0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Bình luận các kết quả ƣớc lƣợng của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIỆM THU CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM (Trang 95 -98 )

CHƢƠNG 4 : CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CPTPP

4.3. Bình luận các kết quả ƣớc lƣợng của mô hình nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu này, khi thuế quan trung bình của các nước CPTPP giảm 1% thì khối lượng thương mại của Việt Nam với các nước CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP tăng lần lượt là 0,0978% và 0,1102%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho phép Việt Nam kỳ vọng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu sang các nước CPTPP sẽ tăng lên khá nhanh trong thời gian tới. Bởi các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.

Khi độ mở thương mại của các nước CPTPP tăng lên 1% thì khối lượng thương mại của Việt Nam với các nước CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP tăng lần lượt là 1,3826% và 1,0540%. Tương tự vậy, khi độ mở thương mại của Việt Nam tăng lên 1% thì khối lượng thương mại của Việt Nam với các nước CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP tăng lần lượt là 3,1272% và 3,2432%. Như vậy có thể thấy, thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP phụ thuộc và chịu tác động rất lớn từ độ mở thương mại của Việt Nam và các nước đối tác trong CPTPP. Việc thực thi Hiệp định CPTPP cũng cho thấy Việt Nam và các nước CPTPP đã chủ động rất nhiều trong việc mở cửa nền kinh tế. từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 tới nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA. Trong số 13 FTA đã ký kết thì 12 FTA đã có hiệu lực, một FTA đã ký kết và phê chuẩn nhưng chưa có hiệu lực và ba FTA đang đàm phán. Kết quả thực thi hiệp định do QH phê chuẩn là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong vòng một năm kể từ khi chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam là tích cực. Cụ thể, về tăng trưởng XK, ngoại trừ Australia và Singapore giữ mức tương đương (do Việt Nam đã có quan hệ FTA trước đó) XK sang các thị trường khác trong năm 2019 đều tăng mạnh. Trong sáu đối tác đã thực thi CPTPP, XK sang Canada tăng mạnh nhất (29,8%) sau đó là Mexico (26,3%), đây cũng chính là hai đối tác có quan hệ FTA mới. Trong năm 2019 Việt Nam đã cấp 21.163 C/0 mẫu CPTPP cho hàng hóa Việt Nam XK đi các nước thuộc hiệp định này với tổng

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

91

giá trị hàng hóa gần 600 triệu USD. Kết quả này, thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy triển vọng tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP.

Tỉ giá hối đoái thực VND trên đồng tiền nước nhập khẩu tăng 1% thì khối lượng thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước CPTPP tăng lần lượt là 0,3926%, 0,3620% và 1,1391%. Điều này cho thầy nếu Việt Nam thực hiện chính sách phá giá đồng VND thì sẽ có tác động tích cực tới các thương mại giữa Việt Nam với các nước CPTPP. Tuy nhiên cần phải xem xét lựa chọn mức độ phá giá hợp lý bởi tác động của việc phá giá này không quá mạnh vào kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước CPTPP.

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

92

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Tóm lại, Hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội để giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á (chiếm khoảng 80% kim ngạch nhập khẩu và 50% kim ngạch xuất khẩu). Các FTA mới như CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định CPTPP cũng đặt ra không ít thách thức. Ðó là để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo CPTPP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa. Ðây là thách thức vì nhận thức của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, liên quan đến hội nhập nói chung và lộ trình giảm thuế, tiêu chí xuất xứ nói riêng chưa đầy đủ cũng như hàng hóa xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoại khối. Mặt khác, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, trong đó có cả các đối tác FTA ngày càng gia tăng. Các quy định, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ sẽ là thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam

93

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIỆM THU CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM (Trang 95 -98 )

×