triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì
Từ những kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Gia Lâm và ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì, rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Thanh Trì là:
Một là, tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, để bảo đảm mở rộng tín dụng đồng thời tăng thu nhập cho ngân hàng.
Hai là, khi cho vay các doanh nghiệp nên yêu cầu khách hàng cam kết dùng các dịch vụ ngân hàng, để tăng phí dịch vụ và đồng thời làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
25
Ba là, tập trung phát triển khách hàng, cho vay các món vay có đủ tài sản bảo đảm, phân tán rủi ro, để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Bốn là, xây dựng phần mềm quản lý cán bộ tín dụng để theo dõi việc hoàn thành các chỉ tiêu của cán bộ tín dụng.
Năm là, có phần mềm tính toán việc đóng góp lợi nhuận của 1 khách hàng đối với ngân hàng từ đó sẽ có chính sách khách hàng phù hợp.
Sáu là, lãnh đạo nên thường xuyên giám sát công việc của cán bộ tín dụng để vừa hỗ trợ kịp thời, vừa kiểm tra công việc của nhân viên.
26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nói đến cơ sở lý luận chung về mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng. Đặc biệt qua tìm hiểu về kinh nghiệm mở rộng tín dụng của Agribank chi nhánh Gia Lâm, ACB-CN Hà Nội - PGD Thanh Trì, luận văn đã đưa ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Thanh Trì. Nắm vững lý luận về mở rộng tín dụng, và từ những bài học kinh nghiệm, căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, các ngân hàng có thể xác định được mục tiêu, phương hướng cụ thể để có những giải pháp phù hợp nhằm mở rộng tín dụng tại ngân hàng mình.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì
- Theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Agribank chi nhánh Thanh Trì trở thành
đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Agribank sau một thời gian dài là chi
nhánh cấp 2 trực thuộc Agribank chi nhánh Hà Nội.
- Ngày 1/5/2004, Agribank chi nhánh Thanh Trì được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công nhận xếp hạng Doanh nghiệp hạng II theo Quyết
định số
596/QĐ-NHNN ngày 19/05/2004.
- Năm 2008, mô hình tổ chức chi nhánh thực hiện theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐTV-TCCB ngày 24/12/2007 của Tổng giám đốc Agribank, Agribank chi nhánh Thanh Trì là chi nhánh cấp 1, loại 2.
- Tháng 6/2012 thực hiện Quyết định số 1087/QĐ-HĐTV-TCCB ngày 29/06/2012 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank về việc chuyển
28
Agribank chi nhánh Hùng Vương là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank. - Tháng 8/2016, Thực hiện Quyết định số 446, 447, 448/QĐ-HĐTV-
TCTL ngày 10/08/2016 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank về việc:
Thay đổi Chi nhánh quản lý Phòng giao dịch. 03 Phòng giao dịch Nam Linh
Đàm, Xa La, Pháp Vân của Agribank chi nhánh Thanh Trì về phụ thuộc Agribank chi nhánh Hùng Vương.
- Theo văn bản số 3268/NHNo-TCTL ngày 28/04/2017 của Tổng giám đốc Agribank Về thông báo xếp hạng chi nhánh, Agribank chi nhánh Thanh
Trì là chi nhánh loại 1, tạm xếp hạng 1.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Agribank chi nhánh Thanh Trì được thực hiện theo Văn bản hợp nhất số 2058/VBNH-HĐTV-TCTL của Hội đồng thành viên Agribank về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Phòng giao dịch trong hệ thống Agribank. Hiện tại, Agribank chi nhánh Thanh Trì có tổng số 99 lao động định biên, với mô hình tổ chức bao gồm Ban giám đốc gồm 4 đồng chí, 7 Phòng nghiệp vụ, 6 Phòng giao dịch trực thuộc. Cán bộ
29
Ban giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc điều hành các hoạt động kinh doanh của cơ quan. Giám đốc điều hành toàn bộ các hoạt động cơ quan, các phó giám đốc được giám đốc ủy quyền thực hiện từng mảng nghiệp vụ. Về mảng tín dụng, theo quy định của Agribank, Giám đốc chi nhánh được ủy quyền cho Phó giám đốc tối đa 70% quyền phán quyết của mình. Hiện, Giám đốc chi nhánh Thanh Trì ủy quyền cho Phó giám đốc phụ trách tín dụng được ký tối đa 50% quyền phán quyết của Giám đốc.
Phòng khách hàng doanh nghiệp có 3 mảng công việc chính: cho vay các khách hàng pháp nhân ở trung tâm, quản lý mảng kế hoạch của toàn chi nhánh, quản lý công tác cho vay pháp nhân và thẩm định trực tiếp các món vay pháp nhân trên 2 tỷ của các Phòng giao dịch. Về mảng kế hoạch, phòng khách hàng doanh nghiệp phải đề ra kế hoạch của chi nhánh để trình trụ sở chính. Sau khi nhận được kế hoạch mà trụ sở chính giao (sau khi xem xét kế hoạch mà chi nhánh tự đề ra), bộ phận kế hoạch sẽ giao kế hoạch cho từng phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch đó.
Phòng khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân có 2 mảng công việc chính: cho vay các khách hàng cá nhân ở trung tâm, quản lý công tác cho vay cá nhân, thẩm định trực tiếp các món vay cá nhân trên 2 tỷ của phòng giao dịch. Việc cho vay cá nhân bao gồm cho vay cá nhân tiêu dùng, cá nhân kinh doanh. Theo quy định của Luật dân sự 2015, chủ thể tham các giao dịch dân sự phải là cá nhân hoặc pháp nhân. Đặc thù của Agribank là cho vay hộ nông dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh nhưng việc cho vay hiện nay của Agribank vẫn tuân thủ pháp luật khi đối tượng cho vay của Agribank là cá nhân dùng cho mục đích chung của hộ gia đình, hộ kinh doanh, hộ nông dân. Theo quy định Agribank cho vay cả cá nhân phục vụ cho nhu cầu vốn của Doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã,...
30
Phòng kế toán và ngân quỹ có 2 mảng công việc chính: huy động vốn, chuyển tiền trong nước, quản lý kho quỹ và quản lý nghiệp vụ kế toán ngân quỹ của toàn chính nhánh. Phòng kế toán được chia nhỏ thành các mảng như: giao dịch viên huy động vốn, giao dịch viên thu nợ và quản lý hồ sơ vay vốn, cán bộ hậu kiểm để kiểm soát việc hạch toán, bộ phận kho quỹ quản lý tiền, thẻ trắng, sec trắng, ấn chỉ bảo hiểm trắng, Giấy tờ về tài sản bảo đảm,...
Phòng dịch vụ và marketing có 3 mảng công việc chính: thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như phát hành L/C, chuyển tiền quốc tế, mua bán ngoại tệ, ....thực hiện các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thẻ và quản lý ATM; quản lý dịch vụ và marketing của toàn chi nhánh.
Phòng điện toán: quản lý toàn bộ hoạt động công nghệ thông tin, máy tín, tin học... của toàn chi nhánh. Phòng điện toán chịu trách nhiệm bảo đảm các máy tính hoạt động tốt, thực hiện giao dịch ổn định. Hiện Agribank dùng phần mềm IPCAS là phần mềm hạch toán trên toàn hệ thống.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: phụ trách kiểm soát tất cả các hoạt động của chi nhánh: tín dụng, huy động vốn, ngân quỹ, ATM, ... Theo quy định của Agribank thì cán bộ pháp chế thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hàng năm, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có các đợt kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suất để bảo đảm các hoạt động kinh doanh được diễn ra đúng quy trình, xem xét xem các hoạt động kinh doanh có gì sai sót hay gian lận hay không. Đặc biệt hoạt động tín dụng, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ còn thực hiện đối chiếu dư nợ trực tiếp để kiểm tra lại việc cấp tín dụng. Từ công tác kiểm tra, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ tư vấn cho các bộ phận để các hoạt động kinh doanh được đúng quy trình.
Phòng tổng hợp: phụ trách công tác nhân sự, văn phòng phẩm, văn thư, quản lý điều hành xe, công tác bảo vệ, quản lý tài sản, ... để các hoạt động
Chỉ tiêu________________ Năm
2016 Năm2017 Tăngtrưởng (%) Năm 2018 Tăng trưởng (%) 31
kinh doanh được diễn ra an toàn, đảm bảo cơ sở vật chất tốt phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.
Các phòng giao dịch thực hiện tất cả các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay cá nhân, pháp nhân trong quyền phán quyết tối đa 2 tỷ, phát hành thẻ, ... chỉ có nghiệp vụ thanh toán quốc tế không trực tiếp làm nhưng có thể là đầu mối để nhận hồ sơ gửi hồ sơ cho phòng dịch vụ và marketing. Tại các phòng giao dịch có Giám đốc, Phó giám đốc phòng giao dịch quản lý các hoạt động kinh doanh hằng ngày. Trong trường hợp phòng giao dịch chưa có phó giám đốc, thì các cán bộ tín dụng phải kiểm soát lẫn nhau để bảo đảm tính khách quan, đủ 3 khâu duyệt tín dụng.
Cơ sở vật chất: Agribank chi nhánh Thanh Trì có trụ sở 5 tầng, 01 tầng hầm trên diện tích 2.062 m2. Ngoài ra chi nhánh xây dựng được 3 Phòng giao dịch Lĩnh Nam, Đông Mỹ, Cầu Bươu và thuê 3 địa điểm đối với 3 Phòng giao dịch Linh Đàm, Ngũ Hiệp, Tân Triều. Địa điểm của trụ sở và 6 Phòng giao dịch rất thuận tiện để giao dịch, kinh doanh, nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương nên việc kinh doanh ngày càng phát triển và ổn định.
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì
Ngân hàng, ngay từ khi sơ khai hình thành ngân hàng thì hoạt động đầu tiên của ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Nếu không có huy động vốn, thì cũng khổng thể có các hoạt động khác diễn ra như: cho vay, thanh toán,... Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề để hoạt động tín dụng diễn ra.
32
động mở rộng tín dụng. Hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Thanh Trì có thể tóm tắt bằng bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018
Tổng nguồn vốn_________ 1 3,844. 7 4,451. 15.8% 5,223.8 17.3 % Nguồn vốn nội tệ_________ 3,782. 9 4,399. 6 16.3% 5,195.0 18.1 % Nguồn vốn ngoại tệ_______ 2 61. 1 52. -14.9% 28.8 -44.7%
Tiền gửi dân cư__________
3,686. 3
4,277.
2 16.0% 4,554.8 6.5 %
Tiền gửi Tổ chức kinh tế 8 157. 5 174. 10.6% 669.0 283.4%
Tiền gửi không kỳ hạn 1 312. 2 372. 19.3% 462.0 24.1 %
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng_______________ 2,090. 7 2,200. 2 5.2% 2,416.0 9.8 %
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng__________________ 3 1,441. 3 1,879. 30.4% 2,345.8 24.8 %
(Nguồn: BCTC Agribank chi nhánh Thanh trì giai đoạn 2016-2018)
Hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Thanh Trì rất tốt. Qua các năm, tổng nguồn vốn tăng trưởng tốt và đều vượt kế hoạch đề ra, năm 2017 vượt 1.6%, năm 2018 vượt 32.3%.
Vốn nội tệ huy động tốt, nhưng vốn ngoại tệ lại giảm qua các năm. Mặc dù mặt bằng lãi suất các ngân hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì đều cao hơn của Agribank chi nhánh Thanh Trì, như NHTMCP Tiên Phong lãi suất đều cao hơn 1% và thời gian giao dịch nhanh chóng hơn rất nhiều do lượng khách
33
hàng ít hơn. Agribank - chi nhánh Thanh Trì đã bám sát sự chỉ đạo của Agribank, chi nhánh chủ động triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp huy động, tổ chức tốt các đợt huy động vốn từ nguồn chi trả đền bù trên địa bàn. Chi nhánh cũng đã thực hiện phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích động viên các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động ngoại tệ (chi nhánh huy động USD và EURO) là do Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất huy động ngoại tệ về 0% nên dân cư chuyển kênh đầu tư sang kênh khác.
Trong cơ cấu tiền gửi, tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất, tiền gửi các Tổ chức kinh tế không đáng kể. Nguồn vốn huy động dân cư ổn định hơn nhưng chi phí huy động cao hơn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nội tệ và là tiền gửi dân cư có tính ổn định cao sẽ là tiền đề để chi nhánh có thể tập trung cho vay nội tệ. Nguồn vốn tăng trưởng đều rất tốt qua các năm tạo cơ hội cho chi nhánh có thể mở rộng tín dụng. So với Agribank chi nhánh Gia Lâm, chi nhánh thiếu nguồn, để cho vay sẽ phải đi vay nguồn từ trụ sở chính với phí cao hơn hẳn so với huy động vốn từ dân cư và các tổ chức. Nhưng chi nhánh lại chưa tận dụng được ưu thế của mình, khi mà dư nợ của chi nhánh rất thấp so với nguồn vốn huy động được. Việc mở rộng tín dụng luôn mang lại lợi nhuận cao nhất trong hoạt động ngân hàng.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại tiền gửi theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu_______ Năm2016 Tỷtrọng Năm2017 Tỷtrọng Năm 2018 Tỷtrọng Tổng thu nhập 297. 2 100.0 % 319. 3 100.0% 388. 5 100.0% 34
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đến 10%, chiếm tới tầm 50% là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiếp đến là kỳ hạn trên 12 tháng. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi có chi phí huy động rẻ nhất, nên nếu tăng huy động loại tiền này thì chi phí đầu vào sẽ thấp, ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay để mở rộng tín dụng. Hiện chi nhánh huy động được tới 45% là tiền gửi trên 12 tháng là nguồn tiền gửi rất ổn định nhưng chi phí huy động cao, nên chi nhánh có thể tăng dư nợ trung dài hạn để tăng lợi nhuận. Nhìn chung, cơ cấu các loại tiền gửi qua các năm vẫn không có thay đổi gì nhiều, ổn định, đó là tiền đề tốt để chi nhánh có thể nghiên cứu về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn một cách hợp lý mà vẫn bảo đảm thanh khoản, cân đối tài sản nợ và tài sản có. Chi nhánh tập trung cho vay các món vay tiêu dùng trung dài hạn, cho vay các dự án đầu tư dài hạn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Nếu kinh nghiệm cho vay dự án đầu tư của chi nhánh chưa tốt, có thể tập trung cho vay các dự án đầu tư nhỏ như: máy móc thiết bị, mua ô tô, xây nhà xưởng với quy mô nhỏ,... vẫn bảo đảm an toàn tín dụng. Xét về dài hạn, chi nhánh cần tổ chức đào tạo, hoặc tạo điều kiện hơn nữ cho cán bộ viên chức học tập nâng cao về thẩm định dự án đầu tư.
Có thể nói, việc huy động nguồn của chi nhánh đạt hiệu quả rất tốt, chi nhánh huy động nguồn lớn với chi phí thấp hơn. Lãi suất huy động của Agribank chi nhánh Thanh Trì thấp hơn các ngân hàng khác trong địa bàn từ 0.5% đến 1% tại tất cả các kỳ hạn. Đó là cơ hội rất lớn để chi nhánh có thể mở rộng tín dụng. Hơn thế nữa, nguồn vốn của chi nhánh là nguồn vốn ổn định, cơ cấu chủ yếu là tiền gửi dân cư, và hiện chiếm tới 45% là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Đây là cơ hội tốt để chi nhánh có thể mở rộng tín dụng