Nhóm giải pháp về quy định, quy trình và mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 80)

3.2.1.1. Định hướng chiến lược rủi ro

Một chiến lược, chính sách tín dụng phù hợp với thực tế thì mới giúp các quyết định, hành động của ngân hàng là hợp lý và hiệu quả. Khi chính sách tín dụng chưa hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng, ngân

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro tuy nhiên, nếu rủi ro cao, ngân hàng càng khó kiểm soát, rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp - khó có thể hoàn thành theo kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam giao. Vì vậy, chi nhánh phải lựa chọn chiến lược kiểm soát rủi ro để đảm bảo lợi nhuận theo kỳ vọng tuy nhiên rủi ro trong tầm kiểm soát.

Trong bối cảnh kinh tế còn tiếp tục khó khăn như hiện nay, với chiến lược kiểm soát rủi ro chi nhánh nên tiếp tục thực hiện mục tiêu ưu tiên việc nâng cao chất lượng tín dụng. Năm 2010, kinh tế bắt đầu khó khăn chi nhánh tăng trưởng tín dụng nhanh là nguyên nhân chính làm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh tăng cao trong các năm sau.

Để phát huy hiệu quả của chiến lược kiểm soát rủi ro, chi nhánh cần tăng cường kiểm soát rủi ro tại tất cả các bước trong quy trình cấp tín dụng, phân tách chức năng nhiệm vụ các phòng ban rõ ràng. Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn, và thu hồi nợ có vấn đề theo từng phòng ban, cán bộ. Có kỷ luật đối với các phòng ban, bộ phận thực hiện sai quy định, quy trình về cấp tín dụng đặc biệt là đối với cho vay làng nghề.

3.2.1.2. Hoàn thiện hướng dẫn quy định, quy trình

Quy định, quy trình là kim chỉ nam cho cán bộ khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, khi quy định phù hợp với thực tế thì mới giúp các quyết định, hành động của ngân hàng là hợp lý và hiệu quả; quy định chưa hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng, ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro hơn. Thông thường quy định, quy trình của ngân hàng đạt chuẩn nhưng để thực hiện trong thực tế thì có nhiều vướng mắc. Do đó, chi nhánh cần ban hành hướng dẫn thực hiện quy định, quy trình này. Hướng

dẫn càng ngắn gọn đơn giản mà vẫn đáp ứng được yêu cầu giảm thiểu rủi ro sẽ giúp chi nhánh nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như khách hàng hài lòng hơn về dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hướng dẫn thực hiện quy định, quy trình là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Do đặc điểm cho vay làng nghề là khách hàng theo dõi sổ sách không bài bản vì vậy, chi nhánh cần có hướng dẫn cụ thể trong việc thẩm định cho vay khách hàng làng nghề, để CBTD mới có thể đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Ngoài ra, việc phát mại TSBĐ là bất động sản tại làng nghề tương đối khó khăn do đó chi nhánh cần có hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý TSBĐ này. Đồng thời, chi nhánh nên có chủ trương đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm, có chính sách hạn chế đối với các TSBĐ mà ngân hàng khó phát mại. Ví dụ, ưu tiên nhận phương tiện giao thông vận tải, đối với BĐS ưu tiên nhận các BĐS ở vị trí đẹp, gần đường quốc lộ, hạn chế nhận BĐS nằm sâu trong ngõ. Chi nhánh đưa ra tỷ lệ định giá TSBĐ hoặc tỷ lệ cấp tín dụng theo vị trí của từng bất động sản theo nguyên tắc với BĐS dễ chuyển nhượng số tiền cho vay lớn hơn. Ví dụ, với BĐS ở vị trí đẹp, khả năng chuyển nhượng cao định giá bằng 80% giá trị thị trường cao hơn so với BĐS ở vị trí khác.

3.2.1.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức

Chỉ khi mô hình tổ chức phù hợp thì công việc được xử lý hiệu quả và không bị chồng chéo, thời gian xử lý công việc nhanh, quá trình gọn nhẹ. Khi mô hình tổ chức chưa phù hợp thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp đồng thời đưa ngân hàng chịu nhiều rủi ro.

Để đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như giảm thiểu công việc với cán bộ tín dụng, chi nhánh nên tự xây dựng các tổ thẩm định/phân tách cán

bộ chuyên trách thẩm định đảm bảo chất lượng tín dụng được hai nhân viên đánh giá, độ chính xác cao hơn, rủi ro do vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ được giảm thấp. Đồng thời giảm thiểu thời gian tr ình hồ sơ lên hội sở và có thể nhanh chóng có câu trả lời cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với cán bộ có khả năng tiếp thị khách hàng, chi nhánh nên phân công làm nhiệm vụ tìm kiếm, phân tích sơ bộ về khách hàng. Với cán bộ có kinh nghiệm và nhạy bén trong tín dụng, chi nhánh nên phân công làm công tác thẩm định tín dụng trước khi trình ban lãnh đạo chi nhánh xem xét. Với một hồ sơ, có hai bộ phận tham gia chất lượng hồ sơ sẽ được đảm bảo hơn so với hiện tại, một cán bộ thực hiện toàn bộ quy trình cho vay khách hàng.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng thẩm định cũng như phê duyệt khoản vay, trong mức ủy quyền của chi nhánh, chi nhánh nên quy định phê duyệt chéo tức người thẩm định không đồng thời là người phê duyệt. Theo đó, với khoản phê duyệt thuộc cấp lãnh đạo phòng sẽ cần ký chéo tay giữa lãnh đạo phòng, với mức phê duyệt thuộc ban lãnh đạo chi nhánh thì ban lãnh đạo chi nhánh phụ trách phòng nào sẽ không ký trực tiếp hồ sơ phê duyệt của phòng đó.

Chức năng thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo nên tập trung tại phòng Marketing để tập trung nguồn lực quảng cáo, các bộ phận khi tham gia với tinh thần hỗ trợ. Phòng Marketing hàng năm phải lên kế hoạch các chương trình cần thực hiện theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và các chương trình của chi nhánh để sắp xếp thời gian cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w