Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

33

Thanh Hóa tổ chức và hoạt động theo mô hình của chi nhánh thành viên trực thuộc, hoạt động theo Luật các TCTD chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Chi nhánh NHNN Việt Nam trên địa bàn.

- Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa:

+ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa - Hội sở tỉnh (Chi nhánh loại I, cấp 1) gồm: 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc; 09 phòng nghiệp vụ theo mô hình kéo dài bao gồm:

* Phòng Tổng hợp;

* Phòng Kế hoạch Nguồn Vốn;

* Phòng Khách hàng doanh nghiệp;

* Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân;

* Phòng Kế toán và Ngân quỹ;

* Phòng Điện toán;

* Phòng Kinh doanh ngoại hối;

* Phòng Dịch vụ và Marketing;

* Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

+ Tại các đơn vị trực thuộc (chi nhánh loại II, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại I) gồm: Ban giám đốc; Phòng (tổ) Kế hoạch - kinh doanh (tín dụng); Phòng (tổ) Kế toán và Ngân quỹ.

- Mạng lưới hoạt động bao gồm:

+ Hội sở chính: Vừa là cơ quan tham mưu, vừa chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh chung của toàn chi nhánh, vừa thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh.

+ Mạng lưới hoạt động của toàn chi nhánh đến 31/12/2019 gồm 29 điểm giao dịch: 01 Hội sở 16 chi nhánh loại II, 12 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II

- Nguồn nhân lực: Tổng số biên chế đến 31/12/2019 gồm 594 lao động. Trong đó Thạc sỹ: 50 người (8,42%); Đại học, cao cấp: 482 người (81,14%); Cao đẳng: 9 người (1,52%); trung cấp, sơ cấp: 33 người (5,55%); cán bộ nghiệp vụ khác 20 người (3.37%).

34

- Bộ máy tổ chức Đảng, Công đoàn và đoàn Thanh niên hoạt động với chức năng và nhiệm vụ khác nhau nằm trong tổng thể toàn chi nhánh.

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa 2015-2019

Nguồn: Báo cáo cơ cấu màng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa 2015-2019

* Giám đốc:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh theo quy định quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ của chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

- Tuyển dụng ký kết Hợp đồng lao động, bố trí sắp xếp đánh giá, quy hoạch, nâng lương, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Chi nhánh theo thẩm quyền.

* Các Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc cụ thể: - Chủ động tổ chức chỉ đạo những nhiệm vụ được giao.

35

hoạch kinh doanh, những vấn đề chung thuộc lĩnh vực phụ trách và lĩnh vực khác. - Đề xuất những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế quản lý, đào tạo nghiệp vụ. Tham gia về việc bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo cán bộ trong Chi nhánh.

- Toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi được ủy quyền và trong kế hoạch đã được duyệt. Có quyền bảo lưu trước Giám đốc Chi nhánh.

* Các phòng nghiệp vụ:

- Là đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng, các văn bản hướng dẫn, pháp chế, thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ thuộc phạm vi của phòng đến các đơn vị trực thuộc.

- Phối hợp với các phòng ban khác theo quy trình nghiệp vụ chịu trách nhiệm về

những ý kiến tham gia theo chức trách của phòng và những vấn đề chung của chi nhánh.

- Lập kế hoạch chương trình biện pháp, tiến độ chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm đầy đủ về nghiệp vụ được giao. Tổ chức lưu trữ, quản lý thông tin theo quy định.

Với mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành như trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa vừa có những lợi thế, vừa có những khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh:

- Lợi thế đầu tiên là có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn. Thứ hai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa có một lực lượng đông đảo nhân viên. Hai lợi thế này tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa có điều kiện cung cấp các sản phẩm đến khách hàng thuận lợi hơn các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Thứ ba, mô hình hoạt động kéo dài vừa tạo tính chủ động, linh hoạt cho cơ sở, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý tập trung tại chi nhánh cấp 1.

- Những khó khăn thách thức lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

36

như: đầu mối quản lý nhiều, địa bàn hoạt động rộng khắp (kể cả những khu vực có môi trường kinh doanh rất khó khăn), lực lượng biên chế đông, trình độ không đồng đều...

- Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Báo cáo cơ cấu màng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng.

STT CHỈ TIÊU NĂM2015 NĂM2016 NĂM2017 NĂM2018 NĂM2019 1 Tổng nguồn vốn 1 8,95 710,36 111,82 3 13,67 015,55

2 Phân theo loại khách hàng 1 8,95 710,36 111,82 3 13,67 015,55

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 5 1,22 3 1,29 5 1,05 1,305 9 1,00 37

- Chi nhánh được thực hiện các hoạt động dưới đây sau khi được sự chấp thuận hoặc được Tổng giám đốc của Agribank giao.

+ Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài

+ Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có gía khác trong nước và quốc tế.

+ Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ trên mức ủy quyền + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng tại Việt Nam

+ Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã trở thành tài sản do của Agribank quản lý để sử dụng khai thác kinh doanh

+ Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh mua cổ phần và các hình thức đầu tư ra ngoài của Agribank.

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w