1. Nhà nước Văn Lang –Âu Lạc Nhà nước Văn Lang
1.1.3.2. Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp là một ngành phát triển rất mạnh với các ngành nghề phân nhánh
1.1.3.2.1. Nghề gốm
Nghề chế tác đá nghề này có từ rất lâu đời trước kia nghề chế tác đá có vai trò rất lớn trong đời sống lao động và sinh hoạt của người dân bởi nó trực tiếp làm ra công cụ lao động nghệ chế tác đá càng phát triển thì nên kinh tế nguyên thủy càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếu như trước kia nghệ chế tác đá tập trung vào lĩnh vực làm ra công cụ lao động phục vụ sản xuất thì đến thời kì này nghề chế tác đá lại mai một dần đi bởi công cụ bằng đá đã được thay bằng công cụ đồng và sắt có nhiều ưu điểm hơn.Những người thợ đá không chế tạo ra công cụ đá nữa, thay vào đó họ chuyển sang làm đồ trang sức, mĩ nghệ.
Các công cụ sản xuất nói chung thường được chế tác bằng đá spilit và quartzit thường có màu trắng xám hoặc xanh đen.Còn đồ trang sức thì chỉ bằng đá amphibolit và đá nephrít mặt ngoài trông như sừng có màu xanh biếc hoặc tím hồng rất đẹp. Người thời Hùng Vương đã chế các công cụ sản xuất và các đồ trang sức chủ yếu bằng cách cưa đá khoan đá, tiện đá, rồi mài nhẵn và đánh bóng.
Đồ gốm thời Hùng Vương khá phong phú. Tất cả đều thuộc loại gốm thô.Ta có thể chia gốm thời đại này thành hai thời kì : thời kì Phùng Nguyên và thời kì Đông Sơn. Chất liệu của gốm thời kì Phùng Nguyên là đất sét pha cát mịn và vụn bã động vật, thực vật. Xương gốm thanh nhẹ nhàng dễ vỡ và thấm nước.Gốm Đông Sơn chất liệu đã có sự khác biệt đất sét pha cát tương đối mịn hơn, chứa ít tạp chất hữu cơ hơn. Đồ gồm cứng và khó thấm nước.Tuy nhiên chất liệu gốm còn phụ thuộc vào nơi sản xuất. Chẳng hạn như gốm Thanh Hóa, gốm Vĩnh Phú... có nhiệt độ nung rất cao, khoảng 500 – 600°C. Đất sét đồ gốm Thiếu Dương lấy ở tầng nông có nhiều tạp chất còn đất sét ở Vĩnh Phú ít tạp chất hơn nhiệt độ nung cũng cao hơn khoảng 800 - 900°C nên cứng hơn ít thấm nước hơn.
Nghề làm gốm giai đoạn này có thêm bước phát triển mới, người thợ đã biết làm xương gốm bằng cách trộn đất sét pha cát với một ít bã động, thực vật để khi nung ít biến dạng và rạn nứt, chịu được độ nung cao và trang trí các hoa văn đẹp.Nghệ thuật làm gôm bằng bàn xoay được cải tiến. Cách tạo hoa văn cũng rất khác biệt trước và có các cách tạo như ; chải, rạch, đập, in, ấn, ghép..