Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Láng Hoà Lạc

Một phần của tài liệu (Trang 43)

2.1.2.1. Mô hình tổ chức

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Láng Hoà Lạc

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I. Phân loại theo đối tượng

KH Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. KHDN 61 2 23,4% 64 7 20,8 % 68 4 19,5 % 2. KH Bán lẻ 1.56 2 59,8% 2.048 %65,9 2.455 %69,8

Thực hiện quyết định số 1289/2016/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 23/12/2016 của hội đồng quản trị về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng, tổ thuộc chi nhánh hỗn hợp”, từ 15/01/2017, đã thay đổi căn bản mô hình tổ chức của các phòng ban. Các phòng ban được sát nhập từ 7 phòng nghiệp vụ và 5 PGD thành 6 phòng nghiệp vụ và 5 PGD. Toàn bộ chi nhánh hiện được chia thành 11 phòng ban, tương ứng với các nghiệp vụ riêng của từng phòng. Chi nhánh đã từng bước củng cố bộ máy tổ chức từ ban giám đốc đến các phòng ban, thực hiện sắp xếp, luân chuyển nhân sự phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc.

Hiện nay đội ngũ cán bộ của chi nhánh gồm 91 người bao gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên làm việc trực tiếp. Đối với bộ phận kinh doanh thẻ gồm 2 người:1 giao dịch viên phục vụ chuyên trách hoạt động thẻ tại quầy giao dịch chi nhánh, 1 cán bộ quan hệ khách hàng bán lẻ phụ trách chung về quy trình, nghiệp vụ, tổng hơp, báo cáo số liệu về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. Ngoài ra còn có các cán bộ đầu mối phụ trách hoạt động thẻ tại các PGD trực thuộc Chi nhánh.

2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động

Ngân hàng Công thương Láng Hoà Lạc hiện có 5 PGD trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm:

- PGD Trung Chính: Văn Phòng 1, Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, phố Hoàng Đạo Thuý, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

- PGD Bình Phú: Khu công nghiệp Bình Phú, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội

- PGD Chương Mỹ: Tầng 1, tòa nhà hỗn hợp HH1 Lộc Ninh Singashine, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương mỹ, TP Hà Nội.

- PGD Vạn Phúc: Căn 14,15 dãy B1 - Khu nhà Phố Thương Mại 24H - Shophouse Vạn Phúc, đường Tố Hữu, Quận Hà Đông, Hà Nội

- PGD Yên Hoà: Tầng 1, toà nhà E1, Chung cư Chelsea Park, Khu đô thị Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.3. Kết quả 1 số hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank Láng Hoà Lạc

giai đoạn 2016-2018

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong HĐKD của ngân hàng, công tác huy động vốn đóng vai trò tiên quyết. Bởi khi có đủ nguồn vốn, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong các hoạt động cho vay cũng như đầu tư kinh doanh, qua đó thu lợi nhuận cho mình. Do đó các ngân hàng đều rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Vấn đề đặt ra cần huy động các nguồn vốn giá rẻ và đa dạng để đảm bảo cạnh tranh của NH.

Chính vì vậy mà Vietinbank Láng Hoà Lạc ngay sau khi thành lập đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn trong dân cư và các thành phần kinh tế trên địa bàn.Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Láng Hoà Lạc

4 % 9^ % 6^ % 2. Có kỳ hạn 2.11 8 81,1% 2.550 %82,0 2.929 %83,8 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 2 2.61 100% 3.109 100% 3.515 100%

nhánh qua các năm. Năm 2016 huy động vốn chỉ là 2.612 tỷ đồng thì đến năm 2017 huy động vốn đạt 3.109 tỷ đồng, tăng 497 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 19% so với năm 2016. Trong năm 2018 nguồn VHĐ tăng với tốc độ lớn đạt 3.515 tỷ đồng, tăng 406 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2017 với tỷ lệ tăng 13%. Nguồn VHĐ trong các

lệ lệ tiền lệ 1. Dư nợ VNĐ 2.60 8 84,9 % 3.153 84,8 % 3.40 5 84,1 %

năm đều tăng là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn hấp dẫn (ưu đãi lãi suất, quay số dự thưởng...) đặt ra vào thời điểm thích hợp. Tuy lượng tiền gửi về số tuyệt đối tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng VHĐ qua các năm có xu hướng giảm do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và TCTD trên địa bàn với những chính sách, lãi suất, huy động hợp lý để thu hút KH.

Theo đối tượng KH, VHĐ KHDN, KH Bán lẻ và KH khác đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng các nguồn vốn có sự thay đổi. Trong khi tỷ trọng nguồn vốn từ KHDN và KH khác (Định chế tài chính, Kho bạc.) có xu hướng giảm thì tỷ trọng nguồn vốn KH bán lẻ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 10% từ năm 2018 (chiếm 69,8% tỷ trọng) so với năm 2016 (chiếm 59,8% tỷ trọng). Điều này đúng với định hướng mà NHCT đề ra đó là tập trung phát triển các mảng dịch vụ và huy động bán lẻ.

Theo thời gian, VHĐ không kỳ hạn có sự tăng trưởng đều giai đoạn 2016- 2018. Năm 2016, huy động vốn không kỳ hạn là 494 tỷ đồng, năm 2017 tăng thêm 65 tỷ đồng đạt 559 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 13,2%. Trong năm 2018, tăng thêm 27 tỷ đồng (tương ứng 4,83%) đạt 586 tỷ đồng. Mặc dù vậy, trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng nguồn này lại giảm nhẹ từ 18,9% năm 2016 xuống còn 18% năm 2017 và còn 16,7% năm 2018. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (tài khoản thanh toán) là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn khi đến với ngân hàng lần đầu vì những tiện ích mà nó mang lại. Khi sử dụng dịch vụ này KH có thể phát hành thẻ, đăng ký biến động số dư SMS banking, dịch thanh toán trực tuyến và ngân hàng điện tử (Vietinbank Ipay, Vietinbank eFAST). Vietinbank Láng Hoà Lạc hiện nay cũng đã cũng đang tích cực giới thiệu KH mở tài khoản thanh toán nhưng do phí duy trì tài khoản, phí dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử còn cao nên nguồn huy động này đang giảm nhẹ.

VHĐ có kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2018. Nếu như năm 2016 huy động vốn có kỳ hạn chỉ đạt 2.118 tỷ đồng thì đã tăng thêm 432 tỷ đồng năm 2017 đạt 2.550 tỷ đồng. Trong năm 2018, nguồn vốn này đã tăng thêm 379 tỷ đồng đạt 3.515 tỷ đồng. Xét về số tương tương đối thì tỷ trọng nguồn vốn này là luôn cao gấp khoảng 4 lần nguồn VHĐ không kỳ hạn trong tổng nguồn VHĐ và tăng trưởng đều đặn, lần lượt chiếm 81,1%, 82%, 83,8% trong các năm 2016, 2017, 2018, trong đó năm 2017 tăng 20,4% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 14,9% so với năm 2017.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh việc huy động vốn, công tác cho vay cũng là một nhiệm vụ trọng tâm, góp phần điều tiết lượng vốn trong nền kinh tế, đảm bảo cân đối nguồn vốn trong ngân hàng.

Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, Vietinbank Láng Hoà Lạc đã sử dụng nó để phục vụ hiệu quả cho công tác tín dụng. Bên cạnh đó, chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN và ngân hàng Công thương về định hướng hoạt động tín dụng 2018-2020 trong đó tăng trưởng mạnh với khu vực kinh tế tư nhân là động lực, đặc biệt thúc đẩy phân khúc vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ; vận dụng linh hoạt Nghị quyết 42 và các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan, bộ, ngành trong quá trình xử lý nợ xấu ...

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Láng Hoà Lạc

8 % % 4 % 2. KHDN vừa và nhỏ 30

6" 10,0% 405 10,9% 9 46 %11,6

3. KHCN 44

9 14,6% 569 15,3% 4^ 64 %15,9

II. Phân loại theo kỳ hạn Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Dư nợ ngắn hạn 1.92 1 62,5% 2.346 63,1% 3 2.66 %65,8 2. Dư nợ trung dài hạn 1.15

2 37,5% 1.372 36,9% 4 1.38 %34,2

TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG 3.07

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu phí dịch vụ hoạt động cho vay 0,26 6

0,31

7 0,75

Thu phí dịch vụ hoạt động tiền gửi 0,84

7 1 1,66 8 2,95

Thu phí dịch vụ thẻ 2,53

3 6 3,25 8 4,32

Bảng 2.2 cho thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh liên tục tăng trưởng qua từng năm. Năm 2016, dư nợ cho vay là 3.073 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng thêm 645 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 20,0%, đạt 3.718 tỷ đồng, năm 2018 dư nợ tiếp tục tăng thêm 329 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8,8% đạt 4.047 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2018 giá trị tuyệt đối cho vay ngắn hạn tăng đều. Năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.921 tỷ đồng, năm 2017 đã lên tới 2.346 tỷ đồng tương ứng tăng 22,1%, năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn là 2.663 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 317 tỷ đồng (tương ứng 13,5%). Không những vậy, tỉ trọng trên tổng dư nợ vay cũng có xu hướng tăng chiếm 62,5%, 63,1%, 65,8% lần lượt các năm 2016, 2017, 2018. Nguyên nhân của sự biến động này là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lo sợ, e ngại không đầu tư nhiều vào các dự án lớn dài hạn. Mặt khác việc đầu tư kinh doanh nhỏ lẻ giúp cá nhân dễ sinh lời, tăng vòng quay vốn nên nhu cầu vay ngắn hạn vì thế cũng tăng lên.

Giai đoạn 2016-2018, dư nợ vay trung dài hạn cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch. Dư nợ cho vay từ 1.152 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,5% năm 2016 tăng mạnh lên 1.372 tỷ đồng năm 2017 với tỷ lệ tăng 19,1% tương ứng 220 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,9% trên tổng dư nợ và chỉ tăng nhẹ 12 tỷ đồng (tương ứng với 0,9%) năm 2018. Những biến động này là do nguyên nhân một số công ty lớn trên địa bàn đang có nhu cầu đầu tư vào các dự án trung, dài hạn. Tuy nhiên việc cho vay trung, dài hạn giảm tỷ trọng sẽ giúp chi nhánh giảm rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo đối tượng, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng số 1 phục vụ phân khúc KHDN, cho vay KHDN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016, dư nợ cho vay cá nhân đạt 449 tỷ đồng thì đến năm 2017 tăng 120 tỷ đồng với tỷ lệ 26,7% đạt 569 tỷ đồng. Năm 2018 dư nợ tiếp tục tăng 75 tỷ đồng với tỷ lệ 13,2% đạt 644 tỷ đồng. Điều này là phù hợp với định hướng thúc đẩy cho vay phân khúc vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ của Vietinbank.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Bảng 2.3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Vietinbank Láng Hoà Lạc

Thu phí bảo lãnh

8 1 2

Thu phí dịch vụ từ tài trợ thương mại 3,31

1 8 4,83 5 4,58

Thu phí dịch vụ kho quỹ và dịch vụ khác 0,17

6 7 0,46 1 0,54

TỔNG THU NHẬP PHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ___________________

dịch vụ, phát triển dịch vụ thẻ và ngân hàng điên tử. Từ bảng 2.3 ta thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là mảng thu dịch vụ ngoài lãi. Điều này có được do chi nhánh không ngừng cải thiện, nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ năng động, trẻ trung, lành nghề, luôn phục vụ tận tình, chu đáo với KH ....

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH DOANH

THẺ TẠI VIETINBANKLÁNGHOÀLẠC

2.2.1. Văn bản pháp lý về kinh doanh thẻ của ngân hàng

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán được sử dụng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về dịch vụ thanh toán phi

thẻ thẻ với

2016 thẻ 2017

tiền mặt. Chính bởi vậy, có nhiều văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thẻ được NHNN ban hành những năm qua như:

Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 về “Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng”

Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về “Thanh toán không dùng tiền mặt”

Thông tư số 35/2012/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2012 “Quy định về phí dịch vụ Thẻ ghi nợ nội địa”

Thông tư 26/2017/TT-NHNN và Thông tư 41/2018/TT-NHNN về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng”

Văn bản hợp nhất 06/VBNH-NHNN năm 2018 về hợp nhất thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

Bên cạnh đó, để làm cơ sở cho việc triển khai và phát triển HĐKD thẻ, thống nhất trong thực hiện các nghiệp vụ phát hành, quản lý hồ sơ, sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ tại máy ATM, POS trong hệ thống Vietinbank cũng như phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào HĐKD thẻ, NH Công Thương Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định, văn bản sau:

Quyết định số 3328/2017/QĐ-TGĐ-NHCT32 ngày 27/11/2017 về “việc ban hành quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”

Quy định số 32.09.I ban hành theo quyết định 997 ngày 21/7/2014 về phát hành và sử dụng thẻ hiện hành

Quy trình số 32.27.II ban hành theo Quyết định 3328 ngày 27/11/2017 về “nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong hệ thống NHTM cổ phần Công thương Việt Nam”

Phụ lục PL05-P2-CV3328 ngày 27/11/2017 về hướng dẫn phát hành quản lý thẻ

trên máy trạm ITC

2.2.2. Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ

2.2.2.1. Số lượng thẻ

Bảng 2.4. Ket quả thẻ tại Vietinbank Láng Hoà Lạc

quốc tế kích hoạt luỹ kế 920 1.307 387 2.796 1.489 3. Số lượng thẻ tín dụng

trọng nhất trong HĐKD thẻ tại Vietinbank Láng Hoà Lạc. Năm 2017 tăng 3.039 thẻ (tương đương 17,2%) so với năm 2016, năm 2018 tăng 1.567 thẻ (tương đương 7,6%) so với năm 2017. Số lượng thẻ tăng đều đặn do chi nhánh thực hiện phát hành rất nhiều thẻ cho công nhân tại các đơn vị chuyển lương quy mô lớn như Công ty TNHH LK Vina (1000-1200 thẻ/năm), Công ty TNHH Kenmec Việt Nam (800- 950 thẻ/năm) ... tập trung tại cụm công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội). Ngoài ra còn 1 số lượng lớn thẻ phát hành cho sinh viên tại trường Đại học Lâm Nghiệp (Xuân Mai). Sản phẩm thẻ ghi nợ được sử dụng phổ biến là Epartner C-Card cho đối tượng KH phổ thông, nhân viên tại đơn vị chi lương và Epartner S-Card cho đối tượng KH là các bạn học sinh, sinh viên trẻ trung, năng động. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, thực hiện giao dịch trên hệ thống ATM và POS không chỉ của Vietinbank mà còn của các NH thành viên liên minh Banknetvn và Smartlink, sản phẩm thẻ Epartner ngày càng được nhiều KH lựa chọn. Trong thời gian sắp tới, chi nhánh

tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ này vì tiềm năng khai thác của địa bàn vẫn rất lớn do tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, ...

Thẻ ghi nợ quốc tế

Sản phẩm thẻ này cũng có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt mức tăng của năm 2018 so với năm 2017 là 1489 thẻ (tương đương 113,9%). Mặc dù vậy, số lượng

thẻ phát hành và kích hoạt vẫn chưa đạt được kỳ vọng của ban lãnh đạo chi nhánh cũng như NHCT. Việc thúc đẩy sản phẩm thẻ này mới chỉ được chú trọng trong những năm gần đây mặc dù nguồn thu phí dịch vụ mang lại cho chi nhánh là rất lớn.

Một phần của tài liệu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w