0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

NGHĨ VỀ HÌNH ẢNH KẾT HỢP NGÀY MA

Một phần của tài liệu TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH (Trang 159 -162 )

15 Năm Một Bộ Mặt

NGHĨ VỀ HÌNH ẢNH KẾT HỢP NGÀY MA

Đã đến lúc các nƣớc Đơng Nam Á phải duyệt xét lại mình và phải nhận chân rằng: cĩ triệt tiêu đƣợc những ý hƣớng dựa vào đế quốc mới thực sự xây dựng đƣợc một thế đứng tự lập. Tự lập chứ khơng phải cơ lập, vì cơ lập thì dễ bị đế quốc khuynh lốt. Trong cái cảnh mạnh đƣợc yếu thua, các nƣớc nhỏ yếu cĩ quần tụ với nhau mới mong sống cịn. Quần tụ trong bình đẳng, hỗ tƣơng, một mặt vẫn giữ đƣợc thế tự lập đơn vị, một mặt vẫn tạo đƣợc sức mạnh tập thể. Sự quần tụ thành từng khu, từng khổi của các nƣớc nhỏ yếu nhằm ngăn chặn ý đồ khuynh đảo của đế quốc cịn là cách gĩp phần thiết thực vào việc tạo dựng một cộng đồng nhân loại sống bình đẳng, hồ hài trong tƣơng lai.

Quần tụ là đúng, nhƣng quần tụ thế nào? Thực ra chẳng làm gì cĩ cơng thức chung cho khắp các dân tộc nhƣợc tiểu trên thế giới. Mỗi nhĩm quốc gia phải tự tìm lấy những tiêu chuẩn kết hợp riêng.

Ở trƣờng hợp Đơng Nam Á, nĩi đến một hình thức liên bang là điều quá lý tƣởng và cịn quá xa vời; nĩi đến một hiệp hội chỉ nhằm vào việc ―hiếu hỷ‖ là điều khơng cĩ lợi ích thiết thực. Một mẫu liên minh thuần túy về mặt quân sự nhƣ cĩ ngƣời đã đề xƣớng sẽ chẳng đáp ứng đƣợc nhu cầu an ninh tồn vùng, vì khi hồ thì hợp, khi

biến thì tan, động cơ nào thúc đẩy các nƣớc vì nhau mà sống chết? Hay một thị trƣờng chung nhƣ mơ thức Tây Âu? Nghe ra khơng phải là một đề nghị dở, nhƣng trên thực tế tình trạng và chế độ xã hội quá khác biệt làm sao mà đứng chung trên mặt trận kinh tế?

Vạch ra những điều trên, chúng tơi khơng nhằm chống nỗ lực kết khối, mà ngƣợc lại, chỉ để thấy rõ những khĩ khăn hầu cĩ thể tìm ra lối thốt chung.

Trƣớc hết, phải chấp nhận một điều là khơng cĩ tổ chức kết hợp nào đƣợc coi là bất biến, khơng cĩ hình thức kết hợp nào đƣợc coi là duy nhất, độc tơn khi chƣa hội đủ mặt các nƣớc Đơng Nam Á. Hiệp Hội ĐNA (ASA) cĩ ba hội viên, tự cảm thấy chật hẹp nên đã giải tán nhƣờng chỗ cho Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA (ASEAN). HHCQGĐNA cĩ năm hội viên cũng nên nghĩ đến một lúc nào đĩ phải cĩ một tổ chức khác nếu muốn bành trƣớng rộng hơn. Đĩ là điều làm cho tất cả các hội viên đều cảm thấy mình là sáng lập viên, khơng cĩ mặc cảm kẻ trƣớc ngƣời sau và nhờ vậy sẽ tạo đƣợc chân bình đẳng ngay trong nội bộ.

Mỗi khi thay đổi hình thức tổ chức thì cũng phải nghĩ đến thay đổi mối liên hệ bằng cách thăng tiến lên các mặt hợp tác. Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hĩa, an ninh… đều phải đƣợc khai triển rộng rãi. Địa hạt này sẽ giúp địa hạt kia thốt khỏi bế tắc. Thí dụ những liên hệ văn hĩa sẽ giúp cải thiện mơ thức chính trị. Mơ thức chính trị tƣơng đối gần nhau (khơng đến nỗi trái nghịch nhƣ cộng sản với tƣ bản hiện giờ) sẽ tạo điều kiện cho các khung cảnh xã hội đỡ khác biệt. Khung cảnh xã hội cĩ hịa hợp thì mới tạo đƣợc nền mĩng tốt cho hợp tác kinh tế v.v…

Tất cả những mặt kết hợp trên rất cần thiết nhƣng chƣa đủ. Cơng thức dẫu cĩ, đơn chất trộn vào nhau dẫu đúng phân lƣợng, song vẫn khơng nảy sinh hiện tƣợng hĩa hợp! Chung qui chỉ cịn thiếu một chút chất xúc tác. Chất xúc tác ở đây là linh hồn của nỗ lực kết khối. Đĩ là tình anh em ruột thịt, là tình thƣơng yêu đùm bọc lấy nhau. Đĩ là ý thức Đại Thái, ý thức Đại Mã, ý thức Đại Nam Hải, ý thức Maphilindo, ý thức Trăm Việt.

Các dân tộc Bách Việt đã điêu linh khốn khổ hàng ngàn năm, suốt từ Hoa lục xuống vùng đất Đơng Nam Á vì mƣu đồ tiêu diệt của Tàu, đã bị bĩc lột đến tận cùng xƣơng tủy hàng trăm năm dƣới thời kỳ thống trị của Tây, đã đâm thuê đánh mƣớn cho các đế quốc hiện đại hàng chục năm đủ gây nên những đau thƣơng tang tĩc chƣa từng cĩ. Trƣớc hoạ diệt vong chung, phải cùng đi tìm lẽ sống. Trên đƣờng đi tìm lẽ sống cịn đầy gian khổ, bỗng nhận ra họ hàng thân tộc; dù nội ngoại xa gần há lại chẳng nên đắp điếm đùm bọc lấy nhau mà cùng tiến tới hay sao?

Hãy khai triển mối liên hệ họ hàng làm ngọn lửa tiêu biểu cho ý thức kết hợp. Thấm nhuần ý thức ấy, thù hận lịch sử sẽ tan biến. Xứ Lào nhỏ bé sẽ khơng cịn e ngại ngƣời bên kia bờ sơng Cửu, kẻ bên này dãy Trƣờng Sơn mang binh quyền sang đổi chúa thay vua cƣớp nhà, xẻ nƣớc. Dân Khmer sẽ thơi nuơi dƣỡng mối ―huyết thù‖ lịch sử với ngƣời Việt; nhờ đĩ cái cảnh cáp duồn vơ nhân đạo sẽ khơng cịn bao giờ xảy ra. Ngƣời Thái sẽ khơng phải lo lắng về mặt Tây biên và sẽ rộng lƣợng quên đi mối hận đốt kinh thành hàng trăm năm trƣớc. Các sắc dân Miến, Shan, Karen… trên lãnh thổ Miến Điện sẽ cảm thấy gần gũi thƣơng yêu nhau hơn; nội chiến vì phe nhĩm sẽ khơng cịn cơ hội tái phát. Ngƣời Việt Nam sẽ dứt bỏ giấc mộng Tây tiến xâm lƣợc lân bang của các vua chúa thời phong kiến cũ.

Indonesia và Mã Lai Á sẽ bắt tay tha thứ cho nhau về cảnh giành giựt đã từng làm ở Kalimantan khi trƣớc. Phi-líp-pin sẽ tự trút cái vỏ tây phƣơng kệch cỡm mà trởi lại với bạn bè cùng xứ. Tiểu quốc Brunei sẽ tự khƣớc từ nền bảo hộ của mẫu quốc Anh mà trở về với gia đình Đơng Nam Á.

Rồi ra, từ ý thức ấy, niềm hứng khởi cho sự tìm hiểu lẫn nhau sẽ bừng lên giữa nhân dân các nƣớc. Biên giới trong vùng sẽ đƣợc mở tung cho các cuộc du khảo thăm hỏi. Ngơn ngữ nƣớc này sẽ là sinh ngữ trong trƣờng học nƣớc kia. Các học giả sẽ ngồi với nhau tìm tịi chắt lọc lấy những từ ngữ cĩ cùng gốc gác xa xƣa mà định lại một số ngơn từ cơ bản, nếu chẳng đủ làm phƣơng tiện truyền thơng, thì ít ra cũng thắt chặt thêm mối liên đới tinh thần. Các lý thuyết gia chính trị sẽ bàn thảo với nhau để vạch ra con đƣờng tiến tới xã hội chủ nghĩa riêng của khu vực ngõ hầu phá tan bất cơng, thối nát và san bằng chênh lệch của xã hội hiện tại. Các nhà ngoại giao sẽ cùng vạch ra một đƣờng lối thích hợp nhất, vừa giúp tạo đƣợc chính sách đối ngoại chung, vừa giúp bảo tồn đƣợc chủ quyền đối nội của mỗi quốc gia. Các kế hoạch gia sẽ đề cập đến những nhu cầu phát triển chung, những chƣơng trình tạo tác đa phƣơng để đem lợi ích cho nhiều ngƣời cùng hƣởng. Các nhà kinh tài sẽ nĩi đến việc hình thành thị trƣờng chung, việc lập những ngân hàng Đơng Nam Á trong vùng và trên thế giới, cũng nhƣ việc phân phối, điều hợp tài nguyên, lợi tức giữa các nƣớc để bảo đảm nỗ lực tự túc, tự cƣờng. Các nhà quân sự sẽ phác họa hình thức một Bộ Tƣ Lệnh liên hợp, sẽ nghiên cứu các chiến lƣợc, chiến thuật mới, sẽ tổ chức thao diễn hiệp đồng…, tất cả tuyệt nhiên khơng nhằm tranh bá đồ vƣơng trên trƣờng quốc tế, mà chỉ cốt sao đủ sức tự vệ tổi thiểu, khơng cần núp bĩng bất cứ một cƣờng lực nào.

Một khối quốc gia xây dựng trên tình anh em ruột thịt nhƣ vậy, chẳng biết ngày mai cĩ trở nên sự thực phần nào hay vĩnh viễn chỉ là giấc mơ suơng của ngƣời cầm bút?

[hết]

Đã đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài gịn –VN) trong những năm 1969 – 1974 Phạm Việt Châu (1932 – 1975) Phạm Việt Châu

Tên thật là Phạm Đức Lợi. Sinh năm 1932 tại làng Hiếu Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, miền Bắc VN.

Di cƣ vào Nam sau hiệp định Genève. Năm 1954, động viên vào khĩa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Thơng thạo các ngơn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa và từng là Giáo Sƣ Anh Ngữ tại trƣờng Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Đã đĩng gĩp rất

nhiều trong việc soạn thảo tập tài liệu song ngữ Giải Đốn Khơng Ảnh và đã đƣợc tƣởng thƣởng Lục Quân Bội Tinh của Hoa Kỳ trong những cơng tác ấy. Từng là nhân viên nịng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên và là trƣởng phái đồn VNCH đầu tiên ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Chức vụ cuối cùng trong QLVNCH là Trung Tá Trƣởng Ban Nghiên Cứu Chiến Lƣợc – Khối Tình Báo – Phịng Nhì Bộ Tổng Tham Mƣu.

Các bút hiệu đã dùng: Mạc Ly-Châu, Phạm Chi-Lăng, Phạm Việt-Châu.

Các tác phẩm văn chƣơng đã xuất bản: Tự Do (thơ), Loạn và Máu (kịch), Giơng Tố Đêm Giao Thừa (kịch), Lộng Giĩ (tiểu thuyết), Diễm (tiểu thuyết), Nắng Tắt Trên Làng Mai (tiểu thuyết). Các tác phẩm biên khảo viết chung cùng một số tác giả khác: Tìm Hiểu Thơ Tự Do (tập I, II và III), Tìm Hiểu Thi Ca Miền Núi.

Các tác phẩm chƣa xuất bản: Dạ Lan Hƣơng (thơ), Quân Lực Cộng Sản VN (biên khảo hợp soạn cùng Ban Nghiên Cứu Chiến Lƣợc Bộ TTM, 1975).

Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã đăng trên tạp chí Bách Khoa từ 1969-1974. Đã từng cộng tác với các báo: Bách Khoa, Phụng Sự, Quân Đội, và nhật báo Chính Luận.

Một phần của tài liệu TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH (Trang 159 -162 )

×