Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 99)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan - về nguồn nhân lực:

Với một đội ngũ nhân viên đã trẻ hóa được đội ngũ nhân viên số cán bộ trẻ đào tạo cơ bản mới được tuyển dụng thay thế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên chỉ mới chiếm gần 75% tổng số biên chế, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực của các TCTD trên

địa bàn (trình độ đại học của các TCTD khác chiếm 85%, tuổi đời bình quân 32 tuổi). Đặc biệt về định tính đội ngũ cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa hạn chế hơn về tính chuyên nghiệp và khả năng sử dụng thành thạo công nghệ tin học ứng dụng, các

75

chương trình tiện ích trong hoạt động kinh doanh so với các TCTD khác trên địa bàn - Đây là nguyên nhân mang tính quyết định chủ yếu đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa; hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ mới - là trở ngại lớn nhất của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trong việc nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm huy động vốn và đổi mới công nghệ thực hiện lộ trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Do lực lượng nhân viên đông đã hạn chế đáng kể đến công tác đào tạo và đào tạo lại ảnh hưởng đến việc thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhân tố có tính quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Một số bộ phận lãnh đạo của các phòng chuyên đề ở một vài đơn vị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa còn nặng về sự vụ, chưa làm tốt vai trò tham mưu điều hành hoạt động chuyên đề trên các lĩnh vực: Tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chuyên đề, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp của cán bộ nên kết quả thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ đạt thấp, xảy ra nhiều sai sót trong quá trình tác nghiệp.

Dẫn đến năng suất lao động chưa cao: Đây là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp dẫn đến kết quả huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa suy giảm so kết quả huy động vốn của các TCTD khác. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trong lĩnh vực huy động vốn còn nhiều vấn đề cần xem xét.

- về công nghệ thông tin

Tốc độ đổi mới tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng chậm hơn các TCTD khác. Đối với các NHTMCP mới gia nhập thị trường tài chính tín dụng ngay từ khi thành lập đã trang bị nền tảng

76

công nghệ hiện tại, tập trung ngay được vào hoạt động kinh doanh, triển khai các sản phẩm mới với nhiều tiện ích để phục vụ cho khách hàng.

Tuy những năm qua khối lượng thẻ phát hành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhưng hệ thống máy ATM còn quá mỏng, một số ít chi nhánh chưa được trang bị; hệ thống EDC/POS hoạt động chưa có hiệu quả.

Ý thức chấp hành quy định bảo đảm an toàn công nghệ thông tin của các đơn vị và cá nhân cán bộ còn chưa cao, qua các cuộc kiểm tra đột xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa còn khá nhiều trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn công nghệ thông tin còn tiềm ẩn rủi ro, mất an toàn làm rủi ro hoạt động do tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể gia tăng. cụ thể như: chưa tuân thủ quy định về quản lý User, mật khẩu, thiết bị Etoken gây ảnh hưởng đến công việc.

- Mạng lưới truyền thông:

Về bề nổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã thực hiện tương đối tốt công tác tiếp thị và truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ nhân viên. Quan tâm thực hiện việc tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc họp dân,... Sử dụng có hiệu quả các công cụ quảng bá của Trụ sở chính, đồng thời chủ động thiết kế các công cụ quảng bá tại địa phương như: Treo băng rôn, đặt Xstandy, tờ rơi tại quầy, phát TVC trên màn hình; niêm yết tại Bảng thông tin về các sản phẩm dịch vụ chủ yếu, quy trình và hồ sơ thủ tục cho vay tại UBND các xã, phường;...

Công tác truyền thông và quan hệ báo chí được xây dựng bài bản, có kế hoạch, có định hướng về nội dung và chủ đề. Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền qua các kênh thông tin đã hợp tác (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí địa phương; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ). Đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền. Quan hệ báo chí tiếp tục được tăng cường thông qua việc tổ chức gặp mặt các cơ quan báo

77

chí trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới, chúc mừng ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí giải quyết tốt các vụ việc.

Nhưng bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa trên thực tế còn có nhiều trường hợp khách hàng đến giao dịch tiền gửi phải đợi chờ lâu, thời gian thực hiện giao dịch chưa thật sự hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do thời gian thực hiện giao dịch vẫn nằm trong giờ hành chính làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn vẫn chưa thật sự cạnh tranh so với các NHTMCP trên địa bàn, do đó chưa hấp dẫn được người gửi tiền do sự chênh lệch giữa lãi suất đầu ra với lãi suất đầu vào có xu hướng bị thu hẹp làm ảnh hưởng trực tiếp kết quả huy động vốn của ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa chỉ mới tập trung làm mạnh việc huy động vốn có kỳ hạn từ dân cư, chưa thường xuyên quan tâm và có giải pháp cụ thể nhằm tìm kiếm thu hút các khách hàng có nguồn vốn thanh toán. Công tác giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế, thái độ, lề lối làm việc, tác phong giao dịch của một số bộ phận cán bộ giao dịch chưa thật sự chuyển biến theo hướng chuyên nghiệp, thiếu nhiệt tình cởi mở tạo ra sự không hài lòng của khách hàng.

- Tính chủ động trong huy động

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa một bộ phận cán bộ, chưa tự giác, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu cập nhật các chế độ, quy chế quy trình nghiệp vụ và các kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành phục vụ cho công việc, nên năng lực công tác yếu, để xảy ra nhiều sai sót, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ý thức chấp hành quy chế, quy trình nhiệm vụ của một số cán bộ chưa nghiêm túc, chưa nhận thức sâu sắc về những rủi ro có thể xảy ra do thực hiện sai quy trình.

Hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa chưa có bộ phận quan hệ khách hàng phụ trách chính về lĩnh vực huy động vốn.Việc huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

78

thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa chủ yếu chỉ được thực hiện tại quầy giao dịch, tức là huy động vốn bị động hoặc huy động vốn qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch. Điều này khiến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa bỏ lỡ những cơ hội rất lớn trong việc tìm kiếm khách hàng. Trong lúc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cứ bị động ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với mình, các NHTMCP khác đã tranh thủ tìm cách gặp gỡ và đặt mối quan hệ với khách hàng trước rồi. Do vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể để khai thác và phát huy tính chủ động trong dịch vụ huy động vốn của cán bộ nhân viên.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan - Môi trườngkinh tế, xã hội:

Thanh Hóa là một trong những tỉnh nghèo của miền Trung, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây ra những hậu quả nặng nề cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn cũng như việc nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa. Tỉnh còn thiếu các chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam muốn huy động được nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế thì phải có chiến lược lãi suất, chính sách khách hàng phù hợp.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ mất vốn dẫn đến phá sản tác động xấu đến hoạt động tín dụng. NHNN đã có nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ, đặc biệt là quy định trần lãi suất huy động nội, ngoại tệ nhưng trong một thời gian dài không kiểm soát chặt việc chấp hành của các NHTM dẫn đến tình trạng vượt rào lãi suất bằng nhiều hình thức diễn ra phổ biến ở khối các NHTMCP, gây không ít khó khăn trong việc huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa.

79

- Sự gia tăng ngân hàng Thương mại trên địa bàn ngày càng nhiều:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều Ngân hàng, TCTD hoạt động có nguồn vốn nhà nước cũng như ngân hàng thương mại cổ phần tham gia hoạt động, không những thế, số lượng các NHTM tiếp tục xin cấp phép để có thể thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch cũng không ngừng gia tăng. Do vậy tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Nó diễn ra đồng thời trên 2 mặt: một mặt, cạnh tranh diễn ra các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp từ đó ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp cho hoạt động tài trợ của mình. Mặt khác, cạnh tranh diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.

- Cơ chế chính sách:

+ Còn phụ thuộc vào các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên thực tế một thời gian dài Agribank chưa thực sự quan tâm đến nguồn vốn trong các tầng lớp dân cư, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã thiếu đi một công cụ huy động vốn trung và dài hạn. Mặt khác, cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu nhu cầu tiền gửi của các thành phần kinh tế, thói quen cũng như tập quán trong tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư của nhân dân để từ đó cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, tiện lợi, phù hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

+ Mô hình tổ chức hoạt động còn thiếu năng động, thiếu linh hoạt, chậm đổi mới, nên còn hạn chế với cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

+ Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế huy động vốn ngoại tệ với lãi suất bằng 0% đã tác động khó khăn trực tiếp tới huy động vốn ngoại tệ.

+ Địa bàn hoạt động và đối tượng khách hàng phục vụ không thuận lợi. Địa bàn hoạt động chủ yếu gắn liền với Tam nông: Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn đây là khu vực kinh tế chậm phát triển nhất, trình độ dân sinh, dân trí hạn chế

80

hơn nhiều so với khu vực thành thị. Do đó việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ manh mún nhỏ lẻ, chi phí hoạt động cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua các phân tích đánh giá ở Chương 2 cho thấy: Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đã không ngừng cải tiến, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, năng lực cạnh tranh của Agribank ngày càng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm của Agribank cần phải được nghiên cứu hoàn thiện hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và các sản phẩm có sự khác biệt thực sự so với các sản phẩm truyền thống; Hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục. Bằng việc chỉ ra được các ưu điểm cũng như hạn chế, làm rõ nguyên nhân của hạn chế, Chương 2 là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác HĐV tại Agribank Chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian tới.

81

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w