- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.
4 Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.
ĐÁP ÁN: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)
Câu 2:
-Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-Tác dụng: khiến cho tác phẩm có dáng dấp một câu chuyện, kể về cuộc đời một ông đồ từ lúc còn được người đời trân trọng, cảm phục tới khi bị lãng quên, đồng thời bày tỏ lòng thương người và tình hoài cổ của mình.
Câu 3:
- Các biện pháp tu từ: Điệp từ “mỗi”, câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?”, biện pháp nhân hoá “Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu…”
- Tác dụng: góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
Câu 4: Qua bài thơ “Ông đồ” tác giả không chỉ muốn nói lên sự xót xa cho thân phận của một ông
đồ, một ngành nghề mà như muốn nói lên nỗi đau trước sự mất mát của một lớp người tinh hoa cũ, cùng với họ là cả “quốc hồn, quốc tuý” của cả dân tộc trước sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai. Từ đó giúp người đọc thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, coi đó là trách nhiệm của mỗi công dân.
Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 6: Nội dung chính của văn bản trên: nói về thành công của giáo sư Ngô Bảo Châu.
Câu 7: Suy nghĩ khi đọc văn bản trên: ngưỡng mộ giáo sư Ngô Bảo Châu đồng thời tự hào về con
người Việt Nam.
ĐỀ 89 – SỞ GD & ĐT BẮC GIANG Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam được phát huy tích cực ở Nepal sau trận động đất ngày 25-4-2015. Trận động đất 7,8 độ richter khiến nhiều người dân Nepal ở thành phố mất nhà cửa muốn về quê, hay đơn giản chỉ muốn gặp lại người thân. Sáng 2-5-2015, hai chuyến xe bus chở hơn 100 người Nepal từ Kathmandu (thủ đô của Nepal) về quê đã lăn bánh. Đây là hai chuyến xe thuê với nguồn tiền đóng góp từ người Việt Nam mà vợ chồng chị Võ Thị Kim Cương – chủ chuỗi cửa hàng Việt Nam tại Nepal tổ chức quyên góp… Trận động đất khiến nhiều người lo lắng cho số phận của các nhóm du khách Việt Nam tại Nepal bị mất liên lạc. Nhưng họ được an toàn do sự quan tâm của chính những kiều bào nơi đây cũng như đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi (Ấn Độ). Vô tình, đây lại là một cơ duyên để họ gặp nhau tại nhà hàng Phở 99 của người Việt ở Kathmandu. Tại đây, kế hoạch giúp đỡ nạn nhân Nepal được vạch ra với sự đồng ý và hưởng ứng nhiệt tình của mọi người. Trưa 1-5-2015, sau bữa cơm thân mật, khoảng 20 người bao gồm các bạn trẻ Việt Nam đang du lịch ở Nepal, người Việt đang sống, làm việc ở Nepal, các cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi bắt đầu “sứ mệnh nhỏ” nhưng với tấm lòng lớn: nấu và đóng gói 500 hộp cơm. Sau đó nhóm người Việt ở Nepal đã cùng anh Naveen Saru (chồng chị Võ Thị Kim Cương) đem đồ ăn, nước uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu để góp phần cứu trợ.
(Theo Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 3/5/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên nhắc đến những việc làm từ thiện, nhân đạo nào của người Việt ở Nepal? Câu
nào trong đó nêu chủ đề của đoạn? (0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao việc đem đồ ăn, nước uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu lại được gọi là: “sứ
mệnh nhỏ” nhưng với tấm lòng lớn? (0,5 điểm)
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 5-10 dòng bàn về ý nghĩa của tinh thần “lá lành đùm lá rách”
đối với xã hội ngày nay.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.
…
(2) Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung. Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
(3) Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyền Trãi, có Bình Ngô đại cáo Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều
(Trích Bài thơ quê hương , Nguyễn Bính)
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 6: Hãy chỉ ra: ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi
nhớ trong khổ (2). (0,5 điểm)
Câu 7: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc
thể hiện qua khổ (3) (0,25 điểm)
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên: phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2:
- Những việc làm từ thiện, nhân đạo của người Việt ở Nepal được nhắc đến trong đoạn văn: tổ chức quyên góp tiền thuê hai chuyến xe bus chở hơn 100 người Nepal từ Kathmandu (thủ đô của Nepal) về quê đã lăn bánh, nấu và đóng gói 500 hộp cơm, đem đồ ăn, nước uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu để góp phần cứu trợ.
- Câu văn nêu chủ đề của đoạn: Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam
được phát huy tích cực ở Nepal sau trận động đất ngày 25-4-2015
Câu 3: Việc đem đồ ăn, nước uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu lại được gọi là: “sứ mệnh
nhỏ” nhưng với tấm lòng lớn bởi vì: Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện tình cảm to lớn, truyền thống
“lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam đối với những người dân Nepal gặp nạn.
Câu 4: Ý nghĩa của tinh thần “lá lành đùm lá rách” đối với xã hội ngày nay: là vô cùng quan
trọng, cần thiết. Nó giúp con người xích lại gần nhau, cuộc sống trỏ nên tốt đẹp hơn.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: tự sự. Câu 6:
-Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế.
-Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2): khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn, Hội nghị Diên Hồng trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
Câu 7:
-Hai biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc câu “Quê hương tôi có…Có…Có…” và biện pháp liệt kê.
-Tác dụng: thể hiện, nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng, giàu có của kho tàng lịch sử, văn hóa dân tộc.
Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3): niềm
vui, niềm xúc động, tự hào. Đó không chỉ là tình cảm của riêng tác giả mà của mọi người dân Việt Nam.
ĐỀ 90 – THPT DIỄN CHÂU 5 – NGHỆ ANĐọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: