Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1254 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 99)

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTTM. Xây dựng các phương án kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTTM, xây dựng một hệ thồng công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho ngân hàng kịp thời để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh NH.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các tổ chức tín dụng triển khai các dịch vụ quản lý rủi ro và các nghiệp vụ mới về ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ, lãi xuất, tỷ giá (giữa Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ; giữa các loại ngoại tệ) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngân hàng nhà nước nên có các chính sách để các ngân hàng thương mại có thể linh hoạt lựa chọn các loại hợp đồng tiền tệ như hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn .Các hợp đồng này sẽ tạo điều kiện cho các ngân ahngf linh hoạt trong việc lựa chọn các công cụ giao dịch hối đoái, tránh được các rủi ro liên quan đến tỷ giá. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến điều hành tỷ giá cũng cần được

ngân hàng nhà nước chú trọng. Hiện nay, tỷ giá ngân hàng nhà nước được áp dụng điều chỉnh lên xuống vào các buổi sáng 8h30 hàng ngày. Tỷ giá ngân hàng công bố xác định trên cơ sở tham chiếu biến động của đồng USD và một số đồng tiền quan trọng trên thế giới, tham chiếu tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và trên cơ sở các cân đối vĩ mô, tiền tệ. Điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý sẽ linh hoạt hơn, phù hợp bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế, điều này giúp luân chuyển nhanh hơn sau hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.Việc điều hành tỷ giá theo cách thức mới, ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ đồng bộ để đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ giá linh hoạt giúp hạn chế tăng cung tiền, tác nhân gây lạm phát trong thời gian nhất định. Do vậy, việc áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá ngân hàng nhà nước linh hoạt hơn sẽ phù hợp với các điều kiện kinh tế hiện nay và tránh hiện tượng tăng lãi suất tiền gửi VND, ảnh hưởng xấu đến khả năng hồi phục của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đồng thời Ngân hàng nhà nước nên có các biện pháp hỗ trợ các ngân hàng TMCP thực hiện tốt phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra việc chấp hành tỷ giá tại các ngân hàng thương mại

Hoàn thiện môi trường pháp lý và bạn hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài trợ thương mại. Hiện nay, trong nghiệp vụ tài trợ thương mại đang vận dụng rất nhiều tập quan quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như bảo hiểm, vận tải, ... Các ngân hàng TMCP tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chưa có luật riêng điều chình về tài trợ thương mại, các quy định này chưa thống nhất, chặt chẽ nên gây nhiều lỗ hổng trong giao dịch. Khi có xảy ra các chanh chấp giữa các bên thì các ngân hàng Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm căn cứ để xử lý, vì vậy nhiều trường hợp ngân hàng của Việt Nam đã phải chịu thiệt hại cả về uy tín và vật chất, làm

giảm chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại. Ngân hàng nhà nước với vai trò đầu mối, trên cơ sở quy tắc và thông lệ quốc tế cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về nghiệp vụ tài trợ thương mại , trước hết là quy định pháp lý về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện các điều khoản trong các quy tắc, tập quan, thông lệ quốc tế. Ngân hàng nhà nước trực tiếp quản lý hoạt động của các ngân hàng TMCP nên khi có luật mới ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nỏi riêng thì cần có văn bản hướng dẫn nhanh chóng kịp thời, trách tình trạng gây hoang mang cho các ngân hàng không biết thực hiện như thế nào. Các văn bản hướng dẫn phải đảm bảo rõ ràng, nội dung sát với thực tế và quan trọng là không mâu thuẫn với các văn bản liên quan đã ban hành trước đó để tạo điều kiện cho ngân hàng áp dụng. Các quy định trong văn bản hướng dẫn sẽ là căn cứ để các ngân hàng ban hành các cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ tài trợ thương mại cho nhân viên, để nhân viên tài trợ thương mại biết cách xử lý khi có sự cố phát sinh

Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng.

Thực hiện quy hoạch và phân bố hợp lý các cơ sở tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và vùng lãnh thổ. Mở rộng quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính nước ngoài, đẫy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực.

Một phần của tài liệu 1254 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương VN chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w