm:

Hình 16. Các dạng kết cấu mở rộng trụ

d. Ván khuôn hộp dầm

Ván khuôn ngoài

Ván đáy được chế tạo có kích thước cố định, ván đáy là sàn.

Ván thành kẹp vào ván đáy, khi đến vị trí thay đổi chiều cao dầm thì phải thay đổi một số mảnh

Ván khuôn trong

Kết hợp với trình tự đổ bê tông, chia bê tông nhịp dầm thành nhiều phần: đúc bê tông ở ván đáy trước. Dựa vào tấm ván đáy để dựng tấm bên trong, chống ván khuôn bên trong lên ván đáy.

Để ghép ván khuôn bên trong và bên ngoài ta dùng bu lông xuyên táo xiết hai mặt, có ống chống phía trong, có bọc nhựa để dễ tháo.

Ván đáy tại đỉnh trụ.

Dùng gạch, cát, vữa mác thấp để lót.Đảm bảo dễ phá bỏ sau khi thi công dầm. Phần giữa ở mặt đáy của khối bê tông kê tạm là lớp vữa dày tối thiểu 3,5cm. lớp vữa này sẽ được khoan phá để tháo dỡ các khối bê tông kê tạm. Mặt trên của khối bê tông kê tạm được phủ một lớp vải nhựa dày 2mm để ngăn cách khối với khối bê tông đỉnh trụ.

Hình 17. Cấu tạo ván khuôn hộp dầm

e. Đảm bảo ổn định kết cấu nhịp trong quá trình đúc hẫng

Đặc điểm: Việc thi công đúc hẫng kết cấu nhịp vươn dài ra hai phía trụ luôn tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng trong suốt quá trình thi công do không thể đảm bảo tải trọng hai phía luôn cân bằng nhau, những tai biến trong thi công có thể gây sập đổ hoàn toàn kết cấu nhịp. Vì thế, chúng ta phải neo giữ kết cấu nhịp vào đỉnh trụ để đảm bảo ổn định trong quá trình đúc hẫng cân bằng.

Phương pháp giữ ổn định kết cấu nhịp:

Sử dụng kết cấu cầu khung T, trụ và kết cấu nhịp là liên kết ngàm.

Sử dụng kết cấu đà giáo mở rộng trụ, hoặc trụ tạm kê đỡ (ít sử dụng do tốn kém chi phí, mức độ ổn định thấp).

Sử dụng thanh Bar (Macaloy) neo tạm kết cấu nhịp vào trụ (phổ biến). - Cấu tạo hệ thống thanh Bar neo tạm kết cấu nhịp:

Hình 18. Bố trí thanh neo kết cấu nhịp

4.2.2. Đúc tại chỗ đoạn nhịp biên trên đà giáo cố định:

Đặc điểm: Để đảm bảo sơ đồ nội lực của kết cấu nhịp liên tục tối ưu với sơ đồ vật liệu người ta thường phân chia chiều dài nhịp có tỷ lệ nhịp biên bằng 0,6-0,7 nhịp chính, do đó quá trình đúc hẫng cân bằng sẽ không thể gác được nhịp biên lên trụ hoặc mố cầu nên người ta cần phải thi công một đoạn dầm đúc tại chỗ trên đà giáo và hợp long với cánh hẫng để đảm bảo đủ chiều dài nhịp biên theo đúng tính toán thiết kế. Phần kết cấu nhịp này thường được thi công bằng biện pháp đúc dầm tại chỗ trên đà giáo cố định. Các loại đà giáo thường sử dụng để thi công đoạn nhịp đổ tại chỗ: có 3 dạng Trường hợp 1: Nhịp biên tiếp giáp mố cầu

Xử lý móng (đắp nền hoặc gia cố): có thể dùng bao tải cát, đất đắp, hoặc đá dăm sau đó dùng các tấm bê tông đúc sẵn lát mặt để kê chân đà giáo.Dùng kết cấu MYK làm trụ, bên trên dùng dầm I xếp dày.Trên mặt dầm làm dầm ngang để làm ván đáy.

Hình 19: Dạng đà giáo hoặc trụ tạm rải dày Trường hợp 2: Nhịp biên tiếp giáp với các nhịp dẫn.

Dạng dầm kê trên trụ tạm: trụ tạm được đóng trên móng cọc đủ ổn định. Dạng công xon mở rộng trụ: khi chiều dài đoạn đúc trên đà giáo nhỏ. Dùng thanh PC liên kết bản tiếp điểm. Thanh chống ốp sát vào thân

Tổ chức thi công:

Sơ đồ bố trí mặt bằng thi công:

Hình 21: Sơ đồ thi công khối đúc tại chỗ Trình tự thi công

1- Chất tải đà giáo (khử lún nền và biến dạng dư của đà giáo). 2- Lắp ván khuôn đáy trên đà giáo và trên xà mũ.

3- Lắp đặt cốt thép bản đáy và thành hộp, lắp các ống ghen cho cốt thép DƯL.

4- Dựng ván khuôn thành ngoài .

5- Đổ bê tông bản đáy và một phần thành hộp trên suốt chiều dài đoạn dầm. 6- Lắp ván khuôn trong lòng hộp.

7- Lắp cốt thép nắp hộp.

8- Đổ bê tông thành hộp còn lại và nắp hộp

4.2.3. Biện pháp đổ bê tông các đốt đúc hẫng:

Biện pháp cấp vữa:

Vận chuyển bằng xe bơm bê tông theo đường công vụ.

Dùng máy bơm bê tông: đặt ở vị trí thuận lợi và dùng ống dẫn bê tông đặt trên sàn đạo dẫn ra trụ. Tại vị trí trụ dựng đà giáo vạn năng để vận chuyển vật tư và là nơi để đường ống tựa vào.

Ngoài ra có thể dùng gàu đổ hoặc xe bơm chuyên dụng, tuy nhiên trong thực tế ít sử dụng do tốn kém chi phí, tiến độ chậm.

Phương pháp chia khối đổ bê tông: Phân đợt đổ bê tông đốt Ko:

Đợt 1: Đổ bê tông bản đáy và một phần thành bên

Đợt 2: Đổ bê tông phần tường ngăn.

Đợt 3: Đổ bê tông cho các thành bên của hộp dầm đến cao độ cách đáy bản mặt cầu khoảng 20cm.

Đợt 4: Đổ bê tông phần bản mặt cầu.

Hình 22: Đốt đúc hẫng Chia khối đốt đúc hẫng:

Đợt 1: Đổ bê tông bản đáy và một phần thành bên của hộp.

Đợt 2: Đổ bê tông cho các thành bên của hộp dầm đến cao độ cách đáy bản mặt cầu khoảng 20cm.

Đợt 3: Đổ bê tông phần nắp hộp.

Bê tông được đổ theo một hướng thành từng lớp. 20÷H30cm≤. a. Khi hộp dầm có H > 3m

Bảo dưỡng bê tông trong thời gian 3 ngày.

Khi bê tông đạt 80% cường độ Rtk thì tiến hành luồn các bó cáp và căng kéo các bó cáp DƯL tại vị trí đốt Ki theo trình tự thiết kế.

Bơm vữa lấp lòng ống ghen.

Phụ gia dùng cho bê tông đúc hẫng: thường hay sử dụng phụ gia Sikament NN Là loại phụ gia dạng lỏng.

Sử dụng như một chất siêu hoá dẻo.

Giảm nước đưa đến cường độ sớm và tăng cường độ. Liều lượng từ 0,8 - 1,5 lit/100kg xi măng.

4.2.4. Biện pháp hợp long nhịp biên:

Hợp long trên đà giáo cố định: khi đến giai đoạn hợp long thì nối dài đà giáo cố định ra một đoạn rồi tiến hành lắp ván khuôn đổ khối hợp long. Đây là biện pháp tốt, ổn định nhưng rất khó lắp đà giáo vì vướng thiết bị đúc hẫng.

Hợp long bằng xe đúc: đến giai đoạn hợp long thì tiến xe lên để làm đà giáo treo đổ khối hợp long, biện pháp này thuận tiện nhưng thường bị vướng đà giáo nên khó di chuyển xe nên phải tháo bỏ một số bộ phận không cần thiết.

4.2.5. Biện pháp hợp long nhịp giữa:

Thường sử dụng một xe đúc treo ván khuôn để hợp long nhịp giữa.

Khi hợp long cần tiến hành các điều chỉnh nếu có sai khác:

Điều chỉnh vị trí đầu dầm hẫng:

Nếu nửa đối diện cao hơn, dùng kích và cột chống đẩy xuống. Nếu thấp hơn dùng thanh neo cường độ cao và kích thông tâm kéo lên cho bằng nhau.

Chèn chân cột bằng vữa Sikagrout và neo giữ bằng thanh PC38 để cố định vị trí đã điều chỉnh.

Nếu hai nửa cánh hẫng lệch nhau theo phương ngang thì dùng thanh PC căng chéo thông qua các ụ bê tông tạm trên mặt cầu hoặc dùng thép hình chống giữa hai đốt đúc rồi tiến hành căng 2 bó cáp dương để điều chỉnh vị trí.

Giữ ổn định hai đầu hẫng trong quá trình hợp long:

Hình 23: Hợp long nhịp giữa

1- cột chống; 2- thanhneo; 3- thanh giằng chéo;

4- ụ chặn bằng bêtông; 5- thanh chống ngang bằng dầm chữ H; 6- cốt thép “dắt mũi”ƯST

Chống hai văng hai nửa bằng những thanh dầm chữ H tì vào mặt bê tông ở phía trên và ụ chặn trong lòng hộp.

Trên mặt cầu kéo hai thanh PC giằng chéo hình chữ X , phía dưới căng và kéo hai bó cốt thép ƯST lên đến 70% lực kéo kiểm tra

4.2.6. Quản lý hình học kết cấu nhịp trong thi công đúc hẫng:

a. Tạo độ vồng của cánh dầm trong quá trình đúc hẫng:

Độ vồng thiết kế theo đường cong đứng.

Chênh cao giữa mặt cầu tại đầu đốt thứ i so với mặt cầu trên đỉnh trụ: hi

Độ võng do trọng lượng bản thân dầm bê tông (tĩnh tải giai đoạn 1) tính tại đầu đốt thứ

: fp1,i – tính theo sơ đồ dầm mút thừa.

Độ võng cũng tại vị trí trên do tĩnh tải giai đoạn 2: fp2,i và do hoạt tải fq,i tính theo sơ đồ dầm liên tục.

Độ vồng lên do kéo các bó cốt thép ƯST thớ trên yi, tính đối với dầm công xon. Độ võng của cánh dầm đúc hẫng do xe đúc gây ra ở giai đoạn kết thúc thi công

vxe,i

Hình 24: Độ võng của cánh dầm đúc hẫng do xe đúc gây ra ở giai đoạn kết thúc thi công

Độ vồng trước của dầm - vị trí đường cong đích trong giai đoạn đúc hẫng cân bằng (Các giá trị lấy theo dấu, cao hơn 0 - 0 là (+), thấp hơn là (-))

Độ vồng lên do hiệu ứng dỡ tải xe đúc sau khi hợp long nhịp giữa fdt,i, tính đối với sơ đồ dầm liên tục.

Hình 25: Tính độ vòng do hiệu ứng dỡ tải

Độ võng của cánh dầm đúc hẫng do xe đúc gây ra ở giai đoạn kết thúc thi công vxe,i được tổng hợp qua các trạng thái

b. Thành phần độ võng của cánh dầm trong quá trình đúc hẫng:

- Nguyên lý tính:

Sơ đồ tính: dầm công xon

Tải trọng: tĩnh tải do trọng lượng bản thân từng đốt, trọng lượng xe đúc, trọng lượng ván khuôn và đà giáo treo, tải trọng thi công. Chỉ có trong lượng bản thân mới tạo nên độ vồng còn lại sẽ mất đi khi nó không còn trên các nhịp đúc.

Công thức

Độ võng do trọng lượng bản thân dầm bê tông (tĩnh tải giai đoạn 1) tính tại đầu đốt thứ i :

p1,i- tính theo sơ đồ công xon.

Độ võng cũng tại vị trí trên do trọng lượng xe đúc và tải trọng thi công Xe,i tính theo sơ đồ công xon.

Độ võng của của cánh hẫng tại mỗi vị trí cuối đốt đúc thứ i: - Vị trí của ván khuôn đáy đốt thứ i:

H0-cao độ mặt cầu tại đỉnh trụ. vi - độ vồng của đốt thứ i.

pi- độ võng của cánh dầm khi đúc đốt thứ i

hc- chiều cao hộp tại mặt ngoài đốt thứ i trừ đi chiều dày bản đáy hộp.

Hình 26: Ván khuôn đáy đốt thứ i

4.2.7. Ảnh hưởng của biện pháp công nghệ đến phân bố nội lực trong kết cấu nhịp:

Hình 27: Mô men trong quá trình đúc hẫng cân bằng M1 - Mô men giai đoạn hợp long nhịp giữa;

Mdt - Mô men do hiệu ứng dỡ tải; M2 - Mô men tĩnh tải phần 2;

Mq - Đường bao mô men do hoạt tải; Mtt - Đường bao mô men tính toán

Thông qua các biểu đồ bao mô men nội lực, chúng ta cũng có thể nhận thấy được ảnh hưởng lớn của biện pháp công nghệ đến phân phối nội lực trong kết cấu dầm liên tục. Do đó, trong quá trình thiết kế cũng như thi công cần phải tuân thủ các trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo kiểm soát được nội lực trong dầm theo đúng kết quả tính toán.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, việc kịp thời thực hiện bảo trì, sửa chữa mạng lưới đường bộ đã góp phần duy trì tình trạng kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ và khả năng khai thác của các tuyến đường đảm bảo cầu đường êm thuận, an toàn; các công trình khắc phục “điểm đen” hiệu quả, đặc biệt là xử lý tốt hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Qua đó, tạo sự thay đổi đáng kể cho bộ mặt giao thông trong nước.

Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn còn xảy ra, việc xử lý các vi phạm chưa triệt để. Hệ thống mặt đường nhiều tuyến còn bị hư hỏng chưa được sửa chữa, duy tu kịp thời. Các địa phương chưa quan tâm bố trí đủ nguồn vốn dành cho công tác bảo trì, đó là những hạn chế cần phải khắc phục sớm

Đồng thời áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào công tác duy tu, sửa chữa để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Như công trình sửa chữa cầu thăng mới được sửa chữa và đi vào hoạt động vừa qua

Thông qua quá trình học tập, cũng như tìm hiểu các kiến thức bên ngoài. Em nhận thấy việc duy tu sửa chữa cũng không kém quan trọng như việc xây mới tuyến đường. Vì vậy tùy vào công trình cần có sự quản lý chặt chẽ để tăng tuổi thọ và giữ thẩm mỹ cho tuyến đường. Với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì việc đó càng quan trọng hơn bao giờ hết, để tránh lãng phí.

Trong quá trình tính toán và đánh giá không tránh khỏi những sai xót mong thầy cô chỉ điểm để em rút kinh nghiệm hơn.

Một phần của tài liệu Đồ án cầu bãi cháy (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w