nội bộ
ngân hàng là công tác cần thiết và quan trọng. Việc kiểm soát và quản trị rủi ro tốt giúp ngân hàng giảm thiểu đuợc những rủi ro khách quan lẫn chủ quan.
Vì vậy, để tăng cuờng công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ trong cho vay doanh nghi ệp chi nhánh có thể xây dựng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Thuờng xuyên phổ biến, cập nhật kịp thời các chủ truơng, chính sách, văn bản có liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp đến cán bộ.
Thứ hai, Trong công tác thẩm định cần luu ý một số nội dung nhu:
Thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả, kết hợp với việc đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp để có thể ra quyết định cho vay đúng đắn. Đồng thời phối hợp với trung tâm thông tin cho vay của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, Chi cục Thuế, các cơ quan ban ngành...để có thể nắm rõ các thông tin về hoạt động của các Doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa là đa phần doanh nghiệp đều có 03 bộ báo cáo tài chính khác nhau; 01 báo cáo tài chính thua lỗ, hoặc rất thấp để né tránh thuế; 01 báo cáo tài chính với tình hình rất khả quan, hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao dùng để cung cấp cho ngân hàng; và 01 báo cáo tài chính thật sự dành riêng cho chủ doanh nghiệp. Do đó cần phải kiểm tra các khoản mục lớn trong báo cáo tài chính: Tổng tài sản, Tổng nguồn vốn, Tài sản cố định, Nguồn vốn chủ sở hữu, Công nợ phải trả, Hàng tồn kho, Công nợ phải thu, Lãi lỗ nhu thế nào, tất cả đối chiếu với hồ sơ, sổ sách, đối chiếu với các phòng, tổ khác của doanh nghiệp hoặc uớc luợng giá trị của các khoản mục để đánh giá tính hợp lý với tình hình của doanh nghiệp, của ngành nghề v.v... Tiếp cận nguời lao động để tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp, luơng thuởng, phong cách và thái độ của nguời lao động, Chi nhánh phải đảm bảo
nguyên tắc là kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán. Các biện pháp kiểm tra sử dụng vốn theo hình thức thường xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp, vật tư đảm bảo nợ vay cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, nếu tài sản thế chấp có sự sụt giảm về giá trị, không đủ điều kiện đảm bảo nợ vay thì phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu khách hàng giảm dư nợ tương ứng với giá trị tài sản bị sụt giảm giá trị.
3.2.5. Xử lý kịp thời nợ quá hạn
Nợ quá hạn là biểu hiện ban đầu của rủi ro đối với các khoản vay. Tuy nhiên đây lại là chỉ tiêu không thể tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng. Xử lý nợ quá hạn một cách nhanh chóng để không gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Chi nhánh là việc rất cần thiết. Để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư cho xã hội và bảo toàn vốn, LienVietPostBank Hà Nội cần phải đẩy mạnh công tác thu nợ và xử lý đối với các khoản nợ qua một số biện pháp sau
Thứ nhất, Định kỳ hàng ngày kiểm tra các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn để kịp thời xử lý. Tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.
Thứ nhất, mặc dù Ngân hàng đã có Ban xử lý nợ chuyên trách tuy nhiên các khoản nợ quá hạn được xử lý tại Ban là các khoản nợ quá hạn có quy mô lớn. Đối với các khoản nợ xấu có quy mô nhỏ hơn được cán bộ tín dụng trực tiếp xử lý. Quá trình xử lý nợ quá hạn vì vậy chưa đạt được hiệu quả cao do cán bộ tín dụng cùng lúc vừa đảm nhiệm công tác phát triển khách hàng, vừa phải xử lý nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn tại Chi nhánh, Chi
nhánh cần thành lập Tổ xử lý nợ bao gồm đầu mối tại các phòng ban và các cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay. Bộ phận này cần từ bốn đến tám người tuỳ theo mức độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng quá hạn. Các nhân viên trong bộ phận này không nên kiêm nhiệm các công việc khác (thực trạng hiện nay của Ngân hàng) mà phải giành toàn bộ thời gian cho công việc xử lý và thu hồi.
Thứ hai, tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các khoản nợ quá hạn, gắn trách nhiệm của cán bộ với kết quả hoàn thành kế hoạch thu nợ được giao, cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp phân tích báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của chủ đầu tư.
Thứ ba, khi phát hiện doanh nghiệp gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng thì ngay lập tức cần phối hợp với chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý khó khăn và yêu cầu chủ đầu tư triệt để áp dụng, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến việc tiết giảm chi phí, giảm mức hàng tồn kho, tích cực thu hồi công nợ, thanh lý những tài sản không sử dụng; đề nghị doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ.
Thứ tư, do đặc thù của công việc xử lý và thu hồi nợ không giống như công việc thẩm định thuần tuý nên Ngân hàng cần tổ chức cho các nhân viên trong bộ phận xử lý và thu hồi nợ tham gia các khoá học chuyên môn hoá để nâng cao trình độ và kinh nghiệm. Ngoài yêu cầu nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn về quy chế, quy trình tín dụng, các nhân viên trong bộ phận này còn phải có trình độ chuyên sâu về luật, có khả năng phân tích tâm lý và thuyết phục khách hàng.