- Tăng vốn chủ sở hữu cho BIDV
Những năm qua, vốn điều lệ cũng như vốn chủ sở hữu của BIDV không tăng, ảnh hưởng tới việc tăng trưởng quy mô của NH cũng như khả năng đáp ứng quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Khi vốn chủ sở hữu của NH không tăng thì NH cũng khó để tăng vốn huy động, vì nếu vốn huy động tăng cao sẽ làm mất cân đối tỷ trọng vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, đồng thời làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của NH. Do vậy, để BIDV nói chung
và BIDV Thanh Hóa nói riêng có thể tiếp tục tăng trưởng, phát triển mở rộng trong thời gian tới, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ BIDV tăng vốn chủ ở hữu, gồm: cho phép BIDV giữ lại lợi nhuận sau thuế để tăng vốn và tìm kiếm cổ đông chiến lược để tăng vốn chủ sở hữu cho BIDV.
- Cho phép BIDVgiữ lại lợi nhuận để tăng vốn
Những năm vừa qua, lợi nhuận sau thuế của BIDV đều được sử dụng để chia cổ tức bằng tiền mặt. Phần lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước sẽ được nộp vào Ngân sách Nhà nước. Do vậy, BIDV không còn lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu.
Trong số các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu cho BIDV gồm xin từ Ngân sách, phát hành thêm cổ phiếu và giữ lại lợi nhuận, thì biện pháp giữ lại lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu là dễ thực hiện hơn cả. Nếu được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, thì vốn chủ sở hữu của BIDV sẽ có thể tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, giúp BIDV nói chung và BIDV Thanh Hóa nói riêng mở rộng quy mô tài sản và nguồn vốn của mình, từ đó mới có cơ sở để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ.
- Tìm kiếm cổ đông chiến lược để tăng vốn chủ sở hữu
Đối với BIDV trong thời điểm hiện nay thì việc tìm kiếm cổ đông chiến lược để tăng vốn chủ sở hữu là lựa chọn tốt thứ 2 sau phương án giữ lại lợi
nhuận. Không những thế, việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến luợc còn có thể giúp BIDV huy động đuợc luợng vốn lớn để tăng vốn chủ sở hữu một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, sự tham gia góp vốn của cổ đông chiến luợc là các ngân hàng nuớc ngoài vào BIDV không chỉ có ý nghĩa về mặt tăng vốn, mà còn có ý nghĩa về mặt quản trị. Khi góp vốn vào BIDV, các NH nuớc ngoài cũng sẽ đem công nghệ quản lý hiện đại vào để chia sẻ, áp dụng cho BIDV, từ đó giúp nâng cao năng lực quản trị cũng nhu hiệu quả hoạt động cho BIDV nói chung cũng nhu BIDV Thanh Hóa nói riêng.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại các NHTMCP có mức
lãi suất huy động cao
Lãi suất huy động là chi phí mà NH phải trả cho nguời gửi tiền để huy động vốn. Và khi NH đem số tiền huy động đuợc đó để cho vay, thì lãi suất cho vay sẽ phải đủ để NH chi trả lãi suất huy động và các chi phí khác phát sinh cũng nhu lợi nhuận của NH. Do vậy, lẽ thông thuờng, NH nào huy động với lãi suất cao thì lãi suất cho vay cũng sẽ cao.
Trên cùng một thị truờng, trong khi BIDV Thanh Hóa huy động với mức lãi suất thấp thì một số NHTMCP khác lại có lãi suất huy động cao hơn rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí huy động vốn của BIDV Thanh Hóa, giảm hiệu quả hoạt động của BIDV Thanh Hóa.
Những vấn đề này có thể dẫn tới sự mất an toàn trong hoạt động của các NHTMCP có lãi suất huy động cao, và sau đó có thể ảnh huởng tới hoạt động của toàn hệ thống NH. Do vậy, NHNN cần có những biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát sự an toàn trong hoạt động của các NH đó.
Việc NHNN thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra, giám sát sự an toàn trong hoạt động của các NHTMCP có mức lãi suất huy động cao có thể sẽ giúp các NH này xem xét lại hoạt động của mình, điều chỉnh lại mức lãi suất huy động
hợp lý với lãi suất cho vay, từ đó giúp các NH có thể cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh những vẫn đảm bảo an toàn của từng NH cũng như của cả hệ thống.
- Sớm hoàn thiện các văn bản luật quy định về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.