Tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ

Một phần của tài liệu MỐI LIÊN hệ GIỮA sự QUAN tâm có điều KIỆN của mẹ với mức độ LO âu và TRẦM cảm của CON cái (Trang 31 - 33)

Tuy phần lớn các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào hệ quả của sự quan tâm có điều kiện, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tiền đề của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Chẳng hạn nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của ông bà và sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Kết quả này gợi ý rằng sự quan tâm có điều kiện có thể được truyền lại xuyên thế hệ. Cơ chế của quá trình này có thể dựa trên việc sự quan tâm có điều kiện của ông bà làm hình thành nên lòng tự trọng có điều kiện của mẹ và từ đó dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của mẹ đối với con cái. Nghiên cứu của Israeli-Halevi và c.s. (2015) cho thấy lòng tự trọng có điều kiện của mẹ có khả năng dự báo sự quan tâm có điều kiện của mẹ được đo lường từ cả góc nhìn của con và góc nhìn của mẹ. Nghiên cứu của Assor và c.s. (2004) cũng cho thấy có mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của ông bà và thái độ kiểm soát trong nuôi dạy con của mẹ. Như vậy, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể hình thành quan điểm nuôi dạy con có tính kiểm soát. Ngoài ra, một số tác giả cũng cho rằng sự quan tâm có điều kiện có thể được hình thành dựa trên cơ sở học tập qua quan sát hoặc do cha mẹ nhìn nhận xã hội theo hướng cạnh tranh và do đó muốn thúc đẩy con cái đạt được các thành tựu thông qua sự quan tâm có điều kiện (Assor và c.s., 2014).

Nghiên cứu của Moon (2017) đã tìm hiểu vai trò trung gian của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ trong mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát bản thân và tình

trạng kiệt sức trong học tập ở con cái. Theo đó, những học sinh có khả năng tự kiểm soát bản thân trong học tập thấp thì càng có nhiều trải nghiệm về sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và do đó cũng đẫn tới sự kiệt sức trong học tập. Như vậy, một trong những khả năng dẫn tới việc cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái là do con cái có những đặc điểm tâm lý hạn chế trong việc kiểm soát hành vi của bản thân. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khí chất của trẻ sơ sinh cũng có ảnh hưởng điều phối giữa ý định sử dụng sự quan tâm có điều kiện và việc sử dụng thật sự của cha mẹ. Một số kết quả trên đây gợi ý khả năng can thiệp nhằm hạn chế sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái. Chẳng hạn như thay đổi thái độ đối với việc nuôi dạy con, hạn chế lòng tự trọng có điều kiện của cha mẹ, hay tìm ra những cách ứng phó thích hợp với đặc điểm khí chất của con cái.

Mặc dù vậy, nhìn chung, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố về tâm lý xã hội ảnh hưởng tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa xã hội. Chẳng hạn, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con trai và con gái có thể khác biệt do định kiến về giới. Giữa cha mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng có thể có sức khác biệt trong việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy con cái đạt được các kỳ vọng. Áp lực của đời sống đô thị có thể khiến cho cha mẹ có nhiều kỳ vọng vào con cái hơn và do đó làm gia tăng khả năng cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện. Nghiên cứu cho thấy những cha mẹ nhìn nhận xã hội là có tính cạnh tranh cao thì càng có xu hướng sử dụng sự quan tâm có điều kiện đối với con cái (Assor và c.s., 2014). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một yếu tố có thể tác động đến sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn có thể có xu hướng nuôi dạy con theo phong cách dân chủ hơn thay vì kiểm soát hay độc đoán, và do đó ít có khả năng sử dụng sự quan tâm có điều kiện hơn. Ngoài ra, khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Những cha mẹ thế hệ trước đây có thể có tính áp đặt nhiều hơn so với những cha mẹ thế hệ gần đây và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái có thể là rào cản (Shapiro, 2004) để cha mẹ có thể nuôi dạy con theo hướng ủng hộ sự tự chủ trong đó đòi hỏi phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các cảm nhận của con thay vì áp đặt.

Các nghiên cứu trước đây về sự quan tâm có điều kiện đã cho thấy mặc dù sự quan tâm có điều kiện có thể thúc đẩy những hành vi mà cha mẹ kỳ vọng ở con cái

nhưng nó cũng gây ra những tác động không mong muốn đối với tâm lý của con cái. Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dẫn tới sự nội hóa các kỳ vọng của cha mẹ ở con cái, từ đó hình thành nên lòng tự trọng có điều kiện, và kéo theo sau là nỗ lực rập khuôn, cứng nhắc để duy trì những điều kiện có giá trị và tình trạng bấp bênh của lòng tự trọng cũng như cảm xúc khi đối mặt với thành công hay thất bại trong những nỗ lực duy trì đó. Hạn chế của các nghiên cứu trước đây đó là phần lớn nghiên cứu được thiết kế theo kiểu tương quan nên không thể khẳng định được mối quan hệ nhân quả; các nghiên cứu chủ yếu dựa vào kết quả đo lường thu được từ thang đo tự báo cáo của con cái do đó có thể chịu tác động của những biến số khác chẳng hạn như thành kiến hay trạng thái cảm xúc; phần lớn các nghiên cứu được tiến hành với mẫu khách thể phương Tây với nền văn hóa đề cao tính cá nhân, do đó đặt ra câu hỏi về khả năng thu được kết quả tương tự ở các nước phương Đông với nền văn hóa đề cao tính cộng đồng.

Một phần của tài liệu MỐI LIÊN hệ GIỮA sự QUAN tâm có điều KIỆN của mẹ với mức độ LO âu và TRẦM cảm của CON cái (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)