Phát triển về hoạt động bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu 007 các giải pháp phát triển bảo hiểm tiền gửi ở khu vực hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 33)

a. Cấp và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi

Tổ chức tham gia BHTG được tổ chức BHTG cấp chứng nhận BHTG giúp người gửi tiền yên tâm gửi tiền tại các tổ chức đó. Do đó, trong trường hợp tổ chức được cấp mới hay bị thu hồi chứng nhận BHTG, tổ chức BHTG phải công bố rộng rãi thông tin trên các phương tiện đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Để hoạt động cấp và thu hồi chứng nhận BHTG ngày một hoàn thiện hơn, tổ chức BHTG cần nghiên cứu và đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ, ngày càng rút ngắn thời gian cấp chứng nhận BHTG sau khi nhận đủ hồ sơ, công bố rõ ràng lý do chưa cấp hay cấp muộn, nguyên nhân thu hồi và các biện pháp xử lý. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG tại tất cả các điểm giao dịch của tổ chức tham gia BHTG. Nghiên cứu, cải tiến để áp dụng việc sử dụng bản sao chứng nhận BHTG trong niêm

yết tại các điểm giao dịch của tổ chức tham gia BHTG đúng quy định, thuận lợi, thiết thực và hiệu quả.

b. Thu phí bảo hiểm tiền gửi

Phí BHTG là nguồn bổ sung vốn quan trọng giúp tổ chức BHTG gia tăng tiềm lực tài chính, góp phần hồn thành các mục tiêu đặt ra. Để phát triển hoạt động thu phí BHTG tổ chức BHTG cần áp dụng thu phí theo rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Việc thu phí theo mức độ rủi ro sẽ tạo sự cơng bằng, khuyến khích các đơn vị quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động. Ngồi ra, tổ chức thu phí BHTG thường xuyên tiến hành giám sát, kiểm tra việc tính và nộp phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG. Xác định phí thừa (thiếu) và nguyên nhân từ đó có thơng báo bằng văn bản tới các tổ chức có chênh lệch về phí, chậm nộp phí so với thời gian qui định. Tổ chức BHTG nên có sự phân loại các tổ chức tính sai, nộp chậm phí BHTG để tìm biện pháp giúp họ khắc phục, nếu khơng được cần có chế tài xử phạt. Các tổ chức tính đúng và nộp đúng thời hạn có chính sách khen thưởng cụ thể.

c. Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ

Giám sát từ xa là hoạt động tổng hợp, phân tích, và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời xử lý những vi phạm quy định về BHTG, về an toàn hoạt động ngân hàng, và những rủi ro dẫn đến mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Mục đích của giám sát từ xa là góp phần duy trì sự phát triển ổn định, bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng. Thông qua việc giám sát, tổ chức BHTG đưa ra những cảnh báo để tổ chức tham gia BHTG có biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro để hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Giám sát từ xa là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời kiểm tra tổ chức có dấu hiệu vi phạm hoặc có khả năng mất an tồn trong q trình hoạt động, cũng như

cung cấp thông tin kịp thời để xem xét hỗ trợ tài chính với tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn.

Phát triển hoạt động giám sát từ xa cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá thống nhất, phù hợp với điều kiện riêng mỗi quốc gia, phải xác định rõ quyền lực của cơ quan giám sát và chi phí giám sát.

Kiểm tra tại chỗ là một công cụ quan trọng, giúp cho cơ quan giám sát phát hiện được những sai sót vi phạm khó phát hiện qua giám sát từ xa, trên cơ sở đó đánh giá trung thực, độ tin cậy của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê của các tổ chức tham gia BHTG.

Hệ thống giám sát tài chính quốc gia ngoài từ tổ chức BHTG cịn có các đơn vị giám sát khác đến từ Ngân hàng trung ương, bộ tài chính, ủy ban chứng khốn nên cần có những quy định cụ thể về vai trò của tổ chức BHTG trong hệ thống giám sát, tránh chồng chéo gây tốn kém thời gian và chi phí, khó khăn trong việc ra quyết định thống nhất. Hệ thống giám sát hiệu quả nghĩa là xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá các tổ chức tham gia BHTG và bộ máy nhân sự có năng lực tốt, có khả năng phát hiện nhanh những sai phạm để đưa ra biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời.

d. Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm tiền gửi

Quỹ BHTG có vai trị chính là nguồn tiền để chi trả BHTG cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ, phá sản nên cần được quản lý với mục tiêu an toàn là trên hết. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tùy theo quy định pháp luật mỗi quốc gia có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ, cho vay dự án cơng, gửi tiền vào một số tổ chức tài chính theo chỉ định của chính phủ .. .Tổ chức BHTG cần thường xuyên theo dõi những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ để đầu tư nguồn vốn đảm bảo hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn, cơ cấu các khoản đầu tư kịp thời, xây dựng phương án đầu tư phù hợp qui định của luật pháp, theo dõi sát sao và thu hồi đầy đủ gốc và lãi các

khoản đầu tư đến hạn nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động đầu tư và góp phần nâng cao năng lực tài chính. Đe gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư của quỹ, tổ chức BHTG phải thực hiện các công việc gồm:

- Tìm và sử dụng chun gia tài chính thực sự;

- Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp luật pháp về BHTG; - Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư;

- Tái cơ cấu danh mục nếu không hiệu quả.

e. Hỗ trợ tài chính, chi trả bảo hiểm tiền gửi

Hoạt động hỗ trợ tài chính nhằm giúp hạn chế đổ vỡ ngân hàng, cải tổ và khôi phục hoạt động kinh doanh của các ngân hàng mất khả năng thanh tốn. Để hoạt động hỗ trợ tài chính phát triển tổ chức BHTG cần:

- Lập ra bộ tiêu chuẩn đánh giá các tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính; - Xác định mức hỗ trợ cần thiết;

- Xác định phương thức hỗ trợ;

- Kiểm tra, giám sát các tổ chức được nhận hỗ trợ; - Xây dựng phương án hỗ trợ thêm (nếu cần); - Thu hồi các khoản hỗ trợ.

Hoạt động chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền góp phần nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống BHTG nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Để chi trả BHTG một cách hiệu quả thì ngay sau khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng nhà nước về mất khả năng thanh toán của tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG cần :

- Lập danh sách người được chi trả bảo hiểm tiền gửi, công bố công khai cho công chúng biết;

- Xác định mức chi trả theo qui định của pháp luật với từng trường hợp (trong giai đoạn khủng hoảng tài chính- ngân hàng áp dụng mức chi trả không giới hạn; trong điều kiện tình hình kinh tế ổn định, hoạt động tài chính- ngân hàng bình thường áp dụng mức chi trả có giới hạn);

- Tổ chức thực hiện chi trả hướng tới việc chi trả cho người gửi tiền tại TCTD đổ vỡ thông qua TCTD lành mạnh, tiến tới không trực tiếp chi trả cho người gửi tiền;

- Đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho những lần sau.

f. Thanh lý tài sản và thu hồi nợ

Một TCTD sau thời gian kiểm soát đặc biệt khơng có khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép, giải thể bắt buộc và thu hồi chứng nhận BHTG đồng thời thành lập hội đồng thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình đó, việc thanh lý tài sản cần tuân theo nguyên tắc thị trường, giá trị tài sản thanh lý nếu lớn cần đưa đấu giá công khai nhằm tối đa hóa khoản thu hồi của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. Xác định tỉ lệ % trên tổng tài sản để lại cho hội đồng thanh lý cũng cần quy định hợp lý nhằm giúp cho hoạt động thanh lý thực hiện nhanh chóng, chặt chẽ, có trách nhiệm. Sau khi thanh lý xong, việc thanh toán các khoản nợ của tổ chức bị giải thể hay phá sản sẽ tuân theo các qui định của luật phá sản. Theo qui định mỗi quốc gia, tổ chức BHTG có thể tham gia trực tiếp tồn bộ hay một phần vào hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản, nhưng đều cần quan tâm chặt chẽ tồn bộ q trình nhằm thu hồi đầy đủ các khoản nợ do hỗ trợ tài chính hay chi trả BHTG cho tổ chức đó.

g. Nghiên cứu ứng dụng và thông tin tuyên truyền

Nghiên cứu ứng dụng và thông tin tuyên truyền là hai nghiệp vụ luôn đồng hành trong quá trình phát triển của bất kỳ tổ chức nào nói chung và của tổ chức BHTG nói riêng. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng chính là cái nơi để phát triển BHTG, mỗi hoạt động của BHTG có được hoàn thiện và phù hợp hơn thích ứng hơn với mỗi hoàn cảnh cụ thể hay không dựa vào hoạt động nghiên cứu của chính tổ chức BHTG đó. Phục vụ cuộc sống con người, đáp ứng nhu cầu con người là mục đích của nghiên cứu ứng dụng. Các nội dung của nghiên cứu ứng dụng gồm có tỷ lệ phí BHTG, hình thức phí BHTG (phí đồng hạng, phí trên cơ sở rủi ro), hạn mức chi trả BHTG, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ở mức nào, như thế nào, học hỏi kinh nghiệm gì... Để phát triển hoạt động nghiên cứu ứng dụng cần tuyển mộ các chuyên gia thực sự giỏi, tạo điều kiện tốt cho họ nghiên cứu, làm việc, thậm chí có thể thuê các chuyên gia nước ngoài nhằm đạt được hiệu quả thực sự.

Hoạt động thông tin tuyên truyền là công cụ gắn kết công chúng với BHTG. Việc phân nhóm đối tượng cơng chúng, điều tra khảo sát mức độ hiểu biết về BHTG cũng như nhu cầu của công chúng để từ đó xây dựng phương án truyền thông phù hợp, hiệu quả. Phát triển truyền thông nội bộ, nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thông theo hướng tăng cường kết nối với công chúng, gia tăng tiện ích cho khách hàng trực tiếp của BHTG là người gửi tiền và các tổ chức tham gia BHTG. Quản lý một cách khoa học bộ hình ảnh của BHTG, tạo ra slogan về hoạt động BHTG với tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và ấn tượng nêu bật mục đích của tổ chức để kết nối BHTG với công chúng, thu hút sự quan tâm và hiểu biết đối với BHTG. Mở rộng mạng lưới và xây dựng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành để đảm bảo thông tin tuyên truyền ngày càng phong phú, chuyên sâu, có giá trị cao. Phối

hợp với các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học ... thực hiện việc giảng dạy, giới thiệu về BHTG.

Một phần của tài liệu 007 các giải pháp phát triển bảo hiểm tiền gửi ở khu vực hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w