Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật quy định riêng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp: Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung của NHNN và xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín dụng doanh nghiệp cũng như quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.
NHNN cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng: Ớ nước ta hiện nay, hệ thống thông tin liên Ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển trong khi đây là yêu cầu tất yếu để tiến đến một hệ thống Ngân hàng hiện đại. Hệ thống thông tin liên Ngân hàng sẽ giúp cho các Ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các Ngân hàng với nhau.
3.3.2 Kiến nghị với trụ sở chính BIDV
- Lực lượng cán bộ hoạt động thuần túy cho tín dụng doanh nghiệp khá mỏng về số lượng (còn phải kiêm nhiệm các mảng nghiệp vụ khác đặc biệt là tại các Phòng giao dịch). Mỗi Cán bộ tín dụng của BIDV nói chung và của BIDV Hà Thành nói riêng sẽ thực hiện toàn bộ một quy trình cấp tín dụng bao
gồm: tiếp thị khách hàng, thu thập hồ sơ thẩm định và trình cấp tín dụng cho khách hàng, định giá tài sản bảo đảm và hoàn thiện các thủ tục nhận thế chấp/cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm, soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, đề xuất giải ngân, đề xuất phát hành bảo lãnh, đề xuất phát hành LC, kiểm tra giám sát sau cho vay. Ngoài ra Cán bộ tín dụng còn tác nghiệp trên các chương trình phục vụ việc quản lý, tác nghiệp của BIDV như CROMS, DOKA, Chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ... nên khối lượng công việc của Cán bộ tín dụng là rất lớn, chưa có thời gian quản lý sâu sát tới từng khách hàng. Do đó việc thành lập các khối hỗ trợ hoặc bo sung cán bộ cho Chi nhánh, đặc biệt là Cán bộ tín dụng phụ khách hàng doanh nghiệp là cần thiết. Vì vậy, đề nghị BIDV nhanh chóng thành lập các bộ phận hỗ trợ tín dụng tại Chi nhánh và xây dựng định biên lao động dành riêng cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại các Chi nhánh.
- BIDV cần phối hợp với các Chi nhánh trong việc khảo sát tổng thể theo khu vực địa bàn để có thể đưa ra các sản phẩm cho vay doanh nghiệp kịp thời và phù hợp với địa bàn. Xây dựng được danh mục sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp có tính chuẩn hóa và phân đoạn sản phẩm phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, xác định rõ được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới.
- BIDV cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn hệ thống. Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu dễ nhận biết, nâng cao thương hiệu của BIDV đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Cần xây dựng và thống nhất toàn hệ thống về các nội dung như: logo và hệ quy chuẩn, ấn phẩm văn phòng, tài liệu truyền thống, bảng biểu, tài liệu bán hàng. Cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu,
quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mang tính hệ thống toàn ngành.
- BIDV cần thường xuyên to chức các khóa đào tạo theo từng vị trí công việc, có các khóa đào tạo từng nghiệp vụ, sản phẩm, các lớp đào tạo kỹ năng bán hang... cho cán bộ của toàn hệ thống. Tổ chức đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng đối với các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức hội thảo tập huấn đào tạo cho cán bộ của các Chi nhánh, tổng hợp cung cấp thông tin kinh nghiệm để các Chi nhánh khác tham khảo, học tập các mô hình tiên tiến trong và ngoài nước.
- BIDV cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách trong việc khuyến khích các Chi nhánh tìm kiếm thuê/mua các điểm giao dịch có lợi thế thương mại, có vị trí đẹp tại các khu vực tiềm năng để tăng khả năng nhận diện thương hiệu. BIDV có kế hoạch cụ thể và ngân sách thỏa đáng để các Chi nhánh có điều kiện nâng cấp, cải tạo trụ sở và cơ sở vật chất các phòng giao dịch.
3.3.3 Kien nghị với các đơn vị khác có liên quan
- Kiến nghị với Bộ Tài chính: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu quan trọng mà Ngân hàng sử dụng để thẩm định năng lực tài chính cũng như sức khỏe của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp và việc kiểm toán của các đơn vị kiểm toán, đặc biệt là những đơn vị kiểm toán nhỏ chưa có độ chính xác cao dẫn tới làm sai lệch kết quả thẩm định của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đã có những sai sót lớn của đơn vị kiểm toán, điển hình như trường hợp của Gỗ Trường Thành trên thị trường chứng khoán năm 2016. Trong thuyết minh giá vốn 6 tháng đầu năm 2016 của TTF đột ngột xuất hiện khoản mục “Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê” lên tới 980 tỷ đồng. Con số này được xác định trên cơ sở kết quả kiểm toán của
Công ty kiểm toán EY 6 tháng đầu năm 2016 tại TTF. Phát hiện này đã dẫn đến việc Công ty EY phải điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn quý 2/2016 của TTF khiến cho giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng - cao gấp đôi doanh thu. Do đó, TTF lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng. Đồng thời số dư hàng tồn kho tại ngày 30/06/2016 chỉ còn 1.834 tỷ đồng - giảm 729 tỷ đồng so với đầu quý 2, giảm 510 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản phải thu cũng giảm 264 tỷ đồng. Chưa hết, số liệu tài chính tại thời điểm cuối năm trước (31/12/2015) bị điều chỉnh hồi tố một số khoản mục, trong đó điều chỉnh lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 218 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty này cho biết, các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản cá nhân của ông Võ Trường Thành và các cá nhân khác, hàng hóa tồn kho luân chuyển, các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn, các khoản phải thu (Nguồn: cafef.vn). Như vậy, với sự bốc hơi của khoản mục “Hàng tồn kho” thì rủi ro sau cùng sẽ thuộc về các Ngân hàng cho Gỗ Trường Thành vay vốn. Với trường hợp này không thể không nhắc đến trách nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập.
Do đó, để đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính các doanh nghiệp được kiểm toán độc lập, từ đó hạn chế tình trạng Ngân hàng đánh giá sai lệch tình trạng sức khỏe khách hàng doanh nghiệp giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp, đề nghị các cơ quan chức năng quản lý các đơn vị kiểm toán độc lập phải chấn chỉnh lại công tác kiểm toán đặc biệt là đối với những đơn vị kiểm toán nhỏ đảm bảo tính chính xác của báo cáo kiểm toán, đồng thời có những chế tài nghiêm khắc xử lý các đơn vị kiểm toán độc lập khi các đơn vị này có sai phạm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
- Kiến nghị đối với cơ quan thuế: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tồn tại 2 thậm chí là 3 báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính kiểm toán, Báo cáo
tài chính nộp cơ quan thuế, Báo cáo tài chính nội bộ. Việc sử dụng nhiều báo cáo tài chính có thể phục vụ các mục đích riêng của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc trốn thuế. Việc trốn thuế không những làm thất thoát nguồn thu của Nhà nước mà còn có thể làm cho doanh nghiệp vướng vòng lao lý từ đó có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ Ngân hàng. Do đó, đề nghị các cơ quan thuế có những biện pháp quản lý, có chế tài xử lý đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, đảm bảo doanh nghiệp chỉ có duy nhất một hệ thống báo cáo tài chính.
- Kiến nghị đối với Chính phủ: Hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về các doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa khoa học giữa nhiều đơn vị quản lý dẫn tới tình trạng khó thu thập thông tin của doanh nghiệp hoặc thông tin thu thập được có tính chính xác không cao, giá trị thông tin thấp có thể dẫn tới đánh giá sai về doanh nghiệp. Do đó Chính phủ cần giao cho một đơn vị quản lý toàn bộ doanh nghiệp trên lãnh tho Việt Nam, đặc biệt là phải tạo ra một kho dữ liệu thông tin về doanh nghiệp có tính chính xác cao, trong đó định kỳ doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ các thông tin theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những thông tin đã cung cấp, giúp các cơ quan quản lý có thể thống kê một cách chính xác về tình hình các doanh nghiệp đồng thời cũng giúp Ngân hàng tiếp cận những thông tin chính xác về doanh nghiệp, qua đó có thể hạn chế rủi ro trong quá trình tham định và ra quyết định cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đối với chất lượng cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2017 - 2020, tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian sắp tới. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra các kiến nghị để có thể thực hiện các giải pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN CHUNG
Với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì Ngân hàng vẫn là trung gian tài chính với quy mô lớn nhất dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Do đó tuy trên thị trường có đa dạng các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng vay vốn Ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn với quy mô lớn nhất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cho vay doanh nghiệp đang và trong tương lai gần vẫn là hoạt động quan trọng mang lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro của đa số các NHTM tại Việt Nam. Với vị trí đặc biệt quan trọng này, chất lượng cho vay doanh nghiệp luôn được các NHTM quan tâm, chú trọng, luôn được cải thiện, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
Luận văn đã đưa ra và phân tích hệ thống khái niệm, lý thuyết cơ bản về chất lượng cho vay doanh nghiệp, những phương án và điều kiện khả thi thông qua tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành.
Với giới hạn nghiên cứu như đã trình bày, luận văn đã làm rõ những nội dung sau:
Định nghĩa những khái niệm cơ bản về cho vay doanh nghiệp, chất lượng cho vay doanh nghiệp, chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay doanh nghiệp.
Áp dụng các lý thuyết đã trình bày vào thực tiễn nghiên cứu tình hình thực tế chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành để đánh giá thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp, các thành tựu đã đạt được đồng thời nêu ra các hạn chế còn tồn tại từ đó khắc phục những tồn tại và tăng cường các yếu tố có tác động tốt đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của BIDV Hà Thành.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, tác giả đã đề xuất các phương án có tính thực tế cao và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành.
Luận văn được nghiên cứu trong không gian hẹp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, đồng thời còn tồn tại những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, sự hiểu biết của học viên nên việc đánh giá thực tế còn cần bo sung nhiều yếu tố và giải pháp đưa ra còn mang nhiều tính chủ quan của tác giả. Do đó, tác giả mong muốn nhận được những góp ý, những bổ sung về nội dung của giảng viên để hoàn thiện luận văn hơn, giúp nâng cao tính thực tế của đề tài, đóng góp phần nhỏ trong quá trình phát triển hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này.
2020), “Báo cáo thường niên”.
2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành (2017, 2018, 2019, 2020), “Báo cáo tổng kết năm và triển khai kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch”.
3. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
4. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Thu Thủy (2014), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Trung Anh (2020), “Chất lượng tín dụng bán buôn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.
7. Nguyễn Hoàng Yến (2019), “Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội”.
Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.
8. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2019), “Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.
9. Nguyễn Tuấn Hưng (2018), “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây ”. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Văn Tiến (2012), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
12. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
14. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15. Thống đốc NHNN (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hang nước ngoài.
16. Thống đốc NHNN (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
17. Thống đốc NHNN (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương