Từ Kosambi trở lại Savatth

Một phần của tài liệu TrenConDuongHoangPhapCuaPhatToGotama_TrungQuang_NguyenVanHieu (Trang 133 - 137)

I. Từ Savatthi sang qua Kosamb

J.Từ Kosambi trở lại Savatth

135. Ra khỏi rừng, Ðức Phật và Chư Tăng có trở lại Kosambi không?

Ðức Phật và đoàn tùy tùng trực chỉ về Savatthi vì có lời thỉnh cầu của Ông Cấp Cô Ðộc và Bà Visakhà.

136. Các Thầy Tỳ kheo ở Kosambi tính sao?

Hay tin Ðức Phật ngự về Savatthi, các Thầy liền lên

đường đến đó, để xin sám hối tội lỗi.

Nghe vậy, Ðức Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) vào Kỳ

Viên Tinh xá yết kiến Ðức Phật và bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn, Trẫm nhất định cấm các Thầy Tỳ kheo

đã phạm tội chia rẽ và vô lễ với Ðức Thế Tôn tại Kosambi, để chân vào lãnh thổ Kosala của Trẫm, xin Ðức Thế Tôn biết cho.” Ðức Phật can gián: "Tâu Ðại Vương, các Thầy ấy đã biết lỗi, ăn năn, Ðại Vương nên rộng lượng cho họ đến đây sám hối với Như Lai.” Nghe lời Từ bi khoan hồng của Ðức Phật, Vua Pasenadi cảm động, vâng lời.

137. Thái độ của Tín đồ Savatthi đối với các Thầy ấy ra sao?

Khi các Thầy đến trước cổng Kỳ Viên Tinh xá, người gác cổng, khoá cổng không cho vào vì có lệnh của Ông Cấp Cô Ðộc. Ðức Phật hay tin cho mời Ông Cấp Cô Ðộc đến khuyên lơn: "Này Ông Trưởng giả, các Thầy Tỳ kheo xứ Kosambi đã lỡ lầm gây ra tội lỗi, nay họ đã ăn năn cải hóa, Ông cũng nên hoan hỷ cho họ vào gặp Như Lai, để họ sám hối.”

Không dám cãi lời Ðức Phật, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc buộc lòng cho họ vào; nhưng khi các Thầy Tỳ kheo Kosambi vừa đến thềm cửa, thiện nam tín nữ giả vờ rộ

lên hỏi: "Bạch Ðức Thế Tôn, những Thầy Tỳ kheo nào ngoan ngạnh, vô lễ với Ðức Thế Tôn và đã chủ trương sự chia rẻ Tăng chúng tại Kosambi, xin Ðức Thế Tôn hoan hỷ giới thiệu cho chúng con biết với.”

Ðức Phật trỏ tay chỉ ra cửa: "Ðó, các Thầy đương bước vào đó.”

Các Thầy tủi nhục, không dám ngước mặt lên, ríu ríu vào lạy dưới chân Ðức Phật, tỏ lời thiết tha xin ân xá tội lỗi. Ðức Phật vui vẻ tha thứ và để lời phủ vụ: "Các Thầy, từ nay phải cố gắng trau giồi hạnh kiểm, trước tỏ ra xứng đáng với lòng sùng mộ của hàng thiện nam

tín nữ, sau chuyên lo tu học, để mạnh tiến trên đường Giác ngộ.”

Tín đồ xầm xì: "Họ báo hại cho Ðức Cha lành của chúng mình phải liên đới chịu mọi sự thiếu thốn trong hạ này; chẳng thấy Ngài để lời quở trách, lại còn nhỏ

nhẹ an ủi. Cao cả thay lòng Từ bi vô lượng của Bậc Chí Tôn.”

138. Ðức Phật còn tại tiền mà có những Thầy Tỳ kheo quá quắt như vậy; nhờ đâu mà Phật Pháp còn tồn tại tới ngày nay?

Sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn, Phật Pháp còn tồn tại tới nay, trước nhờ ảnh hưởng của các vị Thánh Tăng,

ẩn dật nơi rừng núi, duy trì đạo quả Tứ Thánh và các vị Chân tu nơi chùa chiền, sau nhờ sự sáng suốt và tâm nhiệt thành của các nhà lãnh đạo, kế đó nhờ số

Tín đồ chánh kiến. Nơi nào không có hai hạng Tín đồ

hộ pháp như Ðức Vua Pasenadi, như Ông Trưởng giả

Anathapindika, như Bà tín nữ Visakhà, kế tiếp như

hàng thiện tín chùa Kosambi và chùa Jetavana, thì nơi

ấy không còn Thánh Tăng và cũng không còn Chánh Pháp.

Khi con người đã xuống dốc tội lỗi rồi, tâm của họ hết rung động trước lời thức tỉnh chân chánh của Ðức

Phật. Ðối với họ phải dùng biện pháp cứng rắn như

các vị thiện nam tín nữ ở Kosambi và Savatthi, mới có thể đem họ trở lại lẻ phải.

Bài học ở Kosambi cho thấy rằng, dầu trong thời kỳ

Ðức Phật còn tại thế, hoặc trong những thế hệ hậu lai, những người gánh vai trò quan trọng trong sự duy trì Chánh Pháp, là hàng Tín đồ chân chánh, dám hy sinh và bất chấp dư luận tà vạy, cương quyết thực hành đúng theo lẽ phải. 139. Hành động cứng rắn quá đối với các Thầy Tỳ kheo, sợ e mang tội chăng? Hành động theo lẽ phải, để đánh thức kẻ mê lầm, trở về với Chánh Pháp, sao gọi là cứng rắn, là tội lỗi?

Cương quyết bỏ đói và làm cho hổ thẹn các phần tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngỗ nghịch, không kỷ luật, không hạnh kiểm, cố tâm gây mầm chia rẽ, các Ông thiện nam xứ Kosambi và Savatthi đã giúp một cách đắc lực Ðức Phật cứu vớt họ khỏi vòng đọa lạc; ấy là thi ân cho họ, là bảo tồn Phật Pháp. Ðây là một bài học đáng ghi nhớ cho toàn thể Phật giáo đồ.

Ngày nay, những Tín đồ nào cương quyết bài trừ hành

khép vào tội: khi Tăng, dứt Qui, phá Ðạo. Bài trừ tật xấu để nâng cao giá trị Tăng già là có tội, người Phật tử nghĩ sao, trước những lời hăm dọa ngông nghênh

ấy? Không lẽ vì sợ tội mà phải xúm nhau cung cấp đủ

mọi nhu cầu cho các Thầy Tỳ kheo giả dối, ngụy thiện, ích kỷ, không kiêng nể Giới luật, không ghê sợ

tội lỗi; giúp đủ phương tiện cho người bất chánh tự do thao túng, lập phe chia đảng, tranh dành địa vị, nuôi mộng lập giáo?

So sánh lại hai cách hành động kể trên, rồi mới thấy rõ ai là kẻ mang tội: khi Tăng, dứt Qui, phá Ðạo.

Một phần của tài liệu TrenConDuongHoangPhapCuaPhatToGotama_TrungQuang_NguyenVanHieu (Trang 133 - 137)