Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 97 - 105)

Nam

Agribank cần nâng cấp công nghệ thông tin để việc mở rộng tín dụng dễ dàng và hiệu quả. Dịch vụ nhắc nợ vay hiện nay chỉ nhắc nợ được các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, nhưng do có nhiều khách hàng là hộ nông dân, không cần mở tài khoản nên phần mềm ngân hàng cần cải tiến để có thể nhắc nợ dành cho cả khách hàng có hoặc không có tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh. Mặt khác, đối với việc phát hành bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh muốn xác thực bảo lãnh thì cần gửi văn bản đến Agribank nhưng nếu phần mềm ngân hàng cải tiến để các bên liên quan có thể tra cứu thư bảo lãnh trực tiếp trên website ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều cho cả bên tra cứu thông tin và cả Agribank. NHNN vẫn quy định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với 1 khách hàng và 1 nhóm khách hàng liên quan nhưng hệ thống IPCAS vẫn chưa nhận diện được khách hàng có liên quan. Ví dụ, từ số chứng minh nhân dân của giám đốc, các cổ đông có thể liên kết với cá nhân có cùng số chứng minh nhân dân trên hệ thống IPCAS, từ đó việc quản lý tín dụng sẽ chặt chẽ hơn. Để có thể mở rộng tín dụng, cần có chính sách khách hàng phù hợp, để phân loại khách hàng tốt nhất phải dựa vào lợi nhuận mà 1 khách hàng đóng góp cho ngân hàng, từ đó mới có thể có chính sách phí, lãi suất hợp lý. Hiện phần mềm IPCAS vẫn chưa hoàn thiện, nên

80

việc nâng cấp phần mềm IPCAS là điều rất cấp thiết để có các chính sách khách hàng phù hợp. Từ đó, Agribank có thể có khung chính sách khách hàng và để giám đốc các chi nhánh tự quyết định phù hợp với tình hình tài chính của chi nhánh mình. Hay các NHTM cổ phần giải ngân tập trung, các hồ sơ chỉ cần scan lên hệ thống, và việc trình hồ sơ cũng trực tuyến, rất tiết kiệm thời gian cho cán bộ tín dụng. Từ đó việc mở rộng tín dụng sẽ nhanh hơn. Để làm được điều này cần nâng cấp công nghệ thông tin ngân hàng.

Agribank cần có chính sách lãi suất ưu đãi đối với các món vay có tài sản bảo đảm đầy đủ, các món vay có tài sản bảo đảm là tài sản chính chủ của khách hàng vay (đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tư nhân), hay tài sản của chủ tịch hội đồng thành viên, cổ đông của công ty,...Đối với các doanh nghiệp cho vay không có tài sản bảo đảm hay tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ... (các tài sản rủi ro cao) thì lãi suất cho vay cao hơn. Các chính sách khách hàng phải được quy định 1 cách rõ ràng, từ đó các chi nhánh mới dễ dàng thực hiện.

Agribank cần phát hành Sổ tay tín dụng chi tiết, là cẩm nang dành cho các cán bộ tín dụng. Nhìn chung các quy định cho vay của Agribank vẫn rất chung chung và chưa cụ thể, quy trình cần chi tiết, để có thể "cầm tay chỉ việc", cán bộ tín dụng sẽ rất dễ làm việc. Trong sổ tay tín dụng sẽ có định mức kỹ thuật riêng cho từng ngành nghề, và có các bảng chỉ số tài chính từng ngành để khi phân tích báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng dễ dàng so sánh. Quy trình tín dụng cần chi tiết hơn, cụ thể hơn, cụ thể hóa các giấy tờ, từng bước của quy trình gồm các hồ sơ nào, nội dung ra sao. Ví dụ, trong thế chấp lô hàng, Agribank cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp cho thuê kho bãi và có thể có danh sách các đơn vị cho thuê kho bãi để cho các chi nhánh dễ dàng trong việc nhận thế chấp lô hàng.

81

Đẩy mạnh đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, tổ chức thi nghiệp vụ thường xuyên để tạo áp lực cho các nhân viên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Agribank tổ chức nhiều hơn nữa các đợt tập huấn nghiệp vụ tín dụng nâng cao, kỹ năng thẩm định, thẩm định dự án đầu tư, quản lý dòng tiền khách hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm kết hợp với thi nghiệp vụ để đánh giá trình độ nhân viên. Công tác đào tạo cần dành cho tất cả các cán bộ liên quan đến từng khâu trong cấp tín dung như: kiểm tra kiểm soát nội bộ, kế toán. Để tiết kiệm chi phí, Agribank xây dựng bộ phần mềm bao gồm câu hỏi về tín dụng để các chi nhánh có thể tự đào tạo và tổ chức thi nghiệp vụ, từ đó trình độ cán bộ tín dụng sẽ ngày càng được nâng cao.

82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ định hướng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì, chương 3 luận văn đã đưa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng của chi nhánh. Đồng thời, chương 3 cũng có một số kiến nghị đối với nhà nước, ngân hàng nhà nước, và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với mong muốn các cơ quan có những biện pháp để thúc đẩy việc mở rộng tín dụng một cách bền vững.

83

KẾT LUẬN

Việc mở rộng tín dụng có ý nghĩa rất thiết thực không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn là yếu tố rất quan trọng để Agribank chi nhánh Thanh Trì phát triển, nâng cao uy tín và vị thế của chi nhánh. Trong 3 năm trở lại đây, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã tăng trưởng dư nợ và đạt được nhiều thành tích nổi bật, hoàn thành rất tốt các chỉ tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, trong công tác mở rộng tín dụng chi nhánh vẫn còn một số hạn chế như giảm tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn, giảm số lượng khách hàng, và dư nợ của chi nhánh chưa thực sự tương xứng với tiềm năng địa bàn huyện Thanh Trì.

Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng mở rộng tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018, từ đó tìm ra hạn chế và đưa ra giải pháp, kiến nghị để việc mở rộng tín dụng của chi nhánh được hiệu quả, và vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn khoa học là TS Bùi Tín Nghị và các thầy cô của Học viện ngân hàng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn thư viện học viện ngân hàng đã cũng cấp tài liệu, Khoa sau đại học Học viện ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và Agribank chi nhánh Thanh Trì đã cung cấp tài liệu để tác giả có thể hoàn thiện luận văn này. Vì thời gian và khả năng có hạn, bản luận văn sẽ có những hạn chế, thiếu sót, tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng luận văn để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.

84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2017), Công văn số 266/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 22/03/2017 Quy

định về tiêu chí xếp hạng chi nhánh trong hệ thống Agribank, Hà Nội. 2. Agribank (2017), Công văn số 3268/NHNo-TCTL ngày 28/04/2017 về

thông báo xếp hạng chi nhánh, Hà Nội.

3. Agribank (2019), Công văn số 1298/NHNo-TD ngày 22/2/2019 Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng năm 2018, mục tiêu năm 2019, Hà Nội.

4. Agribank chi nhánh Thanh Trì (2018), Báo cáo quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội.

5. Agribank chi nhánh Thanh Trì (2016, 2017, 2018), Báo cáo tài chính của

chi nhánh, Hà Nội.

6. Agribank chi nhánh Thanh Trì (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết năm

của chi nhánh, Hà Nội.

7. Agribank chi nhánh Thanh Trì (2016, 2017, 2018), Sao kê dư nợ, Hà Nội.

8. Agribank chi nhánh Thanh Trì (2016, 2017, 2018), Sao kê khách hàng của

chi nhánh, Hà Nội.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

10.Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (2018), Báo cáo tình

Ch

ỉ tiêu___________________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ cho vay______________ 867.7 1027.1 1409.1 Dư nợ nông nghiệp, nông thôn 540.6 659.4 872.4 Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp, nông

thôn______________________ 62.3% 64.2% 61.9%

Doanh số cho vay____________ 1428.2 1561.9 2164.6 Số lượng khách hàng_________ 2,106 2,022 1,992 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn_____________ 603 739.6 1068

Dư nợ trung hạn_____________ 193.9 214.3 253.8

Dư nợ dài hạn_______________ 70.8 73.2 87.3

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng_________________

Dư nợ khách hàng cá nhân 502.9 599.9 748.1

Dư nợ khách hàng pháp nhân 364.8 427.2 661

Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ______

Dư nợ VND________________ 866.5 1027.1 1409.1 Dư nợ USD________________ 1.2 0 0 Chất lượng tín dụng__________ Nợ xấu____________________ 13.0 25.7 15.5 Tỷ lệ nợ xấu________________ 1.5% 2.5% 1.1% Nợ quá hạn_________________ 7.8 1.3 1.40 Tỷ lệ nợ quá hạn____________ 0.9% 0.00 0.00 Thu hồi nợ đã XLRR_________ 3.3 3.4 3.2

Thu hồi nợ đã bán VAMC 2.8 4.5 5.6

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế____________________

85

- Chi nhánh Long Biên ”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

13.Nguyễn Minh Tứ (2015), Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

14.Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan (2014), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

15.Website: http://www.agribank.com.vn 16.Website: https://vietnambiz.vn

Phụ lục 01 Hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy

sản_______________________ 49.6 44.0 36.4

Xây dựng__________________ 32.8 52.3 88.2 Bán buôn và bán lẻ___________ 313.4 397.3 583.3 Vận tải kho bãi______________ 33.2 34.5 59.8 Ngành khác________________ 39.6 -988.5 -1295.4 Tiêu dùng__________________ 166.4 205.7 294.4

(Nguồn BCTC, Báo cáo tổng kết năm Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018)

Một phần của tài liệu (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w