lo âu ở con cái
Như đã trình bày, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có liên hệ với nhiều hệ quả tiêu cực đối với cảm xúc, nhận thức, và hành vi của con cái. Theo lý thuyết Tự quyết (Ryan & Deci, 2017), khía cạnh kiểm soát tâm lý của sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái sẽ tạo ra sự xung đột giữa nhu cầu gắn kết và nhu cầu tự chủ của con cái. Do mong muốn được chấp nhận và yêu thương bởi cha mẹ, con cái sẽ buộc phải hi sinh nhu cầu tự chủ của bản thân. Khi bị kiểm soát bởi sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ, hành vi của con cái trong những lĩnh vực bị điều kiện hóa bởi tình yêu thương, chẳng hạn như học tập, thể thao, hay điều hòa cảm xúc, đều mang tính ép buộc, thiếu tự chủ, do đó dẫn tới sự cứng nhắc, rập khuôn, thiếu sáng tạo (Assor và c.s., 2014, 2004; Roth & Assor, 2010; Roth và c.s., 2009). Trong khi đó, nghiên cứu của Campbell-Sills và c.s. (2006), và Ehring và Quack (2010) cho thấy sự dồn nén các cảm xúc tiêu cực có mối liên hệ với những rối nhiễu khí sắc, điển hình là trầm cảm và lo âu. Bên cạnh đó, sự thiếu thỏa mãn các nhu cầu tâm lý đã được chỉ ra là có khả năng dự báo mức độ trầm cảm và lo âu (Quested và c.s., 2011; Wei, Shaffer, Young, & Zakalik, 2005).
Đồng tình với quan điểm của lý thuyết Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1959), lý thuyết này cũng cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ sẽ hình thành nên lòng tự trọng có điều kiện của con cái. Khi con cái học được rằng giá trị của bản thân mình phụ thuộc vào những điều kiện nhất định, hay nói cách khác là không chắc chắn, thì tất
yếu sẽ dẫn tới nỗ lực để duy trì những giá trị đó (Crocker & Wolfe, 2001). Những nỗ lực này có thể trở nên quá mức và được thể hiện ra thành tính cầu toàn (Curran, 2018; Curran và c.s., 2017). Khi những nỗ lực này thành công, cá nhân có thể có cảm nhận tích cực về bản thân hay thậm chí tự mãn (Assor & Tal, 2012), và do đó có lòng tự trọng cao, cùng với sự hài lòng với cuộc sống (Grundman, 2010). Tuy nhiên, khi những nỗ lực này gặp phải thất bại, cá nhân có thể cảm thấy hổ thẹn về bản thân (Assor & Tal, 2012), có cái nhìn tiêu cực về chính mình, và từ đó đánh mất động lực sống. Thực nghiệm của Wouters, Thomaes, Colpin, Luyckx, và Verschueren (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện làm gia tăng biên độ dao động của cảm xúc tích cực và tiêu cực khi cá nhân thành công hay thất bại. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng thấp cùng với sự dao động của lòng tự trọng có mối liên hệ với trầm cảm và lo âu (Bos và c.s., 2010; M. H. Kernis và c.s., 1993; Lakey và c.s., 2014; Sargent, Crocker, & Luhtanen, 2006; Sowislo & Orth, 2013; Wouters và c.s., 2013). Tính cầu toàn cũng được tìm thấy là một yếu tố nguy cơ đối với trầm cảm và lo âu (Flett, Besser, Davis, & Hewitt, 2003; Hewitt và c.s., 2002; Kawamura, Hunt, Frost, & DiBartolo, 2001; Nepon, Flett, Hewitt, & Molnar, 2011; O’Connor và c.s., 2010).
Ngoài ra, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ còn làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Assor và c.s., 2004; Roth và c.s., 2009; Saeed & Hanif, 2014). Sự quan tâm có điều kiện khiến cho con cái cảm thấy mình không được chấp nhận, không được ủng hộ, không được tin tưởng, không xứng đáng được yêu thương và qua đó hình thành thái độ oán giận đối với cha mẹ. Fromm (1956) mô tả đây là cảm nhận cay đắng khi phát hiện ra bản thân không hề được yêu thương mà đang bị sử dụng. Thậm chí còn ảnh hưởng tới toàn bộ những mối quan hệ quan trọng khác trong đời sống sau này khi con cái trưởng thành (Kanat-Maymon và c.s., 2016, tr 2). Những người có cha mẹ sử dụng sự quan tâm có điều kiện có xu hướng hình thành những mối quan hệ mà trong đó họ cũng bị quan tâm một cách có điều kiện bởi đồng sự. Trong những mối quan hệ này, họ thường cảm thấy những nhu cầu tâm lý cơ bản của mình không được thỏa mãn và do đó cảm thấy thiếu gắn bó an toàn với những mối quan hệ như vậy.
Thêm vào đó, theo lý thuyết Nhân vị Trọng tâm (Rogers, 1959), lòng tự trọng có điều kiện khi được hình thành có thể trở thành những chuẩn mực, giá trị, niềm tin đối với cá nhân. Cá nhân sẽ nhìn nhận và phản ứng với cuộc sống sao cho phù hợp với những gì đã được phóng nội từ sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ. Tuy nhiên, trên
thực tế, sinh thể cá nhân vẫn sẽ có những cảm nhận đối nghịch với những giá trị hay niềm tin này, và do đó đặt cá nhân vào tình trạng xung đột nội tâm giữa những giá trị kiên cố và những cảm nhận hay mong muốn thật của bản thân mình. Việc duy trì các cơ chế phòng vệ để chống lại những trải nghiệm mâu thuẫn với điều kiện có giá trị hay né tránh sự mâu thuẫn nội tâm tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài.
Như vậy, có thể thấy sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có khả năng là một trong những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm lý của con cái, mà cụ thể là làm tăng khả năng mắc phải các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến số này. Nghiên cứu của Wouters, Colpin, và c.s. (2018) cho thấy sự quan tâm có điều kiện có mối liên hệ với các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân biệt được ảnh hưởng của sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện. Trong khi đó, nghiên cứu trước đây cho thấy sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện có ảnh hưởng không tương đồng. Ngoải ra, nghiên cứu này cũng gặp một hạn chế nữa đó là đã đo lường sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ theo lĩnh vực và do đó có thể không thể phản ánh hết tác động của sự quan tâm có điều kiện.
Chương 2. Phương pháp 2.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên của một trường đại học tại Hà Nội. Tiêu chí để lựa chọn khách thể là trước năm 17 tuổi chưa từng có khoảng thời gian nào sống xa mẹ hơn một năm nhằm đảm bảo khách thể có sự tương tác với mẹ từ nhỏ cho đến năm 17 tuổi cũng như hạn chế tác động của những khoảng thời gian xa mẹ đến kết quả. Nghiên cứu lấy 17 tuổi để sàng lọc khách thể vì tại Việt Nam đây là thời điểm sinh viên bắt đầu việc học đại học và thông thường những sinh viên ở các tỉnh hay thành phố khác sẽ rời xa gia đình để tới sống tại thành phố của trường đại học. Ngoài ra, nghiên cứu tìm hiểu về sự quan tâm có điều kiện của mẹ một mặt do hạn chế về nguồn lực và mặt khác do ở Việt Nam, vai trò nuôi dưỡng và giáo dục con cái của người mẹ vẫn lớn hơn so với người cha (McHale và c.s., 2014; Mestechkina và c.s., 2014).
Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu Tần số Tần suất Dân tộc Kinh 389 93.50% Khác 27 6.50% Khu vực Thành thị 212 51.00% Nông thôn 204 49.00% Trình độ học vấn của mẹ
Không qua trường lớp đào tạo 5 1.20%
Chưa học hết tiểu học 13 3.10% Học hết tiểu học 23 5.50% Chưa học hết cấp 2 48 13.90% Học hết cấp 2 68 16.30% Chưa học hết cấp 3 23 5.50% Tốt nghiệp cấp 3 89 21.40% Bỏ dở Đại học/Cao đẳng 6 1.40%
Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng 108 26.00%
Đang học cao học 8 1.90%
Có bằng sau đại học 15 3.60%
2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 416 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20.36 với độ lệch chuẩn hóa là 1.30. Trong đó, nam chiếm 16.80% và nữ chiếm 83.20%. Độ tuổi trung bình của mẹ là 47.24 với độ lệch chuẩn hóa là 5.61. Bảng 1 trình bày một số đặc điểm nhân khẩu nhân khẩu của mẫu nghiên cứu.
2.3. Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về năm sinh, giới tính, dân tộc, khu vực sinh sống, năm sinh của mẹ, trình độ học vấn của mẹ, khoảng thời gian sống xa mẹ trước năm 17 tuổi, và các thang đo về sự quan tâm có điều kiện của mẹ, mức độ trầm cảm, và lo âu.
2.3.1. Thang đo Nhận thức của Con cái về Sự Quan tâm có Điều kiện của Mẹ
Nghiên cứu đo lường sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện của mẹ thông qua nhận thức của con cái bằng một thang đo tự xây dựng bao gồm 22 item (Phụ lục A). Tiểu thang quan tâm tích cực có điều kiện bao gồm 11 item, chẳng hạn “Tôi cảm thấy mẹ tình cảm với tôi hơn mỗi khi tôi làm mẹ hài lòng”. Tiểu thang quan tâm tiêu cực có điều kiện bao gồm 11 item, chẳng hạn: “Nhìn chung tôi cảm thấy mẹ dành cho tôi ít tình cảm hơn khi tôi không làm theo ý mẹ”. Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ chính xác của mỗi câu mô tả theo thang Likert 7 điểm với 1 là “Rất không chính xác” và 7 là “Rất chính xác”.
Do các item không có phân phối chuẩn đa biến theo kiểm định Doornik-Hansen (c2 (44) = 421.01, p =.000), để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố xác nhận với phương pháp ước lượng MLM và hiệu chỉnh sai số tiêu chuẩn Satorra-Bentler. Sự phù hợp của mô hình được đánh giá thông qua Satorra-Bentler Chi bình phương (SBc2). Ngoài ra, do SBc2 chịu tác động lớn bởi cỡ mẫu (Brown, 2015), nghiên cứu đánh giá thêm các chỉ số khác bao gồm RMSEA, SRMR, CFI, và TLI đã được tính toán theo hiệu chỉnh Satora-Bentler có tính đến ảnh hưởng của bộ dữ liệu không có phân phối chuẩn. Theo Hu và Bentler (1999), giá trị của RMSEA xấp xỉ .06 hoặc nhỏ hơn và giá trị của SRMR xấp xỉ hoặc nhỏ hơn .08 cho thấy mô hình phù hợp. Giá trị SBc2/df nhỏ hơn 5, giá trị CFI và TLI nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và đạt tối thiểu .90 thì mô hình được coi là tương đối phù hợp (Bentler, 1990).
Hình 1. Hệ số tải nhân tổ chuẩn hóa của các item thuộc thang đo Nhận thức Của Con cái Về Sự Quan tâm Có Điều Kiện Của Mẹ CPR 1 2 3 5 11 14 16 18 20 21 22 .53 .65 .62 .49 .78 .78 .79 .76 .73 .70 .60 4 6 7 8 9 10 12 13 15 17 19 CNR .64 .74 .74 .75 .81 .82 .74 .76 .81 .68 .78 .82
Kết quả phân tích cho các chỉ số về mức độ phù hợp phản ánh mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế với SBc2 (208, N = 416) = 517.60, p = .000, SBc2/df = 2.488, CFI = .928, TLI = .920, RMSEA = .060, SRMR = .048. Nói cách khác, thang đo đảm bảo độ hiệu lực cấu trúc với hai nhân tố là quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện. Bảng 2 trình bày kết quả phân tích hệ số tải nhân tố chuẩn hóa, sai số chuẩn hóa, và khoảng tin cậy của mỗi item trong hai nhân tố. Các hệ số tải nhân tố chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (p = 0.000) và nằm trong khoảng từ .49 đến .82. Như vậy, phần trăm biến thiên được giải thích của các item nằm trong khoảng 22% đến 64%. Hệ số Cronbach’s alpha của tiểu thang quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện lần lượt là .90 và .93 cho thấy hai tiểu thang đảm bảo độ nhất quán bên trong. Tổng điểm của các item trong mỗi tiểu thang phản ánh mức độ mà con cái nhận được sự quan tâm tích cực hay tiêu cực có điều kiện của mẹ. Tổng điểm càng cao thì mức độ quan tâm tích cực hay tiêu cực của mẹđối với con cái càng cao.
2.3.2. Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item
Để đo lường mức độ lo âu của con cái, nghiên cứu sử dụng Thang đo Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item (Generalized Anxiety Disorder 7 item) do Spitzer, Kroenke, Williams, và Löwe (2006) xây dựng (Phụ lục B). Thang đo bao gồm các item thể hiện triệu chứng của lo âu như“Lo lắng, lo âu, hay bồn chồn” hay “Cảm thấy lo sợ như thể điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra”. Khách thểđược yêu cầu đánh giá mức độ thường xuyên có các triệu chứng lo âu trong vòng 2 tuần trở lại đây theo thang Likert 4 điểm với 1 là
“Hoàn toàn không” và 4 là “Gần như mọi ngày”. Hệ số Cronbach’s alpha của Thang Rối loạn Lo âu Lan tỏa 7 item là .86 cho thấy thang đo có sự nhất quán giữa các item.
2.3.3. Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item
Đểđo lường mức độ trầm cảm của con cái, nghiên cứu sử dụng Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item (Patient Health Questionnaire 9 item) do Kroenke, Spitzer, & Williams (2001) xây dựng (Phụ lục C). Thang đo bao gồm các item mô tả triệu chứng của trầm cảm chẳng hạn như “Không hứng thú với việc gì” hay“Cảm thấy buồn bã, chán nản, hay vô vọng”. Khách thểđược yêu cầu đánh giá mức độ thường xuyên có các triệu chứng trầm cảm trong vòng 2 tuần vừa qua theo thang Likert 4 điểm với 1 là “Hoàn toàn không” và 4 là “Gần như mọi ngày”. Hệ số Cronbach’s alpha của Bảng Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 item là .85 cho thấy thang có sự nhất quán giữa các item.
2.4. Phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA/SE 14.0 và SPSS 23.0 để phân tích thống kê mô tả (tần số, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn hóa, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất) và phân tích thống kê suy luận (tương quan, hồi quy, độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố xác nhận).
Chương 3. Kết quả 3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Kết quả phân tích thống kê mô tảđược trình bày ở Bảng 3. Giá trị trung bình của quan tâm tích cực có điều kiện lớn hơn so với giá trị trung bình của quan tâm tiêu cực có điều kiện. Trầm cảm có giá trị trung bình lớn hơn so với lo âu.
Bảng 2
Thống kê mô tả cho các biến số nghiên cứu
Khoảng Biến số M SD a Có thể Thực tế Quan tâm tích cực có điều kiện 49.65 11.26 .90 11-77 12-73 Quan tâm tiêu cực có điều kiện 34.65 12.51 .93 11-77 11-77
Lo âu 13.76 4.39 .86 7-28 7-28
Trầm cảm 17.82 5.81 .85 9-36 9-36
Ghi chú. N = 416
3.2. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa nam và nữ
Do quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện không có phân phối chuẩn với cả hai nhóm nam và nữ, nghiên cứu tiến hành phân tích so sánh giá trị trung vị của hai biến số giữa hai nhóm nam và nữ theo kiểm định Mann-Whitney. Kết quả phân tích, được trình bày ở Bảng 4, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nam và nữ về mức độ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện từ mẹ.
Bảng 3
Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở nam và nữ
M Khoảng Median Skewness SEskewness Kurtorsis SEkurtorsis Quan tâm tích cực có điều kiện (U = 9720.50, p <.01)
Nam 53.26 29-72 53.00 -0.27 .28 0.02 .57 Nữ 48.92 12-73 51.00 -0.73 .13 0.31 .26
Quan tâm tiêu cực có điều kiện (U = 10131.00, p < .05)
Nam 37.69 17-77 38.00 0.87 .28 1.47 .56 Nữ 34.04 11-70 33.00 0.3 .13 -0.46 .26
Cụ thể, phân tích Mann-Whitney cho thấy mức độ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹở nam (Mdn = 53) cao hơn so với ở nữ (Mdn = 51), U = 9720.50,
p <.01. Tương tự, phân tích cũng cho thấy mức độ nhận được sự quan tâm tiêu cực có