0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hữu duyên sinh: Do nghiệp hữu thiện hay bất thiện mà có Sinh hữu hay

Một phần của tài liệu THUONG-YEU-LA-CAM-THONG-BINH-AN-SON-DICH (Trang 43 -45 )

tiến trình tái sinh. Câu số 2 và 10, như đã trình bày, thật ra cùng chỉ một điều là nghiệp làm nhân cho tái sinh, nói cách khác, tư tâm sở (tác ý) là hạt giống, từ đó khởi lên lên đời sống mới, cũng như từ hột xoài khởi lên cây xoài mới. Ở đây, 5 nghiệp nhân (vô minh, hành, ái, thủ, hữu) thuộc đời quá khứ là điều kiện cho những nghiệp quả trong đời hiện tại; và 5 nghiệp nhân trong hiện tại là điều kiện cho 5 nghiệp quả (dị thục quả: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) của đời kế tiếp (xem đồ biểu ở trên). Bộ luận Thanh Tịnh Ðạo, chương XVII, có ghi:

Có năm nhân trong quá khứ,

Và năm quả trong đời hiện tại.

Hiện tại chúng ta lại gieo năm nhân,

Và tương lai gặt hái năm quả.

Trong tiến trình biến chuyển liên tục của hiện tượng tâm-vật nầy, không có một cái gì truyền từ một sát-na nầy đến sát-na kế tiếp. Vì thế, không có một thực thể trường tồn hay bản ngã, cái tôi, ở trong tiến trình hiện hữu để luân chuyển từ đời nầy đến đời sau. Không có một con người hay một linh hồn nào đi từ đời trước đến đời nầy; tuy vậy, bào thai hiện tại không thể hiện hữu nếu không có những nhân duyên đi trước (Thanh Tịnh Ðạo, Chương XVII). Có thể chứng minh điều nầy bằng nhiều ví dụ, như tiếng vang, ánh

sáng ngọn đèn, dấu ấn, hay hình ảnh do gương phản chiếu (Thanh Tịnh Ðạo, Chương XVII).

Người nào không biết gì về các pháp do duyên sinh, và không hiểu rằng nghiệp (hành) là do vô minh sinh ra, v.v. thì sẽ nghĩ rằng chính cái ngã của mình biết hoặc không biết, hành động và sai khiến hành động, và chính cái ngã ấy khởi lên vào lúc tái sinh. Hoặc người ấy cho rằng các nguyên tử, hay một vị Tạo hóa, với sự trợ giúp của tiến trình thai nghén, đã hình thành cái thân nầy, hay chính cái ngã có các căn gây cảm thọ, ước muốn, chấp thủ, tiếp tục và tái hiện hữu trong một sự thọ sinh mới. Hoặc người ấy cho rằng tất cả loài hữu tình sinh ra do định mệnh, hay tình cờ ngẫu nhiên sinh ra (Thanh Tịnh Ðạo, Chương XVII).

Khi nghe nói đạo Phật dạy rằng bất cứ gì trong thế gian đều do duyên sinh, một số người có thể kết luận là đạo Phật giảng dạy một loại định mệnh thuyết, và con người không có ý chí tự do, hoặc ý chí là không tự do.

Thật ra, vấn đề con người có một ý chí tự do hay không thì không cần thiết đối với người Phật tử, vì người ấy biết rằng ngoài những hiện tượng tâm-vật hằng biến ccũng chỉ là một giả danh, không tương ứng với một thực tại nào. Vấn đề ý chí có tự do hay không cũng phải được dẹp bỏ, vì ý chí hay hành là một hiện tượng tâm chỉ chớp lên trong một sát-na, và như vậy, nó không có một hiện hữu kế tục từ trong sát-na trước. Về một sự kiện không hiện hữu, hay chưa hiện hữu, ta không thể hỏi nó có tự do hay không tự do. Câu hỏi duy nhất có thể chấp nhận là: - Sự phát sinh của ý chí có vượt ngoài duyên sinh, hay nó cũng là duyên sinh? Nhưng câu hỏi đó cũng có thể áp dụng cho tất cả tâm pháp khác, và các hiện tượng vật lý nữa. Nói cách khác, câu hỏi đó là cho tất cả mọi sự kiện, tất cả sự sinh khởi của bất cứ cái gì. Câu trả lời sẽ là: - Dù là do ý chí sinh, hay do cảm thọ sinh, hay do bất cứ tâm pháp, sắc pháp nào sinh, thì sự sinh khởi của bất cứ việc gì cũng đều tùy thuộc vào các duyên (điều kiện). Nếu không có duyên, thì không bao giờ có cái gì có thể sinh khởi hay hiện hữu được.

Theo đạo Phật, mọi sự thuộc tâm lý hay vật lý xảy ra phù hợp với các định luật và các điều kiện (duyên). Nếu không như vậy, thì chỉ có một mớ hỗn độn càn khôn và sự ngẫu nhiên bất định. Nhưng điều nầy không thể xảy ra, và nó mâu thuẫn với mọi định luật của tư duy.

Một phần của tài liệu THUONG-YEU-LA-CAM-THONG-BINH-AN-SON-DICH (Trang 43 -45 )

×