Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1388 quản trị huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61)

Nguyên nhân chủ quan

sở chính cũng như lãi suất mua bán vốn, tuy chi nhánh điều hành lãi suất một cách hợp lý song cũng không thể vượt trần lãi suất của Hội sở chính đề ra, làm hạn chế tính cạnh tranh lãi suất của chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn.

- Lãi suất huy động là chi phí của Ngân hàng nhưng về phía khách hàng “ lãi suất” lại là khoản thu nhập mà họ nhận được khi gửi tiền. Trong bối cảnh có nhiều Ngân hàng như hiện nay thì người đi gửi luôn mong thu lại được nhiều nhất. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi cũng là chi phí chiếm phần lớn chi phí huy động vốn. Do đó, chi nhánh luôn nố lực tăng lãi suất huy động nên đã mắc phải hạn chế là chỉ để ý việc quản trị lãi suất mà không chú trọng vào tổng thể chi phí huy động.

- Trong quá trình tác nghiệp, do một số cán bộ nhân viên không đọc rõ quy trình, nghiệp vụ và chưa cẩn thận dẫn đến lỗi tác nghiệp trong quá trình hạch toán gửi tiền.

Nguyên nhân khách quan

- Do thói quen tiêu dùng và tiết kiệm, một số bộ phận dân có xu hướng nắm giữ đô la Mỹ chờ tăng giá, hơn nữa theo NHNN đang Quy định thì đô la Mỹ có lãi suất 0%, nên khách hàng chưa “ mặn mà” với việc tiết kiệm loại tiền này trong Ngân hàng, do đó chi nhánh chưa được tận dụng được nguồn tiền USD nhàn rỗi trong dân cư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã vận dụng khung lí thuyết về quản trị huy động vốn tại chương 1 để trình bày thực tiễn về hoạt động này tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hải Dương. Bằng các số liệu cụ thể trên các khía cạnh: quy mô, cơ cấu và chi phí huy động vốn, mối quan hệ của huy động vốn và sử dụng vốn, công tác tổ chức nguồn vốn, tác giả đã làm rõ các kết quả tích cực trong hoạt động quản trị huy động vốn, đồng thời cũng phát hiện ra không ít những tồn tại. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị huy động vốn tại BIDV Hải Dương trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCQUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV HẢI DƯƠNG

3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ đến năm 2025 của BIDV Hải Dương

BIDV Hải Dương vận hành trên nền tảng tầm nhìn, sứ mệnh cũng như những đường lối, quan điểm chung xuyên suốt của toàn hệ thống BIDV trên các mảng nghiệp vụ. Ban lãnh đạo BIDV Hải Dương đã đề ra định hướng phát triển đến năm 2025, cụ thể:

- Kế hoạch mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.

Thường xuyên quảng cáo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố trí quảng cáo hình ảnh của BIDV ở một số vị trí nhậy cảm như: khu đầu thành phố, khu nhà ga sân bay, và khu trung tâm thương mại, phát tờ rơi, tổ chức hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng, thư ngỏ bằng các hình thức phát phiếu thăm dò thường xuyên, định kỳ tới khách hàng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của khách hàng qua đó rút kinh nghiệm những mặt đã làm được và chưa làm được qua đó tiếp tục quảng bá hình ảnh và thương hiệu của BIDV trên địa bàn.

- Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

+ Căn cứ vào định biên lao động được giao hàng năm, tiến hành tuyển dụng cán bộ mới (đảm bảo yêu cầu có chất lượng) để bổ sung cho các phòng nghiệp vụ.

+ Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên để nâng cao năng lực quản trị điều hành, đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh và hệ thống. Ưu tiên cán bộ trẻ có trình độ năng lực, ưu tiên tuyển dụng cán bộ là

người địa phương.

+ Căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, thực hiện đào tạo tại chỗ và gửi cán bộ theo học các lớp do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức, khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.

- Định hướng về tăng cường công tác quản trị điều hành.

+ Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020; phương án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2020; chương trình hành động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh qua các năm.

+ Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành từ ban giám đốc đến các phòng, tổ.

+ Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 ở tất cả các phần hành nghiệp vụ.

+ Chấp hành nghiêm quy chế phân cấp uỷ quyền, tập trung nhiều hơn nữa về công tác chỉ đạo hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác huy động vốn, chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, phát triển các sản phẩm bán lẻ.

+ Tổ chức tốt công tác bảo vệ an toàn tài sản cơ quan, an toàn kho quỹ. Công tác Đảng, đoàn thể duy trì sinh hoạt thường xuyên đều đặn, tuyên truyền vận động toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập và chấp hành tốt 02 bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của BIDV.

+Tăng cường công tác kiểm soát đánh giá ngăn chặn rủi ro tiền ẩn, phát hiện kịp thời những sai sót trong kiểm tra, đôn đốc việc tuân thủ, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, kỷ luật điều hành và đề xuất các biện pháp phòng ngừa khắc phục, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.

3.1.2. Phương hướng công tác quản trị huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Hải Dương đến năm 2025

Hoạt động quản trị huy động vốn được chú trọng và quan tâm ở tất cả các NHTMtrong đó có BIDV Hải Dương. Do đó, việc xác định phương hướng trọng tâm của hoạt động này, đảm bảo sự thống nhất với phương hướng phát triển chung của toàn chi nhánh trong thời gian tới là rất cần thiết.Từ nay đến năm 2025, phương hướng quản trị huy động vốn yêu cầu chi nhánh cần quan tâm các công tác sau:

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Quản lí lãi suất của Ngân hàng nhà nước và Hội sở chính.

Lãi suất huy động là yếu tố được quan tâm nhiều nhất.Trong hệ thống BIDV thường xuyên có các công văn điều hành lãi suất huy động đi kèm lãi suất phụ trội để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, Hội sở chính cũng có các chương trình khuyến mại ưu đãi bằng tiền mặt hoặc quà tặng. Do đó, trong công tác quản trị huy động vốn, chi nhánh cần đảm bảo tổng lãi suất thực trả và các chi phí khuyến mại đi kèm cho một khách hàng phải thấp hơn trần lãi suất huy động của NHNN.

- Hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn được giao, bên cạnh đó không ngừng mở rộng quy mô.

Chỉ tiêu huy động vốn là một căn cứ chính để xếp loại chi nhánh. Nó có tác động trực tiếp đến thu nhập của cán bộ nhân viên tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, trong cơ chế quản lí vốn tập trung, chi nhánh càng huy động được nhiều vốn, thì thu nhập từ việc bán vốn cho HSC càng cao.Do đó, tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn là một định hướng phải được lưu ý, quan tâm.

Quy mô vốn cần được tăng trưởng cả hai đồng tiền: nội tệ và ngoại tệ trong dân cư, đạt tốc độ tăng trưởng vốn huy động là trên 20% hàng năm.

Tăng trưởng quy mô nguồn vốn phải đi cùng với tính bền chặt củanguồn huy động và phải để vốn các kỳ hạn được cân đối, giữa huy động và sử dụng vốn.

-Giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban và cán bộ thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu đề ra để đạt lương thưởng tốt hơn.

- Nghiên cứu kĩ các sản phẩm huy động vốn của hệ thống để dùng linh hoạt, tiếp thị các sản phẩm dễ áp dụng,thiết thực với người dùng trên địa bàn. - Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị huy động vốn.

Bắt đầu từ khâu lập kế hoạch vốn, yêu cầu phòng Vốn phải nắm chắc các chỉ tiêu được giao, cũng như đặc điểm của chi nhánh, của địa bàn để lên phương án huy động vốn hiệu quả, chia nhỏ các chỉ tiêu kế hoạch hoàn thành theo tháng, quý, năm để nắm bắt, có cách xử lý điều chỉnh hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát trong hoạt động quản trị huy động vốn, kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc mất cân đối nguồn, rủi ro kì hạn, tác nghiệp, đạo đức để lợi nhuận của chi nhánh đạt mức tốt nhất.

- Có khóa học dạy nghiệp vụ, chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, tạo hình ảnh chuyên nghiệp, để từ đó tạo ra sự tín nhiệm tốt hơn

- Đẩy mạnh tăng trưởng tíndụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thận trọng, kiểm soát tốt các khoản vay bởi tín dụng là một mục chính trong hoạt động sử dụng vốn, có quan hệ chặt chẽ với quản trị huy động vốn.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐNTẠI BIDV HẢI DƯƠNG

3.2.1. Các giải pháp chính

3.2.1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành trong huy động vốn

-Bên cạnh Ban lãnh đạo thì phòng Nguồn vốn là bộ phận chính điều hành quản trị vốn huy động của chi nhánh. Để công tác này được hiệu quả, phòng Nguồn vốn phải chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phù hợp với tình hình thực tiễn, luôn theo dõi chỉ số Car, đảm bảo

nguồn vốn tăng trưởng ổn định với cơ cấu gắn với việc mở rộng mạng lưới huy động và sử dụng tốt các sản phẩm bán lẻ.

- Theo chỉ tiêu huy động vốn được giao, các phòng ban của trụ sở chính và các phòng giao dịch giao chỉ tiêu đến từng cán bộ để xét lương thưởng và điểm KPI hoàn thành công việc

- Tăng cường sự xây dựng, đóng góp ý kiến của các bộ phận, phòng ban trong quản trị huy động vốn khi có các vấn đề phát sinh để có phương ánxử lý phù hợp.

- Thực hiện tốt nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, sản phẩm huy động vốn cũng những thay đổi của thị trường về lãi suất, tỉ giá.. .để có những chiến lược tiếp thị các sản phẩm huy động vốn phù hợp.

3.2.1.2. Tính toán, đảm bảo sự an toàn,hợp lí, cân đối giữa quy mô huy động và sử dụng vốn

Sự an toàn, hợp lí giữa huy động và sử dụng vốn được hiểu qua các yếu tố: quy mô, cơ cấu và tỷ trọng. Việc đáp ứng tốt về đầu tư để sinh lời.Tuy nhiên, tỷ trọng giữa huy động và cho vay là quy mô vốn huy động sẽ giúp các phòng sử dụng vốn hợp lý như: cho vay, một điều phải quan tâm dù ở mức nào thì an toàn và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Việc cân đối giữa cơ cấu huy động vốn và cơ cấu sử dụng vốnmà chủ yếu động cho vay cũng là một vấn đề chi nhánh cần chú trọng. Theo Bảng số liệu, tỷ lệ cho vay trung dài hạn đang gấp từ 4-5 lần cho vay ngắn hạn, nhưng cơ cấu vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn không đáp ứng tương xứng. Điều đó khiến trên 35% vốn ngắn - hạn đã cho vay trung dài hạn. Để ngăn ngừa rủi ro từ việc mất cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu sử dụng vốn, chi nhánh cần có các giải pháp tăng cường vốn huy động vốn trung- dài hạn. Do đó, chi nhánh nên sử dụng tốt các đợt phát hành trái phiếu hay Chứng chỉ tiền gửi dài hạn từ Hội sở chính để thu hút vốn trung- dài hạn.

Đối với các sản phẩm huy động tiết kiệm thông thường tại quầy, lãi suất và khuyến mại đi kèm nên được hướng dẫn, truyền đến người đi gửi một cách dễ hiểu, chính xác.

3.2.1.3. Đa dạng hóa thời hạn gửi của nguồn vốn

Theo quy định của chi nhánh, nếu rút tiền gửi trước hạn thì chỉ được nhận lãi suất không kì hạn cho toàn bộ kì hạn thực gửi. Dù đã được thỏa thuận từ trước nhưng việc này cũng tạo ra sự không thoải mái cho khách hàng. Do đó, chi nhánh nên giới thiệu thêm đến người gửi tiền có thể chi tiết theo ngày, để trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, các giao dịch viên nắm được nhu cầu về thời gian gửi, chu kì kinh doanh của khách hàng và tư vấn kì hạn cho hợp lí nhất. Từ đó người đi gửi sẽ có những lựa chọn thích hợp nhất về kì hạn và hạn chế được những thiệt hại do rút tiền gửi trước hạn. Để hạn chế sự cập trong việc biến động kì hạn gửi thực thực tế, chi nhánh nên tính toán và quan tâm đến chỉ tiêu kì hạn bình quân của nguồn vốn huy động.

Hiện trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam đã có 1 số ngân hàng áp dụng kì hạn gửi theo ngày ( Sacombank, SHB), chi nhánh nên học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng này.

3.2.1.4. Quản trị huy động vốn dành cho khách hàng ưu tiên

Thực hiện lên danh sách khách hàng, phân loại dựa trên các văn bản hướng dẫn của Hội sở chính và áp dụng vào thực tiễn phân loại và có kế hoạch quan tâm, tiếp cận các khách hàng mục tiêu

-Đối với KHCN:

+ Với các khách hàng mới: gồm nhóm khách hàng phát sinh giao dịch lần đầu, nên các chính sách ban đầu để thiết lập quan hệ là rất quan trọng. Chi nhánh nên có các quà tặng thiết thực cho khách hàng cho lần đầu gửi tiền, cùng với đó cần chú ý hết sức đến yếu tố chăm sóc, phục vụ của giao dịch viên để tạo sự thoải mái, thiện cảm, hài lòng từ những người đến giao dịch.

+ Với các khách hàng cũ, số dư tiền gửi dưới 1 tỷ: để duy trì và gia tăng số dư tiền gửi với nhóm các khách hàng này thì phải giới thiệu đến họ những dịch vụ gia tăng như: trả tiền điện, nước tự động, chuyển tiền bằng điện thoại Smartbanking...

+ Với các khách hàng có số dư từ 1 đến dưới 3 tỷ: chi nhánh nên có các chế độ tặng quà trong các ngày lễ đặc biệt như 8/3, 20/10, ngày sinh nhật, giảm phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng, tiếp thị các gói vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, miễn phí tin nhắn trong vòng 6 tháng.

+ Với các khách hàng có số dư tiền gửi từ 3 tỷ trở lên: ngoài các chế độ chăm sóc khách hàng như đối với nhóm khách hàng có số dư từ 1- dưới 2 tỷ, Nên bổ sung thêm các chương trình ưu đãi như: được mở thẻ TDQT hạn mức cao, mua gói bảo hiểm nhân thọ của BIDV với một tỉ lệ chiết khấu phí bảo hiểm nhất định.

-Đối với khách hàng tổ chức

Khách hàng tổ chức thường có số tiền gửi lớn chỉ trong vài ngày, không được dài do nhu cầu thanh toán, nên thực chất số dư bình quân không cao như kì vọng. Nếu khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán, ngoài việc tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi, Ngân hàng còn thu được phí chuyển tiền, tin nhắn từ các tổ chức này. Cùng với đó, Ngân hàng lại có thể thu được phí đổ lương, phí rút tiền ATM và quan trọng hơn là tăng khả năng bán chéo các sản phẩm cho đội ngũ công nhân viên tại các doanh nghiệp này khi mời được

Một phần của tài liệu 1388 quản trị huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w