0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Chính sách tiền lương hiện này tác động đến giáo viên

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

Nhiều người khi so sánh lương giáo viên với các ngành nghề khác đều đưa ra nhận định là lương giáo viên thấp

.

Thực tế, lương giáo viên dạy ở các trường công lập có thâm niên dưới 15 năm hiện nay có khi còn thấp hơn lương của một lao động phổ thông mới vào nghề- đó là một sự thật

.

Còn đem so sánh lương giáo viên với các ngành nghề kinh doanh khác thì còn thấp hơn nhiều vì các ngành nghề này thường làm và hưởng lương theo sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp, của công ty…

Tuy nhiên, nếu so sánh như vậy e rằng không ổn mà phải so sánh giữa lương giáo viên với những ngành nghề cũng là viên chức, công chức- những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ rõ hơn

.

Hiện nay, lương giáo viên được trả theo bằng cấp và hệ số giống như mọi ngành nghề khác (trừ công an và quân đội)

.

Chẳng hạn, người có trình độ đại học thì khi mới vào nghề hưởng hệ số 2,34 thì ngành nào cũng như nhau

.

Nhưng có phụ cấp ưu đãi và sau 5 năm công tác thì giáo viên hơn các ngành nghề khác là có thêm phụ cấp thâm niên nhà giáo

.

Như vậy, nếu nói về lương của cán bộ, công chức, viên chức thì nhà giáo chỉ đứng sau lương của lực lượng vũ trang

.

Thế nhưng, thực tế thì đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn bởi mặt bằng chung của lương vẫn chưa thể đáp ứng được cuộc sống của họ- nhất là những người lao động trực tiếp mới vào nghề

.

2

.

1

.

3

.

4

.

Lương giáo viên có những cải thiện trong năm 2022

Từ năm 01/7/2022 trở đi, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên sẽ có những thay đổi rõ rệt so với hiện nay

.

Cách tính lương theo

5Báo Thanh Niên (04/07/2020). Lương giáo viên ra sao khi thực hiện luật giáo dục. Truy cập từ:

https://thanhnien.vn/giao-duc/luong-giao-vien-ra-sao-khi-thuc-hien-luat-giao-duc-1247009.html

30

mức lương cơ sở và hệ số lương không còn được duy trì, thay vào đó là tính lương theo vị trí việc làm

.

Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác

.

Trong đó, mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau

.

Tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác như hiện nay

.

Khi chính sách tiền lương mới được chính thức thực hiện vào năm 01/07/2022 thì lương giáo viên được trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp nên các nhà giáo cũng cần biết và chuẩn bị tâm thế để đón nhận sự thay đổi này

.

2.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến tiền lương của giáo viên ở nước ta hiện nay hiện nay

2

.

2

.

1. Lương cơ sở

Theo Mục 3

.

1

.

c Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW, từ năm 2021 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng

.

Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 sẽ không còn dựa trên mức lương cơ sở mà sẽ được tính căn cứ theo nhiều yếu tố trong đó có yếu tố là mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp

.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 1/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước

.

31

Như vậy, sẽ tiếp tục áp dụng lương cơ sở là căn cứ tính lương giáo viên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (sẽ không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng), đồng thời duy trì mức hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như hiện nay

.

2

.

2

.

2. Phụ cấp thâm niên

Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, một trong những nội dung cải cách chính sách tiền lương là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng (trừ quân đội, công an và cơ yếu)

.

Tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể phụ cấp đặc thù được áp dụng đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

.

Ngoài ra, tại Nghị quyết 27/NQ-TW còn quy định ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên thì một số loại phụ cấp sau đây cũng bị bãi bỏ:

Thứ nhất, phụ cấp ưu đãi theo nghề (vì sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gọi chung là phụ cấp theo nghề)

.

Thứ hai, phụ cấp thu hút (vì sẽ được gộp với phụ cấp đặc biệt và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gọi chung là phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn)

.

Như vậy, nếu theo đúng dự kiến thì từ ngày 01/7/2022, những giáo viên đang được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này nữa

.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng theo Nghị quyết 27/NQ-TW sẽ được dời lại

.

Theo đó, giáo viên các cấp sẽ tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thâm niên như hiện nay cho đến 01/7/2022

.

2

.

2

.

3. Vị trí việc làm

Theo Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ

.

Lương giáo viên sẽ được trả theo vị trí việc làm, theo tính

32

chất phức tạp của nghề nghiệp bắt đầu vào năm 2021, chính sách trả lương mới này đã thể hiện được tinh thần về cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương

.

Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

Thứ nhất, cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

Thứ hai, điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề

.

Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Hội nghị lần thứ 13 đã tán thành với kiến nghị của Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ là từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước

.

2

.

2

.

4. Lộ trình

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW quy định sẽ thực hiện tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình sau:

Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp

.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp

.

Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp

.

Có thể thấy, hiện nay lương của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và lương giáo viên nói riêng thấp hơn so với lương của người lao động làm tại khu vực doanh nghiệp

.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW thì mức chênh lệch này sẽ được thu hẹp lại

.

Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức định kỳ sẽ được nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân

33

sách nhà nước

.

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành

.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức trong đó có lộ trình tăng lương đã bị dời lại kể từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như trước

.

2

.

3

.

Giải pháp thực hiện chế độ tiền lương của giáo viên ở nước ta thời gian tới2

.

3

.

1

.

Giải pháp thứ nhất 2

.

3

.

1

.

Giải pháp thứ nhất

Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy mạnh mẽ giảm trường công lập, tăng trường tư thục

.

Đã có thời gian các trường dân lập, tư thục bị “chèn ép”, hoạt động khó khăn thì nay đã đến lúc tạo mọi điều kiện tối đa cho các trường ngoài công lập như dân lập, tư thục kể cả bán công hoạt động mạnh mẽ

.

Việc mở rộng các trường ngoài công lập sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có việc làm, giảm số lượng học sinh học tại các trường công lập, thì đương nhiên sẽ giảm biên chế giáo viên

.

Các trường ngoài công lập hoạt động hiệu quả, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, thu nhập giáo viên ngoài công lập phù hợp đương nhiên sẽ có nhiều giáo viên đang giảng dạy công lập chuyển sang dạy ngoài công lập, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, đồng thời lại còn tăng nguồn thu ngân sách (thuế)

.

Các trường dân lập, tư thục phát triển mạnh mẽ tạo môi trường học tập cạnh tranh, các trường công lập, ngoài công lập đều phải tìm mọi cách để thu hút học sinh tạo ra lực lượng học sinh giỏi, tốt về mọi mặt

.

Thiết nghĩ, các trường ngoài công lập phát triển thì mọi thứ đều tốt hơn, chất lượng học sinh cũng sẽ tốt hơn, môi trường cạnh tranh hơn

.

Đã hết thời, bấu víu mãi vào “bầu sữa” ngân sách

.

2

.

3

.

2

.

Giải pháp thứ hai

34

Nhà nước cần tập trung ngân sách chăm lo cho nhóm yếu tế, không làm dịch vụ giáo dục có thu phí

.

Hiện nay bậc học mầm non và phổ thông vẫn còn tập trung quá nhiều ưu đãi chính sách cho trường công lập và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng với khối tư thục

.

Hệ thống trường chuyên lớp chọn (dù Nghị quyết Trung ương chỉ đạo bỏ trường chuyên lớp chọn bậc trung học cơ sở, nhiều nơi vẫn duy trì dưới hình thức khác), trường công lập chất lượng cao, trường công lập tự chủ tài chính, hệ song bằng, tiếng Anh tích hợp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hưởng lợi thế chiếu trên so với các trường tư thục

.

Nhóm trường công lập này được ngân sách ưu tiên đầu tư, được thu học phí cao không khác gì trường tư thục, lại được ưu tiên tuyển sinh "vét" cạn nguồn học sinh khá giỏi

.

Ngoài một số trường tư thục đã có thương hiệu, hầu hết các trường tư thục còn lại phải chấp nhận tuyển các em có lực học yếu, kém, thậm chí nghịch ngợm mà trường công không nhận

.

Đây là nhóm yếu thế cần sự quan tâm của Nhà nước, lại đang do khối tư thục, giáo dục thường xuyên - dạy nghề gánh vác

.

Chính điều này khiến cho nhóm trường tư thục tốp dưới, nhất là các cơ sở mới thành lập và chưa gây dựng được thương hiệu, cực kỳ khó khăn trong tuyển sinh, lại bị cạnh tranh và đối xử bất bình đẳng

.


Các trường tư thục mà không phát triển mạnh mẽ, tinh giản biên chế giáo viên công lập bất khả thi, theo đó việc tăng lương cũng khó và có tăng cũng không đáng kể so với mức độ chi tiêu hiện nay

.

Ngân sách nhà nước nên tập trung cho nhóm yếu thế trong xã hội và các bậc học thấp (mầm non, tiểu học), thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ các bậc học cao hơn (trung học cơ sở trở lên), bãi bỏ các chính sách ưu ái một nhóm trường công như hiện nay

.

35

Nói cách khác, Nhà nước cần rút hoàn toàn khỏi dịch vụ giáo dục có thu phí như song bằng, chất lượng cao, tiếng Anh liên kết

...

Hãy để cho khối tư thục làm

.

Song song với các giải pháp chính sách này, Nhà nước, ở đây là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải đổi mới và hoàn thiện công cụ đánh giá hiệu quả, sức lao động của đội ngũ giáo viên công lập làm tiêu chí để trả lương, cần phải loại bỏ bằng được các giấy phép con nặng hình thức và không thực chất như các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học và thay thế bằng các tiêu chí bám sát chất lượng đầu ra của học sinh

.

Có như vậy giáo dục mới phát triển, chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng đời sống giáo viên mới có thể cải thiện

.

36

KẾT LUẬN

Giáo dục là quốc sách hàng đầu

.

Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước

.

Coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội

.

Phát triển đội ngũ giáo viên có vai trò, ý nghĩa to lớn, có tính quyết định đến chất lượng giáo dục

.

Do đó muốn phá triển đội ngũ giáo viên phải nâng cao chất lượng sống của giáo viên song song với việc đào tạo chuyên môn

.

Nâng cao chất lương chất sống cho giáo viên thì việc tăng lương là việc làm tất yếu

.

Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động

.

Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương, đồng thời phần tiết kiệm được do nâng cao năng suất lao động và dùng để tăng lương lại là động lực thúc đẩy chất lượng sản phẩm

.

Tuy nhiên, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”

.

Điều này giải quyết được những bất cập cho những người mới vào ngành khi hệ số lương như hiện tại là quá thấp

.

Cho nên, chính sách tiền công phải được đạt trong tổng thể chính sách phân phối và tái phân phối, bảo đảm công bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và có sự quản lý của Nhà nước

.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. VnResource Enterprise BusinessPartner. (14/08/2020). Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương. Truy cập từ https://vnresource.vn/hrmblog/vai-tro-y-nghia- va-cac-nhan-to-anh-huong-den-tien-luong/

4. Vũ Thị Giang, & Đỗ Doãn Tú (Trường Đại học Công đoàn). (07/08/2019 ).Tiền lương và vai trò của tiền lương trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Truy cập từ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tien-luong-va-vai-tro- cua-tien-luong-trong-viec-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep- 64368.html

5. VnResource Enterprise BusinessPartner. (14/08/2020). Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương. Truy cập từ https://vnresource.vn/hrmblog/vai-tro-y-nghia-

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

×