Bảng 2.2. Kế hoạch huy động vốn của BIDV Thanh Hóa

Một phần của tài liệu 0862 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 88)

dịch

vụ 8.79

10. 03

Tình hình tăng trưởng tài sản và nguồn vốn

Qua bảng 2.1 có thể thấy, tài sản và nguồn vốn của BIDV Thanh Hóa liên tục tăng trong 3 năm qua, từ mức 6.589 tỷ đồng năm 2017 lên tới 7.256 tỷ đồng năm 2019. Trong 3 năm qua thì tốc độ tăng truởng tài sản và nguồn vốn so với năm truớc của năm 2018 là 4,30%, đến 2019 tăng lên mức 5,59%.

Trong các thành phần của tài sản, khoản mục Cho vay khách hàng liên tục chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu huớng tăng trong 3 năm vừa qua, từ 70,31% năm 2017 đã lên tới 77,96% năm 2019. Khoản mục Tài sản Có khác năm 2017 chiếm tỷ trọng cao thứ 2 (12,84%), tuy nhiên liên tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng trong 3 năm qua, đến 2018 chỉ còn chiếm tỷ trọng thấp nhất (4,42) trong Tài sản của Chi nhánh. Tỷ trọng khoản mục Tiền mặt và khoản mục Tài sản cố định có sự lên xuống nhung nhìn chung tuơng đối ổn định trong giai đoạn 2017 - 2019.

Còn trong các thành phần của nguồn vốn, khoản mục Tiền gửi của khách hàng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2017 đạt 65,06%, năm 2018 tăng mạnh lên 72,83%, nhung đến năm 2019 lại giảm xuống chỉ còn 70,36%. Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong nguồn vốn là khoản mục Vốn và các quỹ. Khoản mục Vốn và các quỹ năm 2017 chiếm tỷ trọng 13,20%, tuy nhiên có xu huớng giảm nhẹ, đến năm 2019 chỉ còn 12,80%.

Huy động tiền gửi của khách hàng.

Tiền gửi của khách hàng năm 2017 là 4.287 tỷ đồng và liên tục tăng, đến 2019 đạt 5.105 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng có xu huớng giảm mạnh. Năm 2018, tiền gửi của khách hàng tăng 16,75% so với 2017, năm 2019 tốc độ tăng giảm mạnh xuống chỉ còn 2,00%.

Hoạt động tín dụng

Tuơng tự nhu hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng, khoản mục Cho vay khách hàng của BIDV Thanh Hóa cũng liên tục tăng trong giai đoạn

2017 - 2019, từ 4.633 tỷ đồng năm 2017 lên 5.657 tỷ đồng năm 2019. Tỷ trọng Cho vay khách hàng cũng tăng từ 70,31% năm 2017 lên 77,96% năm 2019. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng cũng có xu hướng tăng. Nếu như năm 2018 Cho vay khách hàng tăng 9,56% so với 2017 thì đến 2019 tốc độ này tăng lên đến 11,45%.

Kết quả kinh doanh

Lợi nhuận của BIDV Thanh Hóa tăng từ 118 tỷ đồng năm 2017 lên 141 tỷ đồng năm 2018, nhưng đến 2019 lại giảm xuống chỉ còn 138 tỷ. Trong cơ cấu lợi nhuận của BIDV Thanh Hóa thì chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ.

Nhìn chung, trong giai đoạn 3 năm từ 2017 tới 2019, hoạt động chủ yếu của BIDV Thanh Hóa vẫn là dịch vụ trung gian tài chính, quy mô của BIDV Thanh Hóa liên tục tăng trưởng, tuy nhiên, sự tăng trưởng lợi nhuận của đơn vị lại không ổn định.

2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2019 Tình hình kinh tế trong nước và thế giới

Năm 2017 tiếp tục chứng kiến đà hồi phục của kinh tế thế giới. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU có mức tăng trưởng kinh tế khả quan. Sản xuất trong nước được hưởng lợi từ các yếu tố tích cực như sự cải thiện rõ rệt của hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu cũng như niềm tin của người tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó kinh tế trong nước cũng phải đối diện những thách thức từ xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa chính trị,

chính sách thương mại của một số nước lớn. Ở trong nước, nền kinh tế cũng liên tiếp phải hứng chịu những tác động tiêu cực như sự sụt giảm của ngành khai khoáng, giá thịt lợn giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra. GDP trong nước năm 2017 ước tăng 6,81% so với năm 2016.

Năm 2018, kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động xấu tới hoạt động thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nền kinh tế trong nước cũng phải đối mặt với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. GDP trong nước năm 2018 ước tăng 7,31% so với 2017.

Năm 2019, kinh tế thế giới tiếp đà tăng trưởng chậm từ 2018. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang làm cho hệ thống thương mại toàn cầu ngày càng bất ổn, gây ảnh hưởng lớn tới những quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2018, nền kinh tế vĩ mô tuy ổn định nhưng vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng chậm lại; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa giữ được ổn định và có bước phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,08%, tuy không đạt kế hoạch (tăng 12%), nhưng là mức tăng trưởng khá cao trong điều kiện dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có sản phẩm thương mại, GDP bình quân đầu người đạt 1.705

USD, đạt 97,4% kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng huớng; sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển tuơng đối ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng truởng khá, giá trị sản xuất uớc đạt 70.833,4 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ có buớc phát triển nhanh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ uớc đạt 82.931 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng truởng khá, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.873,8 triệu USD (vượt 1,3% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ/ Kim ngạch nhập khẩu uớc đạt 1.142,4 triệu USD. Thu NSNN uớc đạt 13.144 tỷ đồng, đạt 97,3% dự toán và tuơng đuơng cùng kỳ; các hoạt động văn hoá - xã hội đuợc quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tiến bộ; quốc phòng, an ninh đuợc củng cố, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đuợc bảo đảm.

Năm 2018, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và một số dự án công nghiệp, xây dựng lớn đi vào hoạt động, có sản phẩm mới trong năm đã góp phần quan trọng đua tốc độ tăng truởng kinh tế của tỉnh đạt cao nhất từ truớc đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đuợc tỉnh ta còn gặp phải khó khăn, bất lợi nhu: một số dự án chậm tiến độ; thiên tai, bão lũ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, đuợc sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành Trung uơng, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh có buớc phát triển mạnh; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội đuợc bảo đảm; 25/26 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đuợc HĐND tỉnh quyết nghị hoàn thành và hoàn thành vuợt mục tiêu đề ra. Kinh tế tăng truởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng huớng. Tốc độ tăng truởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) uớc tăng 15,16%, vuợt kế hoạch (KH 15%); Thu ngân sách nhà nuớc uớc đạt 21.831 tỷ đồng, vuợt dự toán; tăng 62,7% so với cùng kỳ; Chi ngân sách nhà nuớc uớc đạt 30.562 tỷ

đồng, bằng 109% dự toán, cơ bản đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh; Huy động vốn đầu tu phát triển uớc đạt 103.500 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số dự án lớn, quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn; Khu đô thị mới phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa; Nhà máy bao bì Đại Dương; Nhà máy bao bì xi măng Long Sơn; Thủy điện Cẩm Thủy 1; Nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Yên Thái, Yên Định... Khởi công xây dựng một số dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II, Dự án số 1 - Khu đô thị mới Trung tâm TP. Thanh Hóa (VinGroup); Khu đô thị Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn; Nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Việt Avis...

Năm 2019, bên cạnh những thuận lợi gặp không ít khó khăn riêng như: Tiến độ 1 số dự án lớn chậm, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi sơn dừng để hoạt động bảo dưỡng, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chung của Tỉnh. Trong bối cảnh đó, được sự hỗ trợ của Trung ương và sự nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc Trong Tỉnh, trong việc thực hiện mục tiêu đề ra, Kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa có sự phát triển vượt bậc và toàn diện trên các lĩnh vực, có 25/27 chỉ tiêu được HĐND Tỉnh quyết nghị hoàn thành và hoàn thành vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 17,15%; Thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.155 tỷ đồng, vượt dự toán 2%; Chi ngân sách nhà nước ước đạt 34.802 tỷ đồng, bằng 115% dự toán năm, tăng 6.85% so cung kỳ, cơ bản đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh; Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 125.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số dự án lớn, quan trọng trên địa bàn tỉnh, như: Bênh viện Ung bướu, Bênh viện đa khoa quốc tế Hợp lực, nhà máy luyện cán thép Nghi sơn (giai đoạn 1), Các dự

án may mặc trên địa bàn Huyện Thọ Xuân, Quảng Xuơng, Khởi công 1 số dự án lớn quan trọng Đuờng từ Trung tâm thành phố nối với đuờng giao thông từ Cảng hàng Không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn....

2.2.2. Các văn bản, chính sách của NHNN liên quan đến hoạt động huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019

Các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nuớc ảnh huởng tới hoạt động huy động vốn của BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 gồm:

- Thông tu số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định về lãi suất đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Theo thông tu này, các ngân hàng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vuợt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn duới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến duới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, các ngân hàng tự xác định lãi suất của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị truờng.

- Quyết định 2173/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài theo quy định tại Thông tu số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. Theo Quyết định này, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ là 0,1%/năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn duới 6 tháng là 5,5%. Trong suốt giai đoạn 2017 - 2019, BIDV Thanh Hóa đã tuân thủ đúng quy định này của NHNN, đảm bảo lãi suất huy động không kỳ hạn luôn duới 0,1% và lãi suất huy động có kỳ hạn duới 6 tháng luôn duới 5,5%.

- Thông tu 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014, quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

Chỉ tiêu TH 2019 KH 2020 TT so với 2019 Kế hoạch chung của BIDV Thanh Hóa

Huy động vốn cuối kỳ (tỷ đông) 5,48

3 6,100 11.25%

Tỷ trọng HĐV dân cu 73.40

% 78%

_________ 6.04%

Kế hoạch riêng cho từng bộ phận, PGD (chỉ tiêu HĐV cuối kỳ)

Theo thông tư này, lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ.

- Quyết định 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT- NHNN ngày 17/3/2014. Theo Quyết định này, lãi suất tối đa tiền gửi USD áp dụng đối với cả tổ chức và cá nhân là 0%. Quy định này của NHNN nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam.

- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi liên quan và Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 thay thế Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Theo các thông tư này, các ngân hàng phải thường xuyên duy trì 07 tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, trong đó có tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, là 2 tỷ lệ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, trong đó có BIDV. Cụ thể, trong thời gian qua, NHNN đã từng bước điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, buộc các ngân hàng trong đó có BIDV phải điều chỉnh lãi suất giữa các kỳ hạn để tăng nguồn tiền gửi trung dài hạn, giảm nguồn tiền gửi ngắn hạn. Đối với tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, NHNN quy định tối đa là 90%, do vậy khi mở rộng tín dụng thì các ngân hàng trong đó có BIDV đồng thời cũng phải mở rộng huy động vốn để đảm bảo luôn duy trì tỷ lệ này, chính vì vậy BIDV hội sở chính điều hành hệ thống mạng lưới hoạt động để đáp ứng điều kiện này.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.3.1. Tổ chức hoạt động huy động vốn của BIDV Thanh Hóa

Xây dựng kế hoạch huy động vốn của BIDV Thanh Hóa

Căn cứ vào kết quả thực hiện công tác huy động vốn của BIDV Thanh Hóa trong năm hiện tại và định huớng kế hoạch của Hội sở chính, BIDV Thanh Hóa đã xác định các chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn trên cơ sở năm sau cao hơn năm truớc. Các chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn này đuợc xác định chung cho cả Chi nhánh và chi tiết cho từng bộ phận, PGD. Cụ thể, kế

Một phần của tài liệu 0862 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w