1.1.4.1. Dịch vụ huy động vốn
Đây là một nghiệp vụ thuộc tài sản nợ, là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử dụng, NHTM huy động vốn từ các khách hàng cá nhân, khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Đối với nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân:
+ Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá, tập trung chủ yếu ở những đô thị phát triển về kinh tế xã hội.
+ Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn, giữa các thời điểm: Căn cứ vào các điều kiện về kinh tế xã hội mặt bằng lãi suất tại địa phương và nhu cầu vốn của
14
ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định mà mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất huy động phù hợp.
+ Giá vốn tương đối cao so với việc huy động từ các đối tượng khác (như từ tổ chức kinh tế, từ các TCTD khác).
Nguyên nhân của các đặc điểm trên: do cơ cấu huy động vốn, do mức độ cạnh tranh giữa các địa bàn. Từ sự khác nhau giữa khả năng huy động vốn và chi phí huy động vốn giữa các địa bàn mà các ngân hàng phải mở rộng ra các địa bàn nơi có giá vốn thấp; các nhà quản trị ngân hàng cân nhắc giữa mục tiêu tối thiểu hóa chi phí huy động và mục tiêu tối đa hóa tăng trưởng, tăng tính ổn đinh cho nguồn vốn vì những ngân hàng có khả năng huy động nhiều nhất nguồn vốn có chi phí rẻ nhất sẽ có điều kiện hoạt động cạnh tranh nhất trên địa bàn.
Đối với nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp: nguồn vốn huy động chủ yếu thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng.
1.1.4.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tín dụng này một mặt mang lại thu nhập song mặt khác lại tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư, đặc biệt là dân thành thị tăng lên rất nhiều với những hình thức tiêu dùng khác nhau. Vì vậy, mở rộng và phát triển các hình thức cho vay tiêu dùng đang là mục tiêu lớn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nó ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Đây là xu hướng tất yếu và tín dụng tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn vì nhu cầu vay của người dân ngày càng tăng, đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai.
Các hình thức tín dụng bán lẻ chủ yếu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay như: các sản phẩm cá nhân và hộ gia đình (cho vay tiêu dùng, cho
vay mua ô tô, cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay thấu chi tài khoản thanh toán, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay du học); các sản phẩm dành cho các doanh nghiệp ( cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay mua ô tô đối với doanh nghiệp, cho vay thấu chi tài khoản).
1.1.4.3. Dịch vụ thanh toán
Hiện nay, các NHTM đang áp dụng các phương thức thanh toán như: Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác, chuyển tiền qua ngân hàng nước ngoài và thanh toán bù trừ. Các hình thức thanh toán bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán...
Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi giao dịch được coi là bước tiến quan trọng nhất trong công nghệ ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Với việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM mang lại cho cá nhân và DNNVV nhiều tiện ích trong thanh toán. Nhờ số lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Cụ thể là thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, các ngân hàng có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các cá nhân.
1.1.4.4. Dịch vụ thẻ
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NHTM phát hành và bán cho KH sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Để được sử dụng thẻ NH, KH phải thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của NHTM phát hành thẻ. Các NHTM ngày nay đang phát hành và thực hiện thanh toán các loại thẻ:
Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản
séc của KH. KH có thể sử dụng thẻ để thanh toán, chi trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ ở bất kỳ điểm bán hàng nào có đặt máy đọc thẻ của NHTM, không phải trực tiếp đến
16
NHTM hoặc chi nhánh của nó. Khi KH sử dụng loại thẻ này để thanh toán thì giá trị giao dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản của KH đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng thông qua mạng máy tính điện tử tự động.
Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến, NHTM cho phép chủ thẻ không cần có số dư trên tài khoản và được sử dụng một hạn mức nhất định. Thẻ tín dụng được dùng để mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện tại những nơi có máy đọc thẻ và tại các điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng chấp nhận. Các NHTM cấp thẻ tín dụng cho các KH có quan hệ thường xuyên, có tình hình tài chính tốt, luôn đảm bảo khả năng thanh toán.
Thẻ trả trước: Là một loại thẻ ATM, được dùng để rút tiền, chuyển tiền hoặc thanh toán hàng hóa bằng số tiền có trong thẻ. Có nghĩa là trong thẻ có bao nhiêu thì chi tiêu được bấy nhiêu. Đây chính là điểm phân biệt với thẻ ghi nợ, nói cách khác thì thẻ trả trước không cần mở tài khoản thanh toán giống như thẻ ghi nợ.
1.1.4.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại dịch vụ được ngân hàng cung cấp mà giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Trên thế giới, dịch vụ e-banking đã được các ngân hàng và TCTD cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách trực tuyến thông qua các phương tiện như máy vi tính, điện thoại di động hay thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA). Căn cứ vào các hình thức thực hiện giao dịch, DVNH điện tử bao gồm những dịch vụ sau:
- Internet banking: Là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin về sản phẩm DVNH thông qua đường truyền internet. Với máy tính cá nhân kết nối mạng internet, khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng bất cứ lúc
nào, bất
cứ nơi nào để được cung cấp thông tin và thực hiện giao dịch.
- Homebanking: Là dịch vụ cho phép khách hàng ở tại nhà, tại công ty nhưng vẫn có thể thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua tài
tại ngân hàng thông qua mạng internet và phần mềm chuyên dùng mà ngân hàng đã cài đặt cho khách hàng.
- Phonebanking: Là hệ thống trả lời 24/24 của NHTM. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại để nghe những thông tin về sản phẩm DVNH và thông tin về tài
khoản cá nhân. Khi khách hàng ấn những phím cần thiết trên điện thoại theo
mã hóa
do ngân hàng quy định, hệ thống sẽ tự trả lời theo yêu cầu của khách hàng. Phonebanking chỉ cung cấp thông tin đã được lập trình sẵn trong hệ thống
thông tin
tự động của ngân hàng.
- Mobile banking: Là DVNH qua điện thoại di động. Khách hàng chỉ cần dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu do ngân hàng quy định gửi đến số dịch
vụ của
ngân hàng sẽ được ngân hàng đáp ứng những yêu cầu, chẳng hạn: thông tin
về tài
khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản
khác, đặt các lệnh giao dịch chứng khoán, giao dịch vàng.
- Call center: Là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến ngân hàng bất cứ lúc nào để được nhân viên ngân hàng tư vấn và thực hiện cung ứng các dịch
vụ ngân hàng, bao gồm: Cung cấp thông tin về các sản phẩm DVNH; Thực
hiện các
khoản thanh toán chuyển tiền; Tiếp nhận giải đáp các khiếu nại, thắc mắc từ phía
khách hàng.
Ưu điểm của dịch vụ này là cho phép khách hàng thuận tiện và chủ động hơn trong giao dịch với ngân hàng, không phải đến ngân hàng để giao dịch và có thể
18
phẩm của mình cho cơ sở khách hàng của ngân hàng. Sự hợp tác này có thể mang lại lợi nhuận cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm. Các ngân hàng tăng doanh thu bằng cách bán các sản phẩm bảo hiểm và các công ty bảo hiểm mở rộng cơ sở khách hàng của họ mà không cần tăng thêm nhân sự bán hàng hay hoa hồng cho đại lí và môi giới. Bancassurance có thể được hình thành theo những cách sau:(i) Thỏa thuận phân phối: Ngân hàng kí thỏa thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm; (ii) Đồng minh chiến lược: Ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau; (iii) Liên doanh: Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng thành lập một công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh; (iv) Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc ngược lại; Ngân hàng thành lập một công ty bảo hiểm mới.
- Dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ ngân quỹ thường được cung cấp bởi các ngân hàng thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, cũng như vận chuyển, kiểm
đếm hay
phân loại, xử lý tiền lưu thông, lưu giữ quản lý tài sản.
- Dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt: Đây là dịch vụ mà ngân hàng thông qua nghiệp vụ của mình thực hiện thu chi các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho khách
hàng có nhu cầu. Thực chất của dịch vụ này là hỗ trợ cho việc thực hiện các giao
dịch của dịch vụ khác như dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, thanh
toán, kinh
doanh ngoại tệ khi các giao dịch này thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.
- Dịch vụ SMS Banking: Đây là dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, khách hàng có thể nhận được thông tin qua hệ thống tin nhắn SMS trên điện
thoại di
động về các giao dịch Nợ, Có ngay sau khi có giao dịch phát sinh trên tài