thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn cho vay tiêu dùng của các NHTM trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng như sau:
Thứ nhất, công tác khách hàng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh tín dụng tiêu dùng nói riêng. Theo đó, Agribank Thanh Miếu Phú Thọ cần xây dựng kế hoạch và chiến lược tổng thể về khách hàng, bắt đầu từ khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn, từ đó tiếp thị khách hàng sử dụng các dịch vụ khác tại Chi nhánh, trong đó có dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Thứ hai, cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong đó có kinh doanh tín dụng tiêu dùng một cách bài bản, cụ thể trên cơ sở phân tích bối cảnh, điều kiện kinh doanh cụ thể để có sự chuyển hướng đúng đắn, phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Hàng năm, thực hiện phân tích, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân không đạt kế hoạch để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm mức độ hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước.
Thứ ba, cần thực hiện liên kết với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong hoạt động kinh doanh, từ đó vừa thu hút được khách hàng vừa điều chỉnh, vận dụng linh hoạt theo thẩm quyền trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như chuyển dich cơ cấu
cho vay theo bảo đảm tiền vay, mở rộng có lộ trình cho vay không có bảo dảm bằng tài sản đối với khách hàng đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên kết với Chi nhánh.
Thứ tư, mở rộng tín dụng nói chung, tiêu dùng tiêu dùng nói riêng cần gắn với kiểm soát rủi ro và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên trên cơ sở đào
tạo bồi dưỡng thường xuyên gắn với chế độ đãi ngộ, tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn, từ nắm bắt quy trình nghiệp vụ đến các kiến thức marketing, chăm sóc, tạo sự hài lòng của khách hàng.
Thứ năm, Agribank Thanh Miếu Phú Thọ cần chủ động đề xuất kiến nghị và tranh thủ sự hỗ trợ của Agribank Phú Thọ để tạo thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh trạnh với các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với những nội dung trình bày và phân tích trên đây, Chương 1 đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Trong phần đầu của Chương, luận văn đã trình bày tổng quan về cho vay tiêu dùng của NHTM từ khái niệm, đặc điểm đến các hình thức CVTD tại NHTM là những nội dung cần thiết trước khi nghiên cứu nội dung trọng tâm của Chương.
- Trọng tâm nghiên cứu của Chương là “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM” được tập trung trình bày và luận giải từ khái niệm đến tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo 03 nhóm: Nhóm nhân tố từ NHTM; Nhóm nhân tố từ khách hàng; Nhóm nhân tố từ môi trường;
- Luận văn đã sưu tầm và nghiên cứu kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của Agribank Hà Tây và Vietinbank Bắc Giang và rút ra 05 bài học có giá trị tham khảo, vận dụng đối với Agribank Thanh Miếu Phú Thọ.
Những lý luận trình bày, phân tích tại Chương 1 sẽ là cơ sở để nghiên cứu đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank Thanh Miếu Phú Thọ trong Chương 2 và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH MIẾU PHÚ THỌ
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ
Căn cứ quyết định số 216/NHNN ngày 19/05/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ “về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng liên xã”. Theo đề nghị của cán bộ phòng tổ chức Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã quyết định chuyển phòng giao dịch Thọ Sơn thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp liên xã Thọ Sơn.
Đến năm 2002 xét theo tờ trình số 235/NHNo-TCCB ngày 16/05/2002 giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ quyết định đổi tên chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp liên xã Thọ Sơn thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Miếu Phú Thọ (Agribank Thanh Miếu Phú Thọ).
Là một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, được thành lập từ năm 1997 đến nay qua hơn 22 năm hoạt động và phát triển Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích nhất định đóng và phát triển chung về kinh tế- xã hội cho tỉnh Phú Thọ. Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập trong tình hình kinh tế khó khăn Chi nhánh đã vượt qua nhiều thử thách khẳng định vị trí của mình trong hệ thống Agribank, Agribank Thanh Miếu Phú Thọ đã giữ vững nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tình hình tài chính ngày càng lành mạnh và phát triển, tổ chức hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng về quy mô
cũng như chất lượng đạt hiệu quả tốt.