0
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu 1585 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN CHI NHÁNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 38 -38 )

1.2.1 Quan niệm về chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:

" Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo sư người Mỹ - Philip B.Crosby

" Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo Giáo sư người Nhật - Ishikawa.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định

28

nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay một quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.”

Như vậy, nếu áp dụng khái niệm chất lượng cho một quá trình thì có thể hiểu: Chất lượng công tác quản trị rủi ro thanh khoản là những yếu tố cơ bản để thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất, nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng. Trong đó, những yếu tố thuộc tính cơ bản trong quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng gồm:

- Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản - Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản - Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

- Hệ thống thông tin quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản

Để đánh giá chất lượng công tác quản trị rủi ro thanh khoản, trước tiên cần đánh giá xem ngân hàng đã hội tụ được các yếu tố cơ bản và chất lượng của các yếu tố đó như thế nào để thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Công tác QTRRTK được coi là đạt chất lượng cao khi hoàn thiện được các yếu tố cơ bản của quá trình QTRR và các mục tiêu đặt ra đều được thực hiện một cách tốt nhất. Có thể đánh giá chất lượng qua các nhóm chỉ tiêu sau:

1.2.2.1 Hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển

Tổ chức quản trị và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động QTRRTK, do đó chính sách QTRR cần được xây dựng và truyền đạt, hướng dẫn thực hiện một cách có hiệu quả. Khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân ngân hàng là rất cần thiết.

29

Để quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả thì khâu tổ chức quản trị rủi ro là

vô cũng quan trọng. Tổ chức bộ máy QTRR phải đuợc thiết lập và đảm bảo tính

độc lập, tập trung trong công việc. Trách nhiệm quản trị rủi ro phải đuợc san sẻ từ hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống qua các ủy ban, bộ phận

chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản- nợ, và Ban kiểm soát là điều

kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý đạt tiêu chuẩn. Trong quản trị rủi ro thanh khoản, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn, các chi nhánh phải phối hợp với nhau, thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã đuợc đề ra.

1.2.2.3 Công tác dự báo, đo lường rủi ro hiệu quả

Dự báo rủi ro là công việc đầu tiên và quan trọng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Hệ thống thông tin quản trị cần tập trung và cung cấp được những thông tin có giá trị, đầy đủ, kịp thời, giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt các tín hiệu sớm về khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản, từ đó đo lường rủi ro, tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng các biện pháp chống đỡ hiệu quả.

1.2.2.4 Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lí

Hoạt động phòng ngừa hiệu quả là kết quả của một đánh giá rủi ro hiệu quả. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa cụ thể, giúp ngân hàng chủ động khi xảy ra rủi ro, giảm tổn thất cho ngân hàng.

1.2.2.5 Hệ thống giám sát và báo cáo

Hệ thống giám sát và báo cáo tình hình thanh khoản cần được xây dựng hợp lí, tạo điều kiện cho các nhà quản trị nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận các thông số, kiểm soát trạng thái thanh khoản của ngân hàng tại từng thời điểm Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn

30

đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

a. Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng

Tại Việt nam có gần 100 NHTM đang hoạt động, đa dạng về quy mô, lĩnh vực và hình thức sở hữu vốn. Mỗi ngân hàng có mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, tương ứng có mô hình quản trị rủi ro phù hợp với đặc trưng kinh doanh và mức độ phát triển hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Một số NHTM đã thành lập đầy đủ các trung tâm, các bộ phận chuyên trách để phòng ngừa, dự báo các rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: Trung tâm xử lí rủi ro tín dụng, Phòng quản trị rủi ro ngoại hối, Phòng quản lý thanh khoản...

Một số ngân hàng thành lập bộ phận quản trị rủi ro độc lập cho các rủi ro chính, đồng thời do tính chất liên quan giữa các mảng nghiệp vụ trong mô hình tổ chức nên hoạt động quản trị rủi ro lại được thực hiện tại nhiều bộ phận nghiệp vụ.

Việc lựa chọn mô hình tổ chức hoạt động nào cho phù hợp với điều kiện của mỗi ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng đó.

b. Hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng.

Công nghệ hiện đại sẽ cho phép tích hợp nhiều module quản lý, chứa đựng các thông tin dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng như các nguồn

31

thông tin bên ngoài như lãi suất, tỷ giá.. .trên cơ sở đó đo lường, lượng hóa rủi ro thanh khoản, và các loại rủi ro khác tạo lập các báo cáo phục vụ quản trị rủi ro thanh khoản.

c. Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

Một hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hiệu quả phải có khả năng nhận diện rủi ro, trên cơ sở đó có các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro. Đồng thời phải đảm bảo những thông tin cần thiết trong quản trị rủi ro thanh khoản được tổng hợp kịp thời và thông suốt từ cấp quản trị cao đến nhân viên.

d. Nguồn nhân lực

Yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố mang tính quyết định trọng mọi hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng. Trước tiên là năng lực quản trị của nhà quản trị, cần nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản, từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phổ biến đến toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, thiết lập cơ chế truyền tin, hệ thống báo cáo để đảm bảo chính sách đưa ra được thực thi hiệu quả. Đối với mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng cần có đủ năng lực và trình độ để tiếp nhận và hiểu được vai trò của mình trong hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng, có như vậy họ mới làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, có sự phối kết hợp với các đơn vị nhằm đạt được mục tiêu chung của quản trị rủi ro thanh khoản.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

a. Các quy định pháp lí về quản trị rủi ro

Khi các cơ quan quản lí nhà nước có quy định về an toàn hoạt động ngân hàng nói chung, hay quy định cụ thế về chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng, thì các NHTM sẽ có cơ sở pháp lí cụ thể trong hoạt động kinh

32

doanh và quản trị rủi ro và sẽ quan tâm hơn tới việc quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng.

Bên cạnh việc đặt ra cơ sở pháp lí cho việc thực hiện quản trị rủi ro tại các NHTM, các cơ quan quản lí nhà nuớc, NHNN cũng phải có các chế tài cụ thể để theo dõi, giám sát việc tuân thủ các quy định tại NHTM

b. Sự phối hợp trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô

Hoạt động của ngân hàng bị ảnh huởng nhiều từ các biến số kinh tế vĩ mô. Khi các biến số này thuận chiều theo huớng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ giúp cho cung cầu thanh khoản đuợc ổn định, giảm thiểu rủi ro, nguợc lại nếu các biến số kinh tế vĩ mô bất lợi sẽ ảnh huởng tới hành vi của khách hàng, biến động cung cầu và thị truờng sẽ ảnh huởng đến khả năng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Các biến số vĩ mô có ổn định hay không phụ thuộc vào sự phối hợp trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhu chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá.

c. Sự phát triển của thị trường tài chính

Sự phát triển của thị truờng tài chính ảnh huởng đến việc thực hiện các chiến luợc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Thị truờng tài chính phát triển giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc điều tiết cung cầu thanh khoản, nhanh chóng xử lí trạng thái thâm hụt hay thặng du thanh khoản. Thị truờng tài chính phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh, giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Thị truờng tài chính phát triển cũng tạo điều kiện cho hoạt động mua bán nợ, cơ cấu lại tài sản, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNGTHANH KHOẢN THANH KHOẢN

33

1.3.1 Rủi ro thanh khoản tại Northern Rock năm 2007

Rủi ro thanh khoản xảy ra tại Ngân hàng Northern Rock năm 2007 đã gây xôn xao lớn trong dư luận do đây là hiện tượng khách hàng ồ ạt rút tiền tại một ngân hàng Anh trong vòng hơn 100 năm qua.

Northern Rock thành lập năm 1997 tại Gorsforth, Newcastle upon Tyne, Anh, cung cấp các dịch vụ của một NHTM như nhận tiền gửi trung và dài hạn, mở tài khoản vãng lai, cho vay, bảo hiểm... Đặc biệt, Northern Rock là một trong số năm ngân hàng dẫn đầu ở Anh trong kinh doanh dịch vụ cho vay cầm cố. Các khoản cho vay cầm cố của Northern Rock chiếm 40% tài sản của ngân hàng này. Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu USD trong các khoản cho vay trên thị trường Mỹ.

Ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ Bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Trước tình hình lợi nhuận dự kiến giảm, việc thanh toán trong ngắn hạn bị ảnh hưởng đã khiến báo chí đưa nhiều tin giật gân: “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”; “Northern Rock đang gánh chịu hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”; “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ”.

Ngày 14/9, ngày làm việc đầu tiên từ khi Northern Rock đề nghị NHTW Anh cho vay vốn, rất nhiều khách hàng đã đến các chi nhánh của Northern Rock để rút các khoản tiền gửi. Ngày 17/09, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45.5%. Northern Rock sau đó đứng bên bờ phá sản và Bộ Tài chính Anh phải lên tiếng kêu gọi các tập đoàn hỗ trợ vực dậy, song

34

không đại gia nào dám mạo hiểm trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng như hiện nay. Không còn lựa chọn nào khác, chính phủ Anh đành quốc hữu hóa Northern Rock vào tháng 2/2008.

Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Theo tính toán t hì Northern Rock không hề cho vay bừa bãi, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này chỉ là 0.47%, bằng một nửa so với các TCTD khác. Nhưng việc Northern Rock có tham gia vào thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ đã khiến Northern Rock cũng gặp khó khăn khi thị trường này bị khủng hoảng. Về nguyên nhân chủ quan, Northern Rock khá bị động và lúng túng trong việc đối phó với rủi ro. Đây không phải là ngân hàng duy nhất cho vay cầm cố ở Anh, và cũng không phải là ngân hàng duy nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên thị trường Mỹ.

Một kế hoạch quản trị rủi ro tốt hơn và hoạt động kiểm soát thông tin tốt hơn, tránh sự thổi phồng của báo chí có thể sẽ khiến ngân hàng tránh được thảm họa phá sản và bị quốc hữu hóa.

1.3.2 Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam những năm 2008 - 2012

Rủi ro thanh khoản trong giai đoạn 2008-2012 của các ngân hàng thương mại Việt Nam có nguyên nhân không nhỏ từ tình trạng dư thừa thanh khoản những năm trước và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Từ năm 2003 đến năm 2007 chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi giữ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao, và nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007. Với lãi suất thực âm (giá vốn rẻ), các nhà đầu tư tích cực vay tiền đầu tư vào thị trường bất động sản và chứng khoán, bất chấp rủi ro tín

35

dụng khi lãi suất tăng và khả năng suy thoái của thị truờng. Các ngân hàng huởng lợi lớn từ cơn lốc đầu tu này, tăng trưởng tín dụng nhanh. Tuy nhiên trước sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản và cổ phiếu, từ giữa năm 2007, NHNN đã có những động thái mạnh mẽ nhằm rút tiền ra khỏi lưu thông.

Tháng 6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. Cuối tháng 1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu. NHNN cũng thông báo sẽ phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Sau khi tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc, lượng tiền mặt trong ngân hàng xuống thấp, các ngân hàng để huy động vốn kịp thời phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao.

Các NHTM vừa phải vay lãi suất cao để mua tín phiếu lãi suất thấp, vừa không đủ tiền để cho vay theo kế hoạch. Tình trạng khủng hoảng thanh

Một phần của tài liệu 1585 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN CHI NHÁNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 38 -38 )

×