Xuất phát từ đặc điểm của DNNVV là tình trạng không minh bạch về tài chính, vốn tự có thấp, thiếu tài sản thể chấp và khả năng chống đỡ rủi ro còn thấp. Do đó, quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại thường có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV không lớn nên các giá trị khoản vay này thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, dư nợ của từng doanh nghiệp có thể nhỏ so với số vốn của ngân hàng nhưng với
số lượng doanh nghiệp đông đảo thì xét trên tổng dư nợ đối với nhóm khách này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ của NH. Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của các DNNVV là kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng, giá trị mỗi món vay phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường, nếu sản phẩm tiêu thụ được nhiều phải mở rộng sản xuất, các DN sẽ cần nhiều vốn hơn và ngược lại.
Thứ hai, bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNNVV thường rất đơn giản, thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các quy định của Nhà nước về chế độ kế toán tài chính còn nhiều bất cập. Do đó, khi cho vay đối tượng này thường xảy ra các rủi ro: không thu hồi được nợ, mất vốn hoặc không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lãi vay. Vì thế, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản đảm bảo đối với các khoản vay này để phần nào giảm bớt rủi ro có thể xảy đến.
Thứ ba, ngân hàng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc hoạt động tín dụng đối với DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Với nhóm DNNVV, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các DN lớn. Giá trị của một món vay tuy không lớn nhưng các NH có thể lấy số lượng bù quy mô. Bên cạnh các khoản lãi thu được từ hoạt động tín dụng nếu ngân hàng khai thác tốt sẽ phát triển được các khoản tiền gửi, mua bán ngoại tệ, các khoản phí dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh...
Thứ tư, do vị trí vai trò và tầm quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay nên hoạt động của DNNVV luôn nhận được quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ ngành địa phương và các thành phần kinh tế khác.
1.3.3. Vai trò của tín d ụng n gân hàng đố i với d o a nh nghiệp nh ỏ và vừa
Thứ nhất, Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng góp phần đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên liên tục, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất và mở rộng quy mô hoạt động của các DNNVV.
Trong nền kinh tế thị truờng, tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn chủ yếu cho các chủ thể kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng chính là việc đáp ứng vốn luu động kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh thuờng xuyên từ khâu dự trữ, sản xuất cho đến luu thông, tiêu thụ. Hiện tuợng thiếu hụt vốn tạm thời hầu nhu luôn xảy ra ở các DNNVV do phải ứng truớc tiền hàng, chua thu hồi đuợc công nợ ..., khi đó tín dụng ngân hàng sẽ phát huy vai trò hỗ trợ nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đuợc duy trì liên tục, không bị gián đoạn.
Thực tiễn chứng minh hầu nhu rất ít doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tu phát triển. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ vốn luu động, tín dụng ngân hàng còn đóng vai trò then chốt giúp DNNVV có nguồn vốn dài hạn ổn định để đầu tu mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ, phuơng tiện vận tải. Từ đó, góp phẩn đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ và không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp các DNNVV tăng cuờng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng, đó là việc sử dụng vốn vay phải đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định. Khi đi vay vốn ngân hàng, DNNVV phải thuyết trình phuơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tu có tính khả thi, có khả năng mang lại hiệu quả. Ngoài ra, thông thuờng còn phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó, các DNNVV sẽ phải tính toán rất kỹ luỡng bài toán kinh tế để làm sao có thể phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo đuợc
tỷ suất lợi nhuận.
Còn về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào ý chí và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV vay vốn. Vì vậy, truớc khi ra quyết định cho vay, ngân hàng thuờng thẩm định, phân tích đánh giá rất kỹ luỡng phuơng án sản xuất kinh doanh cũng nhu khả năng thu hồi vốn. Không chỉ hỗ trợ các DNNVV nguồn vốn tín dụng, ngân hàng còn cung cấp các gói giải pháp tài chính, tu vấn, quản lý dòng tiền, kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp tiết kiệm chi phí, phòng ngừa hạn chế rủi ro. Ngoài ra trong suốt quá trình vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát, chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Thông qua đó, góp phần giúp các DNNVV nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Thứ ba, Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối uu cho DNNVV.
Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của DNNVV, nguồn vốn tự có thuờng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Do đó nguồn vốn vay đuợc xem nhu là một công cụ đòn bẩy tài chính nhằm giúp cho DNNVV tối uu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với hầu hết các DNNVV việc sử dụng vốn tự có thuờng không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh do quy mô nguồn vốn bị hạn chế. Nếu sử dụng các nguồn vốn khác nhu phát hành trái phiếu thì chi phí tuơng đối cao (do mức độ uy tín của DNNVV thấp) hoặc vốn chiếm dụng vốn nguời bán (thiếu tính ổn định và quy mô nhỏ), thì sẽ đẩy giá vốn lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm khó cạnh tranh, hơn nữa khó có khả năng mở rộng quy mô đầu tu sản xuất và nâng cao chất luợng sản phẩm. Xét về mặt lý thuyết, mặc dù vốn vay có nhiều uu điểm nhung không phải lúc nào DNNVV cũng đuợc cung ứng vốn đầy đủ theo nhu cầu do phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của ngân hàng. Truờng hợp du thừa nhiều
vốn tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng chi phí vốn, ngược lại, nếu xác định thiếu hụt vốn sẽ rất rủi ro cho phương án kinh doanh. Do vậy, để hình thành cơ cấu vốn tối ưu hiệu quả, có mức chi phí vốn bình quân thấp nhất, các DNNVV luôn xác định một lượng vốn tín dụng ngân hàng hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của mình.
Thứ tư, Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV trên thị trường, tác động tích cực đến nhịp độ phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các DNNVV chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,... sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng, thoả mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện, không những thoả mãn về phương diện giá cả, khối lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà còn đòi hỏi thoả mãn cả trên phương diện thời gian, địa điểm. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn.
Hoạt động của các DNNVV phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định theo quy luật chung của thị trường thì mới đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, DNNVV không những cần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng lao động nguồn nhân lực, chế độ hạch toán kế toán,.. .mà còn phải không ngừng cải tiến, dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ, tìm tòi sử dụng vật liệu mới, mở rộng qui mô sản xuất một cách phù hợp với điều kiện và khả năng,.. .Những yêu cầu này đòi hỏi cần một số lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của DNNVV, có khi phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư kinh
doanh phát triển bị trôi qua. Như vậy để có thể đáp ứng nguồn vốn tập trung đủ lớn một cách kịp thời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cấp cho các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp DNNVV đáp ứng nhu cầu thị trường, theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.
1.3.4. C ác sản p hẩm tín d ụn g ngân hàn g đố i với d o a nh nghiệp nh ỏ vàvừa vừa
Tùy thuộc vào mục đích, thời hạn, đối tượng, tính chất, đặc điểm luân chuyển của khoản vay, phương thức thanh toán ... mà các NHTM thiết kế các sản phẩm tương đối đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu của các DNNVV. Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, “TCTD được thỏa thuận với khách hàng áp dụng các phương thức cho vay như sau:
❖ Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
❖ Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàngđể thực hiện một phương án,dự án vay vốn.
❖ Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
❖ Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.
❖ Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
❖ Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
❖ Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.
❖ Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;
- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;
- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không đuợc thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
❖ Các phương thức cho vay khác : đuợc kết hợp các phuơng thức cho vay quy định tại các khoản nêu trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.”
1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối vớid oanh n ghiệp nhỏ và vừa d oanh n ghiệp nhỏ và vừa
Phát triển tín dụng là phát triển hoạt động tín dụng bao gồm cả sự mở rộng về quy mô, thay đổi cơ cấu tín dụng theo huớng hợp lý, hiệu quả và nâng cao chất
luợng tín dụng. Sự mở rộng quy mô tín dụng là sự gia tăng về số luợng khách hàng, du nợ cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Thay đổi cơ cấu tín dụng theo huớng hợp lý, hiệu quả là thay đổi tỷ trọng du nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, hay tỷ trọng của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ nhằm phát huy hiệu quả sinh lợi của đồng vốn. Nâng cao chất luợng tín dụng là thay đổi tăng tỷ trọng du nợ ngành nghề có mức độ rủi ro thấp, giảm du nợ ngành nghề có mức độ rủi ro
cao, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm cho vay nhằm phân tán rủi ro, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh so với tổng du nợ.
Nhu vậy, có thể hiểu khái niệm phát triển tín dụng là sự tăng truởng cả về quy mô tín dụng và đi kèm với đó là chất luợng tín dụng cũng đuợc bảo đảm. Để đánh giá sự phát triển tín dụng đối với DNNVV, có thể chia thành hai nhóm chỉ tiêu về định tính và chỉ tiêu về định luợng, cụ thể nhu sau:
1.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Đa dạng hóa của danh mục các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV là việc thiết kế mở rộng các sản phẩm tín dụng dựa theo mục đích, thời hạn, phuơng thức vay và trả nợ... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm phong
kỳ hạn vay vốn mà ngân hàng đưa ra các yêu cầu tối thiểu mà khách hàng cần đáp ứng như vốn đối ứng, chính sách lãi suất, thời hạn vay tối đa, TSBĐ và các điều kiện khác.
b. về chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với DNNVV
Chất lượng của mỗi sản phẩm hay dịch vụ đều được đo lường bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng và lợi ích mang lại cho người cung