2.2.3.1. Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu 2.2.3.2. Đánh giá thực trạng của những định vị hiện có trên thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp có thể thực hiện công việc này bằng cách lập bản đồ định vị - đó là một sơ đồ mô tả tất cả những tiêu chuẩn mà khách hàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm, thường đó là những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh với nhau.
2.2.3.3. Chọn hình ảnh và vị thế cho nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên bản đồ định vị
Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp và kết quả xác định vị trí sản phẩm hiện có, doanh nghiệp phải giai quyết hai vấn đề:
Doanh nghiệp sử dụng những công cụ nào để khắc họa hình ảnh của sản phẩm nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng? Bằng đặc tính sản phẩm hay biểu tượng?
Doanh nghiệp lựa chọn vị trí nào trên thị trường mục tiêu? Cạnh tranh trực tiếp hay chiếm lĩnh một vị trí mới trên thị trường?
2.2.3.4. Soạn thảo chương trình Marketing hỗn hợp để thực hiện chiến lược định vị đã chọn
Đây là các công cụ Marketing mà doanh nghiệp chủ động vào thị trường mục tiêu nhằm hình thành trong nhận thức của khách hàng về hình ảnh sản phẩm sắp đưa ra thị trường sao cho tương xứng với vị trí mà doanh nghiệp đã chọn ở trên. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phối hợp hài hòa các biến số trong 4 thành tố của Marketing hỗn hợp với nhau.
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CỦA BITI’S VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN SẢN PHẨM BITI’S HUNTER CỦA CÔNG TY