Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

tỉnh Bạc Liêu

Từ kinh nghiệm của các chi nhánh NHCSXH về nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách có thể học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh B ạc L iêu nhằm nâng cao chất lượng t n dụng.

Thứ nhất, thường xuyên bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước,

chấp hành nghi ê m túc Nghị quyết của Tỉnh, chỉ đạo điều hành của NHCSXH Việt Nam để tổ chức thực hiện các chỉ ti êu kế hoạch tăng trưởng được Chính phủ giao.

Thứ hai, cho vay phải thông qua các tổ chức trung gian Hội, Đoàn thể

chính sách vay vốn tránh trường hợp vay vốn sai mục đích từ đó phương pháp cho vay phù hợp.

Thứ ba, về lãi suất cho vay, cần phải áp dụng lãi suất ưu đãi đối với hộ

nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng hông để thấp hơn lãi suất thị trường quá nhiều gây tính ỷ lại cho người vay mà nên để mức lãi suất ưu đãi bằng 80% mức lãi suất bình quân của thị trường là phù hợp.

Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng; từ kinh ng iệm các nước cho thấy quy

mô cấp tí n dụng chính sách ở Việt Nam chưa phù hợp, một số chương trình cho vay có mức vay thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của các hộ vay.

Thứ năm, về cơ sở hạ tầng, tài chính: Hiện nay cơ sở hạ tầng, tài chính

của NHCSXH từng ngày được bổ sung nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yê u cầu. Các cấp các ngành cần tập trung đầu tư, hỗ trợ thê m cho NHCSXH để đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, định hướng cho người dân cách sử dụng nguồn vốn, song

song với cho vay vốn là đào tạo nghề và lợi dụng những thế mạnh nhất định tại địa phương để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn vay.

Thứ bảy, tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của địa phương về cơ sở vật chất,

về vốn, tạo sự chủ động cho chi nhánh phát huy nội lực trong việc huy động nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc không trả lãi để cân đối nguồn vốn cho vay các chương trình vay vốn, tránh tư tưởng trông chờ hoàn toàn vào sự cân đối vốn từ Trung ương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về tín dụng NHCSXH, chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng của NHCSXH là y ê u cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH. L uận văn đã đưa ra một số chỉ ti êu để đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH.

Nội dung nghiên cứu chương 1 làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh B ạc L iêu được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu

Ngân hàng chính sách xã hội Bạc Liêu được thành lập ngày 30/9/2003 là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Đặt tại trụ sở chính tại Số 48, đường L ý Thường Kiệt, khóm 4, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Bạc L i êu đã ra đời góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với quy mô hoạt động chi nhánh Ngân hàng tỉnh huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội Bạc Liêu có vị trí là Ngân hàng quản lý.

Ngân hàng Chính Sách Xã hội Bạc Liêu là một trong 64 chi nhánh của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục ti êu chương trình, giải pháp Chính phủ đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Chính Sách Xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu có tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank For Social Policies - Bạc Liêu Branch

Trụ sở: Số 48, đường Lý Thường Kiệt, khóm 4, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn phường 3 thành phố Bạc Liêu thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt tại trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Một mặt chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ.

Tính đến thời điểm cuối năm 2019, doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh đã đạt 8.393,4 tỷ đồng (với 671.473 lượt khách hàng vay vốn). Ngân hàng thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nguồn vốn, từ khâu giải ngân, thu nợ, kiểm tra, giám sát... nê n các chương trình tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả cao. Trong đó, đối với chương trình cho vay hộ nghèo, trong 17 năm đơn vị đã cho trên 300.000 lượt hộ vay với số tiền hơn 3.900 tỷ đồng. Qua đó góp phần giúp 67.000 lượt hộ thoát nghèo theo quy định từng giai đoạn của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm từ 2,5 - 3%. Các chương trình khác như cho vay giải quyết việc làm đã tạo việc làm cho 60.000 lao động; chương trình tín dụng học sinh - sinh viên với doanh số cho vay 665 tỷ đồng đã giúp gần 19.000 lượt học sinh - sinh viên vay vốn; gần 2.000 lượt hộ được vay để xây dựng 17.738 công trình nước sạch và 16.224 công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn...

Để giúp người dân sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể của địa phương mở nhiều lớp tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách thức làm ăn. Kết quả là nhiều hộ vay đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn và thoát nghèo. Điều này được thể hiện qua việc nợ xấu của Ngân hàng CSXH tỉnh đến thời điểm này chỉ chiếm 4,36% tổng dư nợ, giảm 1,43% so với những năm đầu thành lập. Với những nỗ lực không ngừng nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm

nghèo, an sinh xã hội, Ngân hàng CSXH tỉnh đã nhận được sự tin yêu, đồng tình và giúp đỡ của người dân; kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức ngân hàng phục vụ người nghèo.

Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Chính Sách Xã hội Bạc L i ê u đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng được mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn l ên khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc LiêuHi nh 2.1: Sơ đồ tổ c h ức Ngân h àng c h ính sác h xã h ội tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w