Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ của

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 35)

1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ Ở NHTM

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ của

NHTM

1.2.3.1. Thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ

Nguồn thu nhập từ các hoạt động thu phí dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng là nguồn thu mà các ngân hàng đều đang hướng tới vì tính bền vững và ít rủi ro so với hoạt động thu từ lãi. Thu nhập từ hoạt động thẻ có thể kể đến các nguồn như thu phí phát hành, phí duy trì thẻ, phí thường niên, các phí khi KH thực hiện tại quầy như phí mở khoá thẻ, cấp lại mà PIN, phí khi khách hàng giao dịch tại

lệch giữa thu nhập từ dịch vụ thẻ và chi phí dịch vụ thẻ. Sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ là sự tăng thêm của lợi nhuận kinh doanh thẻ năm nay so với năm trước.

❖ Công thức tính mức gia tăng lợi nhuận thu được từ dịch vụ thẻ

Mức gia tăng của LNKD thẻ = LNKD thẻ năm (t+1) - LNKD thẻ năm t

Công thức trên cho thấy mức độ tăng lên của lợi nhuận kinh doanh thẻ năm sau so với năm trước.

❖ Công thức tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh thẻ

LNKD thẻ năm (t+1) - LNKD thẻ năm t

Tốc độ tăng trưởng = x 100

lợi nhuận kinh doanh thẻ (%) LNKD thẻ năm t

Công thức trên cho thấy lợi nhuận kinh doanh thẻ năm nay so với năm trước tăng lên bao nhiêu %.

1.2.3.2. Doanh số thanh toán thẻ

Doanh số thanh toán thẻ là tổng các giá trị các giao dịch được thanh toán bằng thẻ tại các ĐVCNT và lượng tiền mặt được cung ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số này càng cao, nguồn thu nhập từ các loại phí và lãi của ngân hàng cũng được nâng cao.

❖ Công thức tính mức gia tăng doanh số thanh toán thẻ

Sự gia tăng DSTT thẻ = DSTT thẻ năm (t+1) - DSTT thẻ năm t

Công thức trên cho thấy sự gia tăng doanh số thanh toán thẻ năm sau so với năm trước.

❖ Công thức tính tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ

DSTT thẻ năm (t+1) - DSTT thẻ năm t Tốc độ tăng trưởng = --- x 100 doanh số thanh toán thẻ (%) DSTT thẻ năm t

Công thức trên cho thấy doanh số thanh toán thẻ năm sau so với năm trước tăng lên bao nhiêu %.

1.2.3.3. Số lượng và mật độ máy ATM, POS

Dịch vụ thẻ hoàn thiện hay không phải kể đến hệ thống máy ATM, POS, vì thông qua trung gian này tạo nên các tiện ích của thẻ. Nếu mạng lưới chấp nhận thẻ ngày càng mở rộng, việc thanh toán thẻ trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn cho khách hàng sử dụng và cũng gia tăng được số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này. Do đó mở rộng dịch vụ thẻ không thể tách rời tiêu chí mở rộng mạng lưới ATM, POS và các điểm thanh toán thẻ.

1.2.3.4. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về mức độ phát triển và mở rộng thẻ của ngân hàng. Do đó, để khẳng định thương hiệu, NH cần có những hoat động đưa sản phẩm thẻ đến với nhiều khách hàng hơn nữa, tiếp cận sâu rộng đến các KH với ngành nghề, độ tuổi khác nhau. Sự tăng lên số KH dùng thẻ càng thể hiện mức độ phổ biến của ngân hàng và dịch vụ thẻ của NH. Mục tiêu của mọi ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới để mở rộng dịch vụ, thị phần mà còn giữ chân được các khách hàng hiện tại và tiềm năng.

❖ Công thức tính sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ

Sự gia tăng số lượng = Số lượng KH sử dụng thẻ năm (t+1) - KH sử dụng thẻ Số lượng KH sử dụng thẻ năm t

Công thức trên phản ảnh được sự tăng lên của số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm sau so với năm trước.

❖ Công thức tính tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng thẻ

SLKH năm (t+1) - SLKH năm t

Tốc độ tăng trưởng = --- x 100

SLKH sử dụng thẻ (%) SLKH năm t

Công thức trên cho thấy số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm sau so với năm trước tăng lên bao nhiêu %.

1.2.3.5. Số lượng thẻ phát hành

Số lượng thẻ gia tăng luỹ kế qua các năm là tiêu chí cần thiết để đánh giá sự phát triển của HĐKD thẻ. Số lượng thẻ phát hành ngày càng nhiều chứng tỏ KH

thực sự tin tưởng, ưu chuộng sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, cũng cần xem xét số lượng thẻ phát hành có phải là số lượng thẻ đang lưu hành hay không vì có những thẻ phát hành ra rồi nhưng không hoạt động. Đây là những thẻ phát sinh rất ít các giao dịch, số dư trên tài khoản thẻ chỉ đủ để duy trì thẻ thậm chí số dư âm. Thẻ không sử dụng gây lãng phí nguồn tài nguyên ngân hàng, tốn kém chi phí marketing, tốn phôi thẻ, chi phí quản lý thẻ. Bởi vậy, mục tiêu của ngân hàng ngoài việc gia tăng lượng thẻ phát hình thì phải làm sao để KH có thể tối đa hoá tiện ích thẻ, là lựa chọn duy nhất khi KH cần thanh toán.

❖ Công thức tính sự gia tăng số lượng thẻ phát hành

Sự gia tăng số lượng thẻ phát hành = SL thẻ PH năm (t+1) - SL thẻ PH năm t

Công thức trên phán ảnh sự gia tăng số lượng thẻ năm sau so với năm trước là bao nhiêu.

❖ Công thức tính mức tăng trưởng số lượng thẻ phát hành

SL thẻ PH năm (t+1) - SL thẻ PH năm t

Tốc độ tăng trưởng = --- x 100

SL thẻ PH (%) SL thẻ PH năm t

Tốc độ tăng trưởng cho thấy số lượng thẻ phát hành năm nay so với năm trước tăng bao nhiêu %.

1.2.3.6. Tiện ích dịch vụ thẻ

Mục tiêu của ngân hàng bên cạnh đáp ứng tốt nhất các mong muốn của KH còn là sự phát triển của dịch vụ thẻ. KH hiện nay đang ngày càng trở nên khó tính hơn. Bởi vậy các sản phẩm thẻ không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn phải đa dạng, nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp khác nhau. Ngoài việc rút tiền, thẻ còn có nhiều tiện ích khác đi kèm như để thanh toán hàng hoá, mua hàng trực tuyến, thanh toán hoá đơn điện, nước, vé máy bay ... Do đó, nếu các sản phẩm không ngừng đa dạng hoá các tiện ích thì sẽ thu hút thêm nhiều KH sử dụng thẻ và gia tăng thị phần thẻ.

1.2.3.7. Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng

Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng là số tiền chủ thẻ để lại trong tài khoản của mình để có thể thực hiện các hoạt động thanh toán. Ngân hàng có thể sử dụng số tiền này vào các HĐKD khi KH chưa thực hiện các giao dịch chi tiêu, thanh toán. Đây là nguồn vốn kinh doanh giá rẻ mà ngân hàng rất muốn có cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w