Khái niệm và các phương thức chovay của ngân hàng thương mại đố

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)

1.3.1. Khái niệm và các phương thức cho vay của ngân hàng thương mạiđối với khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng doanh nghiệp

Dựa trên khái niệm về hoạt động cho vay, cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp được hiểu như sau:

Cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTM là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao cho doanh nghiệp một khoản tiền đế sử dụng vào một mục đích nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Dựa trên khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp, có thể phân loại các hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp theo các hình thức phổ biến hiện nay như sau:

Cho vay thấu chi là nghiệp vụ ngân hàng cho DN vay qua đó ngân hàng cho phép DN được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định. Hình thức vay trên đang dần được sử dụng phổ biến hơn với các DN có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phổ biến nhất đối với các DN. Nguồn tín dụng ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn và doanh nghiệp có thể kiểm soát từng lần vay.

Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ mà theo đó ngân hàng thỏa thuận cung cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Đây cũng là phương thức cho vay mà

ngân hàng thường chỉ áp dụng với các khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển, là nghiệp vụ cho vay mà theo đó ngân hàng cho vay dựa trên luân chuyên của hàng hóa của doanh nghiệp. Hình thức cho vay như trên rất ít được sử dụng với các DN.

Cho vay trả góp: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn vay đã thỏa thuận. Hình thức cho vay này khá hợp lý đối với các DN và thường được áp dụng kết hợp với các hình thức cho vay khác.

Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian, thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Hình thức vay này ít được các ngân hàng áp dụng với các DN.

1.3.2. Rủi ro và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w