1.3.1.1. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Không nổi trội nhiều về mảng vay thế chấp. Tuy nhiên, Ngân hàng thuơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vuợng (Vpbank) đang là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trên thị truờng vay tiêu dùng không thế chấp tài sản. Sở dĩ nhu vậy bởi chiến lược của VPbank là bao phủ thị trường với các gói vay đa dạng dành cho nhiều đối tượng, mang tính cho vay đại trà với các chi nhánh phủ sóng trên hầu khắp toàn quốc.
VPbank mang lại sự hài lòng cho khách hàng bởi việc linh động cho khách hàng, được chăm sóc trực tiếp bởi các tư vấn viên làm việc thị trường. Bên cạnh đó tạo điều kiện hết sức khi cắt giảm các giấy tờ không cần thiết, giúp quá trình làm hồ sơ của khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều. Bởi các thủ tục như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương,... khách hàng đều dễ dàng chuẩn bị được. Chiến lược về lãi suất khôn ngoan khi VPbank tung ra lãi suất ưu đãi cho các đối tượng cụ thể có rủi ro nợ xấu thấp như công chức, giáo viên. Chính sách trả gốc, lãi linh hoạt: Khách hàng có thể trả gốc, lãi ở bất kỳ nơi nào thông qua hình thức chuyển khoản.
Có thể thấy đây là một chính sách tín dụng rất hợp lý và linh hoạt, phù hợp với nhu cầu dân số trẻ Việt Nam của Vpbank, giúp chương trình vay tiêu dùng tại VPbank thu được sức hút lớn với khách hàng. Đồng thời việc VPBank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản Việt Nam (CMF) và đổi tên thành Công ty Tài chính ngân hàng VPBank (VPB FC - FE Credit), các hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện thông qua công ty này đã giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng được diễn ra trôi chảy hơn. Việc
thành lập công ty tài chính cũng là một xu thế của NHTM Việt Nam hiện nay sau khi Ngân hàng nhà nuớc ra dự thảo yêu cầu Ngân hàng thuơng mại có nhu cầu cấp tín dụng tiêu dùng cho những đối tuợng khách hàng phi chuẩn phải thành lập công ty tài chính vào cuối năm 2014.
Chính những đổi mới này đã giúp Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vuợng trở thành là ngân hàng đi tiên phong trong việc phát triển mạnh mảng tài chính tiêu dùng. Năm 2014 tổng du nợ của VPBank chỉ đạt gần 78.380 tỷ đồng, sang đến năm 2015, con số này tăng vọt lên 116.800 tỷ (tăng 49%) trong đó cho vay cá nhân đạt 62.235 tỷ, tăng 71% năm truớc và chiếm 53,3% tổng du nợ, vuợt qua tín dụng cho doanh nghiệp. Năm 2015 ngân hàng báo lãi truớc thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Sau thuế, ngân hàng lãi ròng gần 1.600 tỷ. Trong đó, gần hai phần ba đến từ Công ty Tài chính ngân hàng VPBank.
Chính sách tín dụng thông thoáng, linh hoạt đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Vpbank tuy nhiên cũng tất yếu kèm theo đó là nợ xấu. Ở VPBank, ngân hàng mẹ có tổng du nợ 96.596 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu 2,4% vào cuối năm 2015. Nhung khi hợp nhất thêm hơn 20 nghìn tỷ cho vay từ FE Credit, tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng lên 2,7%, tuơng đuơng với con số nợ xấu cho vay tiêu dùng khoảng 800 tỷ (tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng khoảng 4%).
1.3.1.2. Kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa đón ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài từ tháng 4/2007, đã có hàng loạt tổ chức tín dụng quốc tế công khai mở rộng tầm ảnh huởng lên thị truờng cho vay tiêu dùng, bán lẻ.
Ở nuớc ta hiện nay, HSBC, ANZ và Standard Chatered vẫn đang là những cái tên đáng chú ý nhất.
Hiện Ngân hàng Standard Chartered cho phép khách hàng đăng ký vay tiêu dùng trực tuyến và đảm bảo gửi kết quả xét duyệt hồ sơ trong vòng 24 giờ, giá trị khoản vay lên tới 500 triệu đồng.
HSBC khẳng định khách hàng không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh, thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Khoản vay lên đến 250 triệu VND, giải ngân nhanh trong vòng 48 giờ, thời hạn vay linh hoạt từ 12 đến 48 tháng.
Trong khi đó, Ngân hàng ANZ thu hút khách hàng bằng chương trình cho vay tiêu dùng cá nhân với khoản vay lên đến 500 triệu đồng, thủ tục cho vay được xét duyệt trong vòng 48 giờ, kỳ hạn vay linh hoạt lên đến 60 tháng. Thời gian giải ngân nhanh, không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh, dễ dàng tăng hạn mức vay tiêu dùng.
Điểm chung của cả ba ngân hàng này là hạn mức cho vay tiêu dùng lớn, điều
kiện vay dễ dàng và thủ tục nhanh chóng giúp khách hàng thoải mái nhất có thể.
Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã kiếm được nguồn lợi nhuận không nhỏ từ vô số các dịch vụ khác nhau, và tới giờ họ luôn hướng đến mục tiêu: bán lẻ. Hiện khối các ngân hàng nước ngoài đang chiếm khoảng 10% thị phần bán lẻ và tham vọng tăng thị phần trong lĩnh vực này.
Trong khi khối ngân hàng nước ngoài đang dồn dập tấn công khách hàng tiêu dùng thì nhiều ngân hàng trong nước lại tỏ ra e dè và hạn chế cho vay tiêu dùng với các điều kiện cho vay tiêu dùng khá chặt chẽ như phải có mức lương chuyển khoản từ 10 triệu đồng/tháng vào tài khoản trả lương tại ngân hàng. Các ngân hàng trong nước co hẹp mục đích vay vốn (vay mua hoặc sửa nhà, mua ô tô...), thì các ngân hàng ngoại lại đưa ra điều kiện rất mở. Điều kiện vay dễ, thủ tục nhanh gọn, mục đích vay đa dạng., khiến các ngân hàng nước ngoài ngày càng hút khách vay tại thị trường Việt Nam, dù lãi suất cho vay cao hơn so với khối ngân hàng trong nước.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây
Giờ đây, vay tiêu dùng không còn quá xa lạ với người dân, ngày càng nhiều
người có thể tiếp cận và vay với các công ty tài chính tiêu dùng. Nhưng cũng từ
đây xuất hiện nhiều hơn các truờng hợp nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, để nâng cao
hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro thì đó là điều không đơn giản chút nào Thị truờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển và đã có không ít ngân hàng tại Việt Nam thành công trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cho vay tiêu dùng của các ngân hàng tại Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng nhu sau:
Thứ nhất, Agribank chi nhánh Thạch Thất cần đua ra một chiến luợc mở rộng CVTD riêng có của mình, thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt; những định huớng, mục tiêu cần đạt đuợc và cách thức cần thực hiện nó nhu thế nào. Cần nâng cao chất luợng dịch vụ và tung ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu dân số trẻ. Bên cạnh đó, cần tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ổn định, hoạt động trong các lĩnh vực tiềm năng kinh tế trên địa bàn.
Thứ hai, để mở rộng CVTD một cách hiệu quả thì Agribank chi nhánh Thạch Thất cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm CVTD của Agribank và các ngân hàng đã thành công trong lĩnh vực này nhu Vpbank, ANZ, HSBC... Từ đó triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với địa bàn huyện Thạch Thất.
Thứ ba, Agribank chi nhánh Thạch Thất nên thông thoáng hơn trong việc đua ra các điều kiện cho vay đối với khách hàng cũng nhu giảm bớt một số giấy tờ không cần thiết trong CVTD để tránh phiền hà cho khách hàng, tạo điều kiện để ngày càng nhiều khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm CVTD của mình. “Thông thoáng” ở đây có nghĩa là phải đảm bảo quyền lợi của hai bên: khách hàng có nhu cầu vay thì đuợc đáp ứng còn ngân hàng phải đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả.
Thứ tư, việc tính toán lãi suất cho vay cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra được một cấu trúc lãi suất cạnh tranh nhất, nhưng vẫn đảm bảo mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Thứ năm, như đã biết CVTD mang lại lợi nhuận rất lớn nhưng rủi ro về nợ xấu có thể mang tới cũng rất cao. Đặc biệt là những khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản, Agribank chi nhánh Thạch Thất cần phải cẩn trọng trong các khoản vay này, phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu nhập của khách hàng và nắm được chuyện thay đổi công ăn việc làm hay chỗ ở của người đi vay để quản lý khoản vay một cách hiệu quả, tránh tình trạng bị xù nợ, hoặc nợ có nguy cơ mất vốn tăng cao.
Thứ sáu, Agribank chi nhánh Thạch Thất cần phải coi trọng việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có các kỹ năng về bán hàng, marketing để có thể đáp ứng được những nhu cầu của công việc cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1 giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về CVTD và mở rộng CVTD. Qua đó nắm được khái niệm, đặc điểm, hình thức cho vay tiêu dùng hiện nay cũng như nắm được các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng.
Những nghiên cứu cơ bản về CVTD và kinh nghiệm của các ngân hàng thành công trong cho vay tiêu dùng tại Việt Nam sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận và làm cơ sở trong việc đưa các giải pháp mở rộng CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây.
Tất cả những lý luận đưa ra tại Chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT HÀ TÂY
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT HÀ