- PETCT (Positron Emission TomographyComputed Tomography) Bằng phương pháp sử dụng một lượng nhỏ Fluoro2DeoxyDGlucoza
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 57 bệnh nhân chẩn đoán ung thư đại trực tràng bằng lâm sàng và nội soi sinh thiết, được chụp cắt lớp vi tính, điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng hợp và Ngoại Nhi Cấp cứu bụng bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng nội soi sinh thiết và phẫu thuật. Hoặc được chẩn đoán bằng lâm sàng, không thực hiện được nội soi sinh thiết nhưng phẫu thuật có kết quả giải phẫu bệnh ung thư đại trực tràng.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các ung thư khác di căn đến đại trực tràng, lymphoma đại trực tràng - Ung thư đại trực tràng đã điều trị phẫu thuật, hóa chất, xạ trị.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm chung:
- Tuổi
- Giới tính
- Địa dư: Thành thị, nông thôn
2.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng
2.2.3.1. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi chẩn đoán ra bệnh
Là thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh đến khi nhập viện được tính bằng tháng.
- < 3 tháng - 3 - 6 tháng - 7- 12 tháng - > 12 tháng
2.2.3.2. Các triệu chứng lâm sàng
- Các triệu chứng lâm sàng chung của ung thư đại tràng được ghi nhận trong bệnh sử hoặc hiện tại qua thăm khám cơ năng và thực thể.
+ Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn. + Sụt cân.
+ Thiếu máu: Bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng thiếu máu và kết hợp với xét nghiệm công thức máu, đánh giá tình trạng thiếu máu qua chỉ số Hemoglobin.
+ Đi cầu phân nhầy máu. + Tiêu chảy xen kẽ táo bón.
+ Tắc ruột, bán tắc ruột đánh giá qua các dấu hiệu lâm sàng và kết hợp với chụp phim X quang bụng đứng.
+ Thăm khám bụng sờ thấy được khối u. - Các triệu chứng của ung thư trực tràng.
Gồm các triệu chứng tương tự ung thư đại tràng thêm vào đó có một số triệu chứng khác đặc thù riêng.
+ Khuôn phân thay đổi hay dẹt. + Đau bụng âm ỉ hạ vị.
+ Đi cầu mót rặn, đau rát hậu môn.
+ Thăm trực tràng có u hay không, tính chất u, máu theo gant.
2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính
2.2.4.1. Phương tiện nghiên cứu
- Máy CT Scanner SHIMADZU model CT7800 một dãy đầu dò, thời gian một lớp cắt 1 giây.
Hình 2.1. Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc Shimadzu
- Máy in phim hiệu Kodak 8100.
- Máy bơm thuốc cản quang tự động Medrad.
- Phần mềm vi tính Efilm dùng để xử lý hình ảnh, lưu trữ hình ảnh và đo kích thước, tỷ trọng.
- Đĩa mềm dùng lưu trữ hình ảnh.
- Thuốc cản quang không ion Ultravist 300 lọ 50ml có: + Độ quánh thấp 1ml chứa 0,623g Iopromide.
- Các thuốc chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế và các phương tiện kèm theo như máy hút, bình oxy, dịch truyền.
2.2.4.2. Kỹ thuật cắt lớp vi tính
Kỹ thuật tiến hành chụp cắt lớp vi tính do các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh thực hiện theo quy trình thống nhất.Các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh sau Đại học cùng chúng tôi giám sát kỹ thuật và cùng diễn giải kết quả.
- Trước tiên nghiên cứu bệnh án kết quả của các xét nghiệm đã có, xem xét chỉ định CLVT. Phát hiện bệnh nhân chống chỉ định, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ không dung nạp thuốc cản quang Iode.
+ Bệnh nhân suy kiệt, mất nước, sốt cao.
+ Bệnh nhân đái đường, có suy thận độ III và độ IV.
+ Bệnh nhân hen, cơ địa dị ứng, suy tim mất bù, suy gan, cường giáp. + Phụ nữ có thai.
- Chuẩn bị bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh nhân mục đích của việc thụt tháo, và bơm nước đại tràng trước chụp để làm căng lòng đại trực tràng.
+ Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 3 giờ trước khi khám.
+ Phải đến trước 30 phút để chuẩn bị đại tràng trước khi làm.
+ Dặn đi tiểu trước đó không quá 30 phút để tránh bàng quang căng quá. Bác sĩ giải thích rõ cho bệnh nhân về các bước tiến hành kỹ thuật, các tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc cản quang đường tĩnh mạch và quan trọng là cần nhịn thở trong khi cắt lớp, kiểm tra dị vật cản quang vùng bụng bệnh nhân để tránh hiện tượng “nhiễu ảnh”.
Bệnh nhân đuợc thụt tháo để làm sạch đại tràng trước đó bằng nước ấm. Thụt nước đại tràng 1000 - 1500ml ngay trước khi chụp đại tràng, trong quá trình bơm nước không nên di chuyển bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân chụp trực tràng nhưng khả năng giữ nước lại trong trực tràng kém thì sử dụng gel siêu âm để thụt 100 - 200 ml, với mục đích căng lòng trực tràng.