Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA/SE 14.0 và SPSS 23.0 để phân tích thống kê mô tả (tần số, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn hóa, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất) và phân tích thống kê suy luận (tương quan, hồi quy, độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố xác nhận).
Chương 3. Kết quả 3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Kết quả phân tích thống kê mô tảđược trình bày ở Bảng 3. Giá trị trung bình của quan tâm tích cực có điều kiện lớn hơn so với giá trị trung bình của quan tâm tiêu cực có điều kiện. Trầm cảm có giá trị trung bình lớn hơn so với lo âu.
Bảng 2
Thống kê mô tả cho các biến số nghiên cứu
Khoảng Biến số M SD a Có thể Thực tế Quan tâm tích cực có điều kiện 49.65 11.26 .90 11-77 12-73 Quan tâm tiêu cực có điều kiện 34.65 12.51 .93 11-77 11-77
Lo âu 13.76 4.39 .86 7-28 7-28
Trầm cảm 17.82 5.81 .85 9-36 9-36
Ghi chú. N = 416
3.2. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa nam và nữ
Do quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện không có phân phối chuẩn với cả hai nhóm nam và nữ, nghiên cứu tiến hành phân tích so sánh giá trị trung vị của hai biến số giữa hai nhóm nam và nữ theo kiểm định Mann-Whitney. Kết quả phân tích, được trình bày ở Bảng 4, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nam và nữ về mức độ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện từ mẹ.
Bảng 3
Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở nam và nữ
M Khoảng Median Skewness SEskewness Kurtorsis SEkurtorsis Quan tâm tích cực có điều kiện (U = 9720.50, p <.01)
Nam 53.26 29-72 53.00 -0.27 .28 0.02 .57 Nữ 48.92 12-73 51.00 -0.73 .13 0.31 .26
Quan tâm tiêu cực có điều kiện (U = 10131.00, p < .05)
Nam 37.69 17-77 38.00 0.87 .28 1.47 .56 Nữ 34.04 11-70 33.00 0.3 .13 -0.46 .26
Cụ thể, phân tích Mann-Whitney cho thấy mức độ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹở nam (Mdn = 53) cao hơn so với ở nữ (Mdn = 51), U = 9720.50,
p <.01. Tương tự, phân tích cũng cho thấy mức độ nhận được sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹở nam (Mdn = 38) cũng cao hơn so với ở nữ(Mdn = 33), U = 10131.00,
p < .05. Nói cách khác, đành giá của con trai về mức độ của sự quan tâm có điều kiện của mẹ lớn hơn so với đánh giá của con gái.
3.3. So sánh sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa thành thị và nông thôn
Do quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện không có phân phối chuẩn với cả hai nhóm thành thị và nông thôn, nghiên cứu tiến hành phân tích so sánh giá trị trung vị của hai biến số giữa hai nhóm thành thị và nông thôn theo kiểm định Mann-Whitney. Kết quả phân tích, được trình bày ở Bảng 5, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm thành thị và nông thôn về mức độ nhận được sự quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện từ mẹ. Bảng 4
Thống kê mô tả cho quan tâm có điều kiện ở thành thị và nông thôn
M Khoảng Median Skewness SEskewness Kurtorsis SEkurtorsis Quan tâm tích cực có điều kiện (U = 21576.50, p = .97)
Thành thị 49.74 12-73 51.00 -0.80 .17 0.86 .33 Nông thôn 49.56 18-73 51.00 -0.63 .17 0.00 .34
Quan tâm tiêu cực có điều kiện (U = 21109.00, p = .67)
Thành thị 35.00 11-77 33.50 -.63 .17 0.00 .34 Nông thôn 34.29 11-67 34.00 0.29 .17 -0.23 .34
Ghi chú. N = 416. nNam = 70. nNữ= 346
3.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ
Để tìm hiểu mối liên hệ giữa sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện với trình độ học vấn của mẹ, nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan giữa các biến số. Kết quả cho thấy không có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của mẹ với sự quan tâm tích cực có điều kiện (r = -.01, p =.91) và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện(r = .03, p =.617)
3.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và khoảng cách tuổi
Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích tương quan giữa sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ với khoảng cách tuổi tác giữa mẹ
và con. Kết quả cho thấy không có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa khoảng cách tuổi giữa mẹ và con với sự quan tâm tích cực có điều kiện (r = .02, p =.76) và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện (r = .07, p =.14).
3.6. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái ở con cái
Kết quả phân tích tương quan, được trình bày ở bảng 6, cho thấy quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện có tương quan ở mức độ mạnh cả với lo âu và trầm cảm. Nói cách khác, sự quan tâm tích cực và tiêu cực có điều kiện của mẹđối với con cái càng cao thì mức độ trầm cảm và lo âu của con cái càng lớn.
Bảng 5
Tương quan giữa các biến số nghiên cứu
Biến số 1 2 3 4
1. Quan tâm tích cực có điều kiện -
2. Quan tâm tiêu cực có điều kiện .62** -
3. Lo âu .48** .47** -
4. Trầm cảm .40** .42** .68** -
Ghi chú.N = 416. **p < .01
3.7. Khả năng dự báo các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái theo sự quan tâm có điều kiện của mẹ tâm có điều kiện của mẹ
Bảng 7
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính dự báo lo âu và trầm cảm ở con cái theo quan tâm có điều kiện của mẹ
B SE b t F p R2 Adj.R2
Lo âu
Hằng số 4.375 .83 5.29 81.38 .000 .28 .28 Quan tâm tích cực CĐK 0.12 .02 .30 5.76
Quan tâm tiêu cực CĐK 0.10 .02 .23 5.44 Trầm cảm
Hằng số 7.505 1.35 6.53 53.91 .000 .21 .20 Quan tâm tích cực CĐK 0.12 .03 .23 4.12
Quan tâm tiêu cực CĐK 0.13 .03 .28 4.99
Nghiên cứu đã tiến hành hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Enter nhằm dự báo mức độ lo âu theo quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện (Bảng 7). Kết quả cho ra công thức hồi quy có ý nghĩa thống kê (F (2, 413) = 81.38,
p < .000) với R2 = .28 và R2 hiệu chỉnh = .28. Lo âu được dự báo bằng 4.375 + 0.12 (Quan tâm tích cực có điều kiện) + 0.10 (Quan tâm tiêu cực có điều kiện). Cả hai biến số quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹđều có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo 28% sự biến thiên của lo âu ở con cái.
Tương tự, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm dự báo trầm cảm theo quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện (Bảng 6). Kết quả cho thấy công thức hồi quy có ý nghĩa thống kê (F (2, 413) = 53.91, p < .000) với R2 = .21 và R2 hiệu chỉnh = 0.20. Trầm cảm được dự báo bằng 7.505 + 0.12 (Quan tâm tích cực có điều kiện) + 0.13 (Quan tâm tiêu cực có điều kiện). Cả quan tâm tích cực có điều kiện và quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹđều có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo 20% sự biến thiên của trầm cảm ở con cái.
Đáng chú ý, sự quan tâm tích cực có điều kiện có hệ số hồi quy lớn hơn so với sự quan tâm tiêu cực có điều kiện trong phép hồi quy dự báo mức độ lo âu. Trong khi đó, kết quả này là ngược lại trong phép hồi quy dự báo mức độ trầm cảm. Như vậy, sự quan tâm tích cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ lo âu trong khi sự quan tâm tiêu cực có điều kiện có khả năng dự báo lớn hơn đối với mức độ trầm cảm của con cái.
Chương 4. Thảo luận
Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹđối với con cái đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có mối liên hệ với những hệ quả tiêu cực về tâm lý như sự nội hóa mang tính phóng nội, cảm giác bị ép buộc phải thực hiện các hành vi mà cha mẹ mong muốn, lòng tự trọng thấp/có điều kiện, tính ái kỷ, tính cầu toàn thiếu thích ứng, sự dao động mạnh trong cảm xúc sau thất bại hoặc thành công. Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện có làm suy giảm chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng như các mối quan hệ xã hội khác của con cái. Những kết quả này gợi ý khả năng có một mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ và mức độ trầm cảm, lo âu ở con cái. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu các nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của giới tính, khu vực sinh sống, trình độ học vấn của cha mẹ, và khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái đối với sự quan tâm có điều kiệnc của cha mẹ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về sự quan tâm có điều kiện của mẹ và những biến số này ở nhóm khách thể là sinh viên Việt Nam với mong muốn tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai cũng nhưđưa ra các kiến nghị về cách nuôi dạy con của cha mẹ.
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã xây dựng được một công cụđo lường chung sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ từ góc nhìn của con cái và không cụ thể theo từng lĩnh vực, do đó có thể phản ánh được toàn bộ mức độ của sự quan tâm có điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. Phân tích nhân tố xác nhân và phân tích độ tin cậy cho thấy thang đo đảm bảo các tiêu chí này để có thể sử dụng trong nghiên cứu.
4.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ
Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ của sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ. Cụ thể, so với sinh viên nữ, các sinh viên nam cảm thấy nhận được nhiều sự quan tâm, cả tích cực lẫn tiêu cực, có điều kiện từ mẹ nhiều hơn. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng so với con trai, con gái thường có xu hướng đánh giá cách nuôi dạy con của cha mẹ là mang tính đáp ứng hơn, ủng hộ sự tự chủ hơn, ít kiểm soát tâm lý hơn, ít sự quan tâm có điều kiện hơn (Beyers & Goossens, 2008; Wouters, Colpin, và c.s., 2018). Bên cạnh đó, kết quả này cũng có thể xuất phát từ việc cha mẹở Việt Nam thường đặt nhiều kỳ vọng được coi là lớn lao (chẳng hạn như có sự nghiệp, công danh, làm rạng danh dòng họ) vào con trai hơn so với con gái (United Nations Children’s Fund, 2018). Áp lực từ những kỳ
vọng này có thể khiến cho cảm nhận của sinh viên nam về tính điều kiện trong tình cảm của cha mẹ lớn hơn so với sinh viên nữ. Mặt khác, do định kiến về giới, một số cha mẹ có thể không quá coi trọng việc thành công hay thất bại của con gái và do đó không đặt sự quan tâm của mình dựa trên khía cạnh này. Các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng câu hỏi mởđể tìm hiểu về sự khác biệt trong kỳ vọng mà cha mẹ dành cho con trai và con gái để lý giải về sự khác biệt trong sự quan tâm có điều kiện.
4.2. Sự khác biệt về mức độ quan tâm có điều kiện của mẹ giữa các khu vực
Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ với khu vực sinh sống, trình độ học vấn của mẹ, và khoảng cách tuổi giữa mẹ và con. Tuy nhiên, các kết quả phân tích cho thấy không có mối liên hệ giữa những biến số này với sự quan tâm có điều kiện của mẹ. Sự khác biệt vềđặc điểm kinh tế xã hội được thể hiện thông qua khu vực sống được kỳ vọng sẽ tác động đến sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Cơ sở của kỳ vọng này đó là cha mẹở khu vực thành thị thường phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh trong đời sống xã hội và do đó có thể sử dụng sự quan tâm có điều kiện của mình như là cách để thúc đẩy con cái vươn lên trong xã hội (Assor và c.s., 2014). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không ủng hộ cho giả thuyết này. Lý do có thể là bởi vì dù ở khu vực thành thị hay nông thôn thì cha mẹ vẫn luôn có những kỳ vọng nhất định đối với con cái (Hunt, 2005) và việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện để thúc đẩy con cái đạt được những kỳ vọng này là tất yếu do nhu cầu căn bản của con cái là nhận được sự chấp nhận và yêu thương của cha mẹ.
4.3. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ
Phân tích tương quan cũng không ủng hộ cho giả thuyết về mối liên hệ nghịch chiều giữa sự quan tâm có điều kiện và trình độ học vấn của mẹ. Các cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn được kỳ vọng là sẽ hướng tới việc giáo dục con cái theo hướng dân chủ hay ủng hộ sự tự chủ hơn. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về sự quan tâm có điều kiện của mẹ giữa các trình độ học vấn khác nhau. Kết quả này có thể xuất phát từ việc cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nhiều kỳ vọng hơn đối với con cái và do đó cũng sẽ sử dụng sự quan tâm có điều kiện như là một cách thức để xã hội hóa, truyền tải cho con cái những giá trị mà mình coi trọng.
4.4. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện và khoảng cách tuổi
Bên cạnh đó, cũng không có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và khoảng cách tuổi giữa mẹ và con. Điều này có thể gợi ý rằng
việc sử dụng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹđã không thay đổi qua các thế hệ cha mẹ. Cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để xác nhận lại kết quả này.
4.5. Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái cảm ở con cái
Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê ở mức độ tương đối mạnh giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ và mức độ lo âu và trầm cảm ở con cái. Như vậy, những sinh viên nào cảm nhận thấy sự quan tâm có điều kiện của mẹ càng cao thì càng có xu hướng mắc phải các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Phân tích hồi quy đa biến dự báo mức độ trầm cảm và lo âu của con cái theo sự quan tâm có điều kiện của mẹ cho thấy sự quan tâm tích cực có điều kiện và sự quan tâm tiêu cực có điều kiện đều có khả năng dự báo có ý nghĩa thống kê đối với mức độ trầm cảm và lo âu. Kết quả này phù hợp với lý thuyết Tự quyết và lý thuyết Nhân vị Trọng tâm cũng như các kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ về lâu dài sẽ dẫn tới những rối nhiễu về tinh thần, cụ thểở đây là trầm cảm và lo âu ở con cái (Rogers, 1959; Ryan & Deci, 2017).
Bên cạnh đó, phần trăm biến thiên được dự báo bởi sự quan tâm có điều kiện của các triệu chứng lo âu lớn hơn so với phần trăm biến thiên được dự báo của các triệu