0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hành duyên thức: Các Hành (nghiệp) thiện và bất thiện, là nguyên nhân

Một phần của tài liệu THUONG-YEU-LA-CAM-THONG-BINH-AN-SON-DICH (Trang 40 -41 )

cho sự tái sinh trong tương lai ở một sinh thú hay cõi (gati) thích hợp. Hành nghiệp đời trước tạo điều kiện cho sự khởi sinh trong bụng mẹ một tập hợp danh sắc mới, gồm 5 uẩn, ở đây được biểu trưng bằng Thức. Nhưng tất cả những dị thục thức (vipāka) như vậy (như nhãn thức, nhĩ thức, v.v.) cũng như tất cả tâm pháp tương ưng (thọ, v.v.) đều là vô ký về phương diện nghiệp. Cần hiểu rằng ngay từ sát-na đầu tiên nhập thai mẹ, dị thục thức của bào thai đã hoạt động rồi.

Ðể giải tỏa ngộ nhận của vài học giả Tây phương về lý Duyên khởi như là kinh nghiệm cá nhân về một sát-na nghiệp duy nhất và ngộ nhận về tính

cách đồng thời của cả 12 chi phần, ở đây, cần phải xác định rõ rằng lý Duyên khởi phải được hiểu như gồm 3 đời kế tiếp; và điều nầy không những phù hợp với các trường phái Phật Giáo khác nhau, và với tất cả các luận giải cổ điển, mà còn phù hợp với giải thích có ghi trong kinh tạng. Thí dụ, trong

Tương Ưng Nhân Duyên (Tương Ưng, XII.51) có ghi: "Khi Vô minh (1) và Thủ (9) chấm dứt, thì không có Hành nghiệp (2=10), dù là công đức, phi công đức, hay bất động - phước hành, phi phước hành và bất động hành - được phát sinh, và như vậy không có Thức (3=11) nào sẽ khởi lên trở lại trong một mẫu thai mới". Thêm vào đó: "Bởi vì, nếu Thức không tái xuất hiện trong mẫu thai, thì trong trường hợp ấy, Danh sắc (4) có sinh khởi không?" Xin xem đồ biểu ở trên.

Mục đích của Đức Phật khi giảng dạy Duyên khởi là để chứng minh cho nhân loại đau khổ thấy rằng, do duyên vô minh và bị mê hoặc mà cuộc tồn sinh và khổ đau hiện tại đã phát sinh; và do sự diệt tận của vô minh, và từ đó ái diệt và thủ diệt, mà không còn sự tái sinh nào sẽ tiếp theo, và như vậy, tiến trình hiện hữu đứng dừng lại, từ đó, chấm dứt mọi đau khổ.

Một phần của tài liệu THUONG-YEU-LA-CAM-THONG-BINH-AN-SON-DICH (Trang 40 -41 )

×