Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0871 hoạt động marketing tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 107)

Là ngân hàng của các ngân hàng, có tầm quan trọng đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy những chính sách và điều chỉnh hợp lý của ngân hàng nhà nước sẽ có tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp luật, đặc biệt chú ý tới tính đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động đúng theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà vẫn đảm bảo đúng định hướng XHCN.

+ Phải xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt và phù hợp từng thời kỳ. Mức lãi suất cơ bản mà NHNN đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc thị trường và quan hệ cung cầu về vốn, đồng thời lãi suất đề ra phải bù đắp được tác động của lạm phát.

+ Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống quốc tế thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn.

+ Tăng cường kiểm tra, rà soát các hoạt động của các ngân hàng thương mại, đảm bảo hoạt động của các ngân hàng thực hiện đúng luật, đồng thời tập trung các ý kiến góp ý, xây đựng các chế độ từ các ngân hàng thương mại để kiến nghị với nhà nước. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển thống nhất bền vững của cả hệ thống ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

- Đẩy mạnh và hoàn thiện công cuộc hiện đại hoá ngân hàng, xây dựng cơ sở phát lý cho việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, các vấn đề liên quan đế chứng từ điện tử, chữ kí điện tử thanh toán... nhằm định hướng cho hoạt động của chi nhánh và đảm bảo hoạt động đúng pháp luật.

- Cần phối hợp liên kết hoạt động với các ngân hàng thương mại khác trong nước tạo điều kiện hỗ trợ cùng phát triển, hoà nhập xu thế hội nhập.

- Cần có chính sách động lực để đẩy mạnh tiến trình phát huy nội lực.

- Cần có chính sách cụ thể mang tính định hướng cho việc phát triển các sản phẩm mới.

- Phát triển hơn nữa các dịch vụ trên Internet Banking và thẻ ATM để phục vụ khách hàng.

KẾT LUẬN

Với cơ chế thị trường ngày càng thông thoáng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong những năm tới ngày càng gay gắt, đặc biệt là môi trường cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Có giành được thắng lợi trong cạnh tranh thì mới tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu và ứng dụng chiến lược Marketing cần được ưu tiên, chú trọng. Nó giúp cho ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu của mình là an toàn, hiệu quả, nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

Trong năm vừa qua, hoạt động Marketing của SHB đã gặt hái được khá nhiều thành công: Công tác huy động vốn từ dân cư tăng trưởng mạnh, sản phẩm dịch vụ tương đối đa dạng phong phú... Đặc biệt năm 2012, SHB đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012”. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế bao gồm những nguyên nhân khách quan xuất phát từ môi trường kinh doanh cũng như xuất phát từ chính bản thân ngân hàng.

Luận văn được thực hiện là cách nhìn tổng quan về hoạt động Marketing tại SHB từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của SHB.

Do thời gian và trình độ có hạn nên mặc dù luận văn đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong được những góp ý chân thành từ phía thầy giáo, cô giáo để em có được những bài học sâu sắc hơn thông qua luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng đã giúp đỡ, dìu dắt em hoàn thành luận văn này. Đồng thời cảm ơn các thầy cô trong trường, các cán bộ trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trương Đình Chiến - chủ biên (2010), Quản trị Marketing,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. TS Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

3. GS.TS Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - chủ biên (2007), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thanh Huyền - chủ biên (2010), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo tài chính riêng lẻ SHB (2009, 2011, 2012), Hà Nội.

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và kế hoạch kinh doanh SHB năm

2011, Hà Nội.

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và kế hoạch kinh doanh SHB năm

2012, Hà Nội.

10. PGS.TS Nguyễn Xuân Quang (2005), Giáo trình Marketing thương mại, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

11.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật các tổ chức tín dụng

12. TS. Nguyễn Thượng Thái (2010), Giáo trình Marketing căn bản,

13. PGS.TS. Trương Quang Thông - chủ biên (2012), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

14. PGD.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội

15. TS. Trịnh Quốc Trung (2011), Marketing ngân hàng, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

16. Đồng Thị Hồng Vân (2009), Giáo trình Marketing, NXB Lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0871 hoạt động marketing tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w