ViệtNam - Chi nhánh Hà Nội
PVcomBank - CN Hà Nội đã triển khai được một số các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Cho đến nay CN đã triển khai được các sản phẩm CVTD như: CVTD có TSBĐ, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các sản phẩm CVTD của PVcomBank - CN Hà Nội chỉ tập trung dư nợ chủ yếu vào một số sản phẩm, tính đa dạng chưa được cao và điều này gây ảnh hưởng đến quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của dịch vụ CVTD.
PVcomBank sẽ xem xét cấp tín dụng cho KH với mục đích thanh toán các nhu cầu tiêu dùng của chính KH hoặc/và nguời thân của KH, phù hợp với quy định của pháp luật nhu:
- Mua sắm vật dụng, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, thiết bị nội thất; - Thanh toán chi phí học tập trong nuớc;
- Chi phí cuới hỏi/du lịch/ nghiên cứu khoa học/ khám chữa bệnh; - Trả phí/ thuế truớc bạ tài sản;
- Các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cá nhân khác (nếu có).
2.2.2.2. Sản phẩm cho vay mua ô tô:
PVcomBank sẽ xem xét cấp tín dụng cho KH với mục đích:
a) Mua xe ô tô mục đích tiêu dùng: Vay mua ô tô du lịch từ 9 chỗ trở xuống (bao gồm cả xe bán tải) để chở gia đình, cá nhân sử dụng nhằm mục đích đi lại.
b) Mua xe ô tô mục đích kinh doanh:Vay mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh của KH là cá nhân/chủ HKD, bao gồm:
- Vận tải hành khách/hàng hóa:
+ Vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách du lịch, taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng...;
+ Vận tải hàng hóa (chở thuê, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu,...),
- Đầu tu tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh của chính Khách hàng. - Mua xe ô tô để cho thuê.
c) Cho vay hoàn vốn số tiền KH đã mượn/huy động của bên thứ ba dùng để thanh toán cho bên bán xe hoãc Cho vay thanh toán công nơ số tiền mà Bên bán cho KH nợ trong giao dịch mua bán xe: Chấp nhận truờng hợp xe mua đã có Đăng ký xe mang tên KH/ Giấy hẹn lấy đăng ký xe mang tên KH phù hợp với mục đích vay mua xe tại mục a và b.
2.2.2.3. Thẻ ghi nợ quốc tế: Sản phẩm này dành cho Khách hàng có nhu cầu mua sắm tiêu dùng trong nuớc và quốc tế. Thẻ ghi nợ loại này liên kết với tổ chức thanh toán quốc tế là Mastercard. Khách hàng chỉ phải đống một mức phí thuờng niên để duy trì họt động của thẻ.
2.2.2.4. Sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; mua nhà thông thường, nhà dự án: Là sản phẩm cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn với mục đích nhu mua, xây sửa nhà để ở. Hay còn liên kết với một số chủ đầu tu xây dựng các dự án chung cu để cung cấp các sản phẩm cho vay mua nhà dự án...
Ngoài ra PVcomBank - CN Hà Nội cũng đã triển khai đuợc một số các sản phẩm CVTD khác.
2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
Quy trình nghiệp vụ cho vay KHCN ban hành về quy trình xử lý các buớc trong quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quy trình CVTD tại PVcomBank - CN Hà Nội cơ bản gồm các buớc sau:
Bước 1:Tiếp xúc và nhận hồ sơ tín dụng: CV QHKH tìm kiếm và tu vấn KH/ KH có nhu cầu vay vốn đến NH làm thủ tục xin vay. Tại đây,CV QHKH huớng dẫn cho KH cách cung cấp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định. Một bộ hồ sơ tín dụng cần phải thu thập đuợc những thông tin cơ bản nhu sau:
V Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của KH
V Mục đích sử dụng vốn
V Năng lực tài chính của KH
Bước 2: Thẩm định khoản vay: Đây là khâu quan trọng trong quá trình CVTD, quyết định đến chất luợng tín dụng. CVQHKH thẩm định sai sẽ đua ra quyết định sai. Quá trình thẩm định bao gồm :
- Thẩm định khách hàng: thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tu cách của nguời đi vay.
- Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay: thẩm định mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp với quy định của PVcomBank, quy định của pháp luật hay không.
- Thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán của KH: thẩm định tính minh bạch và ổn định về năng lực tài chính của KH.
- Thẩm định tài sản đảm bảo: Neu khoản vay đuợc bảo đảm bằng TSBĐ (ô tô, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở...) ngân hàng cần phải thẩm định tính pháp lý của TSBĐ, giá trị của TSBĐ.
Dựa trên hồ sơ tín dụng mà KH cung cấp và kết quả thẩm định, CV QHKH thực hiện chấm điểm KH, lập tờ trình tín dụng. Trong truờng hợp KH không đủ điều kiện vay thì CV QHKH phải thông báo ngay tới KH.
Bước 3: Xét duyệt và quyết định cho vay: Sau quá trình thẩm định, CV QHKH thông báo lại với cấp trên để trình lên cấp phê duyệt, đua ra quyết định cho vay và thông báo cho KH biết rõ nội dung.
Tại PVcomBank - CN Hà Nội, giám đốc chi nhánh đuợc phép phê duyệt và ra quyết định cho vay đối với các khoản vay có giá trị đến 3 tỷ đồng và không có ngoại lệ về hồ sơ vay vốn. Các truờng hợp còn lại phải chuyển cho Chuyên gia phê duyệt/Hội đồng tín dụng/Ủy ban tín dụng tại Hội sở để phê duyệt khoản vay. Cấp phê duyệt sẽ dựa vào hồ sơ tín dụng và tờ trình của CV QHKH để đua ra quyết định phê duyệt (cấp phê duyệt có thể đi thẩm định thực tế hoặc đua ra quyết định tín dụng ngay dựa trên thông tin đã thu thập đuợc).
+Đồng ý cấp tín dụng: Cấp phê duyệt đồng ý cho vay, đua ra các điều kiện cho vay nếu có, có thể ghi thêm yêu cầu và điều kiện truớc khi giải ngân.
+Từ chối cấp tín dụng: Cấp phê duyệt ghi rõ lý do từ chối khoản vay và chuyển lại cho CV QHKH để thông báo tới KH.
Bước 4: Soạn thảo, ký kết hợp đồng và hoàn tất thủ tục pháp lý
Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, CV QHKH trao đổi lại với KH về khoản vay. Khi hai bên đạt đuợc thỏa thuận nhất trí thì NH tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, và các hợp đồng liên quan. NH và KH tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan. Hoàn thiện các thủ tục ký kết, bảo đảm tín dụng.
Bước 5: Giải ngân:
Sauk hi hoàn thiện tất cả các thủ tục nêu trên và tập hợp đầy đủ chứng từ theo danh mục hồ sơ đuợc quy định cụ thể đối với từng sản phẩm vay, hồ sơ đuợc chuyển về Quản lý tín dụng Chi nhánh/Hội sở tùy theo hạn mức để rà soát và tiến hành giải ngân cho KH.
Bước 6: Kiểm tra sau vay:
Sau khi giải ngân cho KH, NH phải kiểm soát xem KH có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không và định kỳ kiểm tra khả năng tài chính của KH để đảm bảo chất luợng khoản vay. CV QHKH thuờng xuyên quản lý, theo dõi khoản vay, khả năng trả nợ của KH, giá trị TSBĐ, bảo hiểm... để khịp thời có phuơng án xử lý phù hợp bao gồm cả thu hồi nợ truớc hạn nhằm hạn chế rủi ro cho NH.
Nếu tất cả thông tin phản ánh theo chiều huớng tốt thể hiện chất luợng tín dụng đang đuợc đảm bảo.
Nếu chất luợng khoản vay đang bị đe dọa cần có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng có quyền thu hồi nợ truớc hạn, ngừng giải ngân nếu bên đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng.
Bước 7: Thu hồi nợ, tất toán khoản vay:
CV QHKH thực hiện nhắc nợ thu gốc, lãi định kỳ hàng tháng tới KH. Thực hiện thanh lý hợp đồng khi KH hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng.
Theo quy trình đuợc mô tả nhu trên, có thể thấy bộ phận phụ trách việc phát triển hoạt động CVTD chủ yếu là bộ phận front office. Họ là nguời trực tiếp tìm kiếm, trao đổi và làm việc với khách hàng từ đó đề xuất sản phẩm vay phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó họ còn chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay bằng cách định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình khách hàng sau cho vay (buớc 1, buớc 2 (khoản vay thuộc phê duyệt của Chi nhánh), buớc 6, buớc 7). Để hỗ trợ cho bộ phận front office, bộ phận middle và back office đã tham gia thực hiện từ buớc 2 (khoản vay thuộc phê duyệt của Hội sở) đến buớc 5 của quy trình. Sự phối hợp giữa 3 bộ phận tạo nên một quy trình cho vay trọn vẹn.
Năm ∖ Chỉ tieu∖ 2015 2016 2017 2018 2019 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Sô
tiền % tiềnSô % tiềnSô % tiềnSô % Doanh sô
cho vay 638.42 668.53 706.61 864.57 991.11 30.11 4.72 38.08 5.70 157.96 22.35 126.54 14.64
Doanh sô
thu nợ 543.97 562.14 593.11 663.86 751.17 18.17 3.34 30.97 5.51 70.75 11.93 87.31 13.15
Mô hình quản lý rủi ro tập trung đã tách biệt độc lập 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đuợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó, mô hình này cũng có một số nhuợc điểm nhu:
- Đòi hỏi phải có một số luợng lớn cán bộ nhân viên với kiến thức chuyên môn sâu rộng.
- Gây ra độ trễ về thời gian trong khâu cấp tín dụng do hồ sơ phải chịu sự kiểm soát của nhiều phòng ban ở cả chi nhánh và Hội sở.
- Phụ thuộc vào các phần mềm hệ thống để luân chuyển hồ sơ. Khi hệ thống có vấn đề thì toàn bộ hoạt động của ngân hàng sẽ bị gián đoạn.
- Các bộ phận hỗ trợ không trực tiếp gặp khách hàng dẫn đến toàn bộ thông tin về khách hàng và khoản vay đều phụ thuộc vào CV QHKH.
2.2.4. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng TMCPĐại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
2.2.4.1. Phản ánh qua các chỉ tiêu về lượng
Trong những năm gần đây, PVcomBank - CN Hà Nội đã đạt đuợc những thành công nhất định trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Hoạt động CVTD ngày càng phát triển, tốc độ tăng truởng cao và đem lại nguồn thu lớn cho NH. Đánh giá đây là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận đáng kể, PVcomBank - CN Hà Nội đã triển khai kịp thời, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất luợng CVTD và đã đạt đuợc những kết quả nhất định. Chỉ tiêu này đánh giá sự phát triển của dịch vụ thông qua các chỉ tiêu về mặt luợng, đó là sự tăng truởng luợng doanh số và du nợ cho vay tiêu dùng, là sự tăng truởng số luợng KH vay tiêu dùng, là sự đa dạng các phuơng thức và sản phẩm cho vay.
Về doanh số cho vay tiêu dùng
Bảng 2.5. Quy mô cho vay tiêu dùng tại PVcomBank chi nhánh Hà Nội năm 2015-2019
Số
tiền % tiềnSố % Giá
trị % Giá trị % Tổng dư nợ 1,798.33 1,857.25 1,941.63 2,307.67 2,609.65 58.92 3.28 84.38 4.54 366.04 18.85 301.98 13.09 Tổng dư nợ CVTD 453.22 479.10 513.52 648.66 778.95 25.88 5.71 34.42 7.1 8 135.1 4 26.32 130.2 9 20.09 Tỷ trọng (%) 25.20 25.80 26.45 28.11 29.85
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PVcomBank chi nhánh Hà Nội 2015 -2019)
Biểu đồ 2.5. Quy mô cho vay tiêu dùng tại PVcomBank - CN Hà Nội
năm 2015-2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
■Doanh số cho vay
■Doanh số thu nợ
■Tổng dư nợ CVTD
(Nguồn: Tổng kết hoạt động tín dụng của PVcomBank - CNHà Nội)
Từ những số liệu trên có thể thấy quy mô hoạt động CVTD của PVcomBank -
CN Hà Nội ngày càng tăng. Giai đoạn năm 2015-2019, do chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút KH đến vay trả góp, ban hành ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng đáp ứng đuợc kịp thời nhu cầu của KH, cùng với đó là việc nâng cao chất luợng phục vụ KH và tiến độ giải ngân... nên đã thu đuợc kết quả khả quan. Tổng doanh số CVTD năm 2015 đạt 638.42 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 668.53 tỷ đồng (tăng 4.72% so với năm 2015), vào năm 2017 tổng doanh số đạt 706.61 tỷ đồng tăng 5.70% so với năm 2016. Trong đó, du nợ cho vay tiêu dùng cuối kỳ đạt 513.52 tỷ đồng.
Năm 2019, bên cạnh việc phát triển hoạt động CVTD, PVcomBank - CN Hà Nội chú trọng hơn vào công tác thu nợ. Doanh số cho vay năm 2019 tăng 14.64% so với năm 2018, đạt 991.11 tỷ đồng. Doanh số thu nợ CVTD trong năm 2019 đạt 751.17 tỷ đồng, tăng 13.15% so với năm 2018. Du nợ cuối kỳ đạt 778.95 tỷ đồng tăng 20.09 % so với năm 2018.
về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Du nợ CVTD là số liệu phản ánh khối luợng tiền mà NH cung cấp cho hoạt động cho vay nhằm mục đích để tiêu dùng tại một thời điểm nhất định. Du nợ này cho thấy đuợc sự tín nhiệm của KH với NH và du nợ càng cao thể hiện mức độ phát triển của hoạt động CVTD càng mạnh và uy tín của NH ngày càng cao hơn.
Bảng 2.6. Tỷ trọng dư nợ CVTD tại PVcomBank - CN Hà Nội năm 2015-2019
Từ bảng 2.6 ta thấy, trong giai đoạn năm 2015-2019, tổng dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại PVcomBank- CN Hà Nội tăng trưởng tương đối, tỷ trọng dư nợ CVTD chiếm một phần đáng kể trong tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ CVTD năm 2016 đạt 479.10 tỷ đồng, tăng 5.71% so với năm 2015 (đạt 453.22 tỷ đồng), đến năm 2017đạt513.52 tỷ đồng, năm 2018 đạt 648.66 tỷ đồng và đến năm 2019đạt 778.95 tỷ đồng. Sự phát triển nhanh chóng của dư nợ CVTD là do trong giai đoạn 2015-2019, PVcomBank - CN Hà Nội đã phát triển thêm nhiều sản phẩm CVTD với mức lãi suất cạnh tranh, kéo dài thời hạn cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng có tài sản lên 84 hay 240 tháng, cố gắng rút ngắn tối đa thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn, bổ sung nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, giảm hay miễn phí phạt trả nợ trước hạn cũng như việc liên kết với nhiều chủ đầu tư, showroom ô tô,... để hỗ trợ bán các sản phẩm. Hơn nữa, trong giai đoạn này lãi suất cho vay của toàn hệ thống NHTM cũng như ở PVcomBank - CN Hà Nội điều chỉnh giảm so với những năm trước nên đã có thêm nhiều khách hàng đến vay hơn.
Tỷ trọng dư nợ CVTD ngày càng tăng so với tổng dự nợ. Cụ thể tỷ trọng dư nợ CVTD năm 2016 so với tổng dư nợ năm 2015 tăng 0.6% so, năm 2017 tổng dư nợ CVTD chiếm 26.45% so với tổng dư nợ, năm 2018 thì tỷ trọng dư nợ CVTD là 28.11% và năm 2019 là 29.85%. Xu hướng vay tiêu dùng ngày càng tăng lên chứng tỏ ngân hàng đang càng ngày càng được KH tín nhiệm hơn và ngân hàng đưa ra được các gói cho vay tốt hơn hoàn thiện hơn, các khâu chăm sóc khách hàng được nâng cao và mức lãi suất các khoản vay phù hợp với người tiêu dùng.
Cơ cấu CVTD đang ngày một tăng mạnh chiểm tỷ trọng tương đối trong các khoản vay của chi nhánh và PVcomBank - CN Hà Nội đang từng bước được quan tâm và phát triển hoạt động CVTD hơn trong giai đoạn này.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD của PVcomBank - CN Hà Nội, ta có thể so sánh hoạt động phát triển CVTD giữa một số CN trên địa bàn thành phố Hà Nội, PVcomBank - CN Đống Đa và PVcomBank -