TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG

Một phần của tài liệu Kế hoạch kinh doanh ứng dụng booking sup (Trang 82)

- Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Tôn giáo với tư cách là một thành tố của văn hóa, tôn giáo

tất yếu có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế. Sự ảnh hưởng là thúc đẩy hay kìm hãm kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tự do tôn giáo chỉ ra là yếu tố có tính quyết định đến ảnh hưởng của tôn giáo lên kinh tế. Cụ thể:

+ Tự do tôn giáo giúp giảm bớt tham nhũng bởi các giá trị đạo đức tôn giáo được phát huy. Tình trạng tham nhũng là một trong những yếu tố tác động mạnh và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế bền vững. Luân lý và đạo đức tôn giáo đều khuyến thiện và cỗ vũ lối sống trung thực, lìa xa sự lợi dụng vì mục đích cá nhân, ích kỷ, dưới bất kỳ hình thức nào... Do đó tự do tôn giáo tạo điều kiện thuận lợi để những người kinh doanh có thể đưa những giá trị tôn giáo và giáo lý đạo đức vào trong ứng xử và hoạt động kinh doanh của họ, làm cho họ trở thành những đối tác tin cậy và trách nhiệm hơn, các hợp đồng kinh tế sẽ được minh bạch hơn.

+ Tự do tôn giáo góp phần tích cực vào việc kiến tạo hòa bình bằng cách giảm căng thẳng, xung đột bạo lực liên quan đến tôn giáo và điều đó là quan trọng đối với doanh nghiệp. Nơi có sự ổn định sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư và tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường và có thể dự báo được, đặc biệt là trong các thị trường mới nổi và thị trường mới.

+ Hầu hết các hoạt động tôn giáo ở các mức độ khác nhau đều mang ý nghĩa kinh tế. Các hoạt động tôn giáo, từ việc đi lại để tham gia các sinh hoạt liên quan tôn giáo, hoạt động truyền thông tôn giáo và tổ chức các sự kiện tôn giáo, đến việc xây dựng các cơ sở tôn giáo,... đều phát sinh giao dịch mang tính cung - cầu. Chính vì vậy, hoạt động tôn giáo được tự do sẽ làm gia tăng các giao dịch kinh tế, kích cầu, tạo thêm việc làm,... do đó trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương hay quốc gia.

+ Tự do tôn giáo thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái là một yếu tố căn bản của phát triển bền vững. Giáo lý các tôn giáo đều đề cao lối sống trách nhiệm giữa con người với nhau và với môi trường sống cho thế hệ mai sau. Khi tự do tôn giáo được tôn trọng, đạo đức tôn giáo sẽ được phát huy vào cuộc sống nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh

nói riêng, góp phần ngăn ngừa việc sử dụng hóa chất gây hại cho sức khỏe con người hay môi trường sống và hạn chế tình trạng khai thác kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như giảm thiểu chất thải có hại cho môi sinh. - Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.

- Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước.

- Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số.

- Du lịch tâm linh là một ví dụ điển hình cho việc tôn giáo thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm và thu nhập (chùa Bái Đính, khu du lịch Đại Nam, lễ hội Chùa Hương,..). - Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc).

- Sản phẩm do tôn giáo làm ra thường dễ được xã hội tin dùng (thức ăn chay của Phật giáo, sản phẩm đóng dấu Halah của Hồi giáo, rượu nho của Công giáo,...).

- Những hiện tượng như Phủ Tây Hồ, Bà Chúa Kho, đền Trần đông nghịt những người đi cầu tài, xin lộc, vay của bà Chúa để làm ăn, kinh doanh,.

3.6.2.3.3 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG

- Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 82 triệu người. Trong đó, 75% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Do đó, sự chuyển dịch dân cư vào các trung

tâm đô thị lớn là tất yếu và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới.

- Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản (nước đang có số dân giảm) và đứng thứ tư châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.

- Trong vòng 10 năm tới, một tầng lớp mới có thu nhập cao (hiện chỉ khoảng gần 1% dân số) sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Vào năm 2016, tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp mới được gọi là “Vinavalet” sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi VMW đến các ngôi nhà được thiết kế độc đáo và những chiếc đồng hồ sang trọng. Dự báo một tầng lớp tiêu

thun”Vinavalet” mới sẽ đẩy mạnh việc tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ phẩm. - Hiện tại phân khúc tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét (trừ số ít người tiêu dùng giàu có). Sự phân biệt giới tính và tuổi tác cũng chưa tạo nhiều sự phân khúc khác. Việt Nam sẽ là một nước tràn ngập sự phân khúc tiêu dùng. Mặc dù của cải, giới tính và tuổi tác vẫn giữ vai trò quan trọng trong phân khúc tiêu thụ. Nhưng người tiêu dùng sẽ tiến đến sự phân khúc phức tạp hơn và tạo một thị trường đa dạng hơn nhiều. Điều này sẽ tác động đến sự phát triển quảng cáo, những giải pháp thị trường. Và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ. Dự báo, sự phân khúc tiêu dùng đưa chi phí quảng cáo tại Việt Nam đến những tầm cao mới.

3.6.2.3.4 PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỐI SỐNG

- Lối sống người Việt Nam được hình thành do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết là tâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lối sống người Việt Nam chính là sư hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc. mang những nét riêng bản sắc con người và văn hoá Việt Nam.

- Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây; nó được nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xả hội công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp.

- Lối sống người Việt Nam không còn bó hẹp trong sinh hoạt và giao tiếp gia đình. làng xóm, công xưởng, mà đã mở rộng theo nhu cầu văn hoá dưới các hình thức mới, như hoạt động câu lạc bộ, rạp hát, thưởng thức nghệ thuật thế giới. Văn hoá thời trang văn hoá ẩm thực, văn hoá du lịch cũng đồng thời được mở rộng.

- Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với với sống ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn:

+ Người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khoẻ, đến các thành phần và các nhãn hiệu chẳng hạn như “hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng cholesterol thấp”.

+ Về lối mua sắm, các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của hiện tượng thương mại hiện đại ở Việt Nam. Ảnh hưởng của thương mại hiện đại sẽ thể hiện qua việc người Việt Nam mua sắm như thế nào. Trước hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và họ bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ tín dụng sẽ cho phép việc mua sắm tăng lên, bởi vì người tiêu dùng sẽ có thể dùng loại thẻ nhựa này thay vì phải đem theo nhiều tiền trong ví. Dự báo, các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hoá thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.

+ Bên cạnh đó, sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý đối với các nhà sản xuất hiện nay, ngành du lịch sẽ làm giàu toàn bộ đất nước chứ không chỉ các trung tâm đô thị lớn. Du khách cũng sẽ mang theo văn hóa và ngôn ngữ của họ, vì vậy ngành du lịch sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng

qua các sản phẩm và dịch vụ từ nước ngoài. Qua đó, tạo nhiều việc làm cho người tiêu dùng tương lai của Việt Nam. Dự báo, du lịch sẽ đem nguồn lợi kinh tế lớn cho Việt Nam cũng như sẽ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng tiêu dùng và xã hội.

- Tính linh hoạt, hướng ngoại của người tiêu dùng: Người Việt Nam rất thích sản phẩm mới và của nước ngoài, sẵn sàng bỏ tiền để mua các sản phẩm thời thượng đây là cơ hội cho doanh nghiệp khai thác tiềm năng này tuy nhiên cũng đem đến nguy cơ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

3.6.2.4 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

3.6.2.4.1 SỰ RA ĐỜI CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI

- Sự ra đời của máy móc thiết bị mới của các sản phẩm khoa học –công nghệ của nước ngoài đặc biệt là của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, nó làm nẩy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ. Sự chênh lệch về trình độ phát triển KH&CN quá lớn trong một sân chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía các nhà KH&CN Việt Nam. Chẳng hạn sự thống trị của giống lúa lai Trung quốc trên thị trường giống lúa trong nước là bằng chứng rõ nhất về những thách thức của nền KH&CN Việt Nam cho dù các giống lúa do các nhà khoa học Việt Nam tạo ra không thua kém gì về chất lượng. Đây là một thách thức rất lớn của không chỉ riêng ngành khoa học và công nghệ. - Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với doanh nghiệp. Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:

+ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.

+ Sự bùng nổ của công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

+ Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe doạ các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

+ Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng ngắn lại, làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước. - Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bậc của toàn cầu hoá là sự định hình của nền kinh tế trí thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:

+ Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn. + Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội.

+ Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định.

+ Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí.

- Về cơ hội: tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ

cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước

3.6.2.4.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ

- Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố những năm gần đây thì Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí 79/104 năm 2004 và 81/117 năm 2005; Chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp cũng tụt từ vị trí 50/102 năm 2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị sụt giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp.

Một phần của tài liệu Kế hoạch kinh doanh ứng dụng booking sup (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)