C Z B= FP
BT (x) d
3.2.3. Tích hợp hình dạng quả lê vào đƣờng hình tàu tính toán
Sau khi tính thông số hình học quả lê, vấn đề quan trọng đặt ra là tích hợp quả lê vào thân tàu chính đảm bảo sự hòa hợp của hình dạng quả lê với đƣờng hình thân tàu, trong khi vẫn giữ giá trị các thông số hình học quả lê đã tính toán không bị thay đổi. Thực tế nhận thấy vấn đề rất phức tạp, hầu nhƣ không thấy công bố hoặc hƣớng dẫn trong tài liệu chuyên ngành, kể cả trong phƣơng pháp thiết kế quả lê của Kracht đã nêu. Trong luận án này, sau khi xây dựng xong mô hình 3D của tàu FAO 75 trong Au- toShip, tiếp tục tiến hành tích hợp đƣờng hình dạng của quả lê vào đƣờng hình của tàu tính toán, sau đó tiến hành hiệu chỉnh dần hình dạng quả lê theo các thông số hình học đã tính, trên cơ sở đảm bảo độ trơn đều giữa hai bề mặt tiếp giáp giữa thân tàu với quả lê [32].
(1) Tạo biên dạng mũi tàu quả lê
- Tạo biên dạng dọc của quả lê bằng cách chuyển sang hình chếu đứng (S-Side) và
dịch chuyển các điểm control trên đƣờng sống mũi của mô hình tàu đã xây dựng ở phần trên theo chiều dọc tàu một khoảng cách bằng chiều dài quả lê đã xác định
Trƣờng hợp cần thiết bổ sung thêm các cột bằng cách nhấp nút Add Row/ Column
và bật chế độ Column (cột) để hiệu chỉnh các cột tại khu vực quả lê đảm bảo cho
đƣờng hình thân tàu hòa hợp với đƣờng hình của quả lê một cách trơn đều và không bị gãy khúc ở khu vực này nhƣ mô tả trên Hình 3.12.
- Tạo biên dạng ngang quả lê bằng cách chọn sƣờn cuối cùng trong hình chiếu bằng và dịch chuyển ngang theo giá trị chiều rộng đã tính trong phần trên (Hình 3.13a). Hiệu chỉnh các sƣờn khác theo cách tƣơng tự để sao cho các mắt lƣới của các sƣờn tạo thành hình bình hành (Hình 3.13b).
(a) Hiệu chỉnh sƣờn cuối cùng (b) Hiệu chỉnh các sƣờn khác
Hình 3.13. Hiệu chỉnh các đƣờng sƣờn để tạo biên dạng ngang của quả lê
- Tiếp tục chuyển sang hình chiếu bằng (Top) để hiệu chỉnh lại đƣờng hình của phần mũi sao cho cho trơn đều (Hình 3.14)
(2) Hiệu chỉnh biên dạng quả lê
Sau khi tạo xong biên dạng quả lê, tiếp tục hiệu chỉnh hình dạng quả lê bằng cách thay đổi các giá trị tọa độ (x, y, z) của nó đảm bảo sao cho 06 thông số hình học đã nêu của quả lê là LPR, BB, ZB, ABL, ABT và PR phù hợp với các giá trị đã tính ở Bảng 3.4, đồng thời phải đảm bảo độ trơn đều tại vị trí bề mặt quả lê tiếp giáp với thân tàu nhƣ Hình 3.15.
(3)Kiểm tra các thông số của quả lê
Sau khi tích hợp quả lê vào đƣờng hình thân tàu chính trong phần mềm AutoShip, có thể chuyển sang phần mềm khác nhƣ Rhino và sử dụng các công cụ của nó để tính kiểm tra giá trị các thông số hình học của quả lê đã vẽ với giá trị tính toán (Hình 3.16).
(a) Kiểm tra giá trị các hệ số LPR và ZB
(a) Kiểm tra giá trị hệ số BB (b) Kiểm tra giá trị hệ số ABT
(d) Kiểm tra giá trị hệ số ABL (e) Kiểm tra giá trị hệ số PR
Nếu kết quả tính và so sánh giá trị các thông số còn chênh lệch nhiều thì tiếp tục hiệu chỉnh biên dạng của quả lê theo cách tƣơng tự nhƣ trên cho đến khi mức độ sai lệch giữa hai kết quả đạt khoảng dƣới 3% nhƣ trình bày ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. So sánh các thông số hình học của quả lê tàu thiết kế với quả lê của mô hình tàu xây dựng trên phần mềm AutoShip
Đại lƣợng Đơn vị Giá trị tính toán Giá trị thực tế Sai lệch (%)
LPR m 1.490 1.500 -0.671 BB m 1.709 1.700 0.527 ZB m 2.102 2.100 0.095 ABL m2 3.210 3.220 -0.312 ABT m2 3.780 3.740 1.058 PR m 3.110 3.170 -1.929
Hình 3.17 là đƣờng hình tàu FAO 75 sau khi tích hợp quả lê thiết kế theo đồ thị
Kracht có chiều dài LPRo = 1.50 m, chiều rộng BBo = 1.70 m, chiều cao ZBo = 2.10 m.
Hình 3.17. Bản vẽ đƣờng hình quả lê đã đƣợc tích hợp với đƣờng hình tàu
Lƣu ý là giá trị các thông số xác định theo đồ thị Kracht thực chất chỉ gần tối ƣu, do đó cần phải tìm giá trị thông số quả lê tối ƣu để đảm bảo sức cản tàu nhỏ nhất.